Bước chuyển tích cực trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước


Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tài chính, ngân sách nhà nước luôn thể hiện rõ vai trò trung tâm, là công cụ để Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước đều có những bước chuyển tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Tài chính luôn chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước đạt hiệu quả, đáp ứng tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bước chuyển tích cực trong quản lý,  điều hành ngân sách nhà nước

Quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những nội dung cơ bản của chính sách tài khóa, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển. Nội dung chính của quản lý, điều hành NSNN là quản lý, điều hành cân đối thu – chi NSNN, vay nợ cho NSNN đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Nhìn lại 75 năm đấu tranh bảo vệ tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, công tác quản lý, điều hành NSNN nói riêng và việc điều hành chính sách tài khóa nói chung đã có những đóng góp quan trọng đối với những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngay khi ra đời, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Tài chính là phải có các giải pháp cấp bách nhằm đáp ứng nguồn lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc, đồng thời khôi phục sản xuất, công tác quản lý. Vì vậy, công tác điều hành ngân sách tập trung vào xây dựng một chế độ thuế mới thúc đẩy cải tạo công thương nghiệp, triệt để tiết kiệm chi tiêu về mọi mặt, ưu tiên nguồn thu ngân sách và kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp nguồn lực cho tiền tuyến thông qua Quỹ độc lập, Tuần lễ vàng, Hũ gạo nuôi quân...

Bước chuyển tích cực trong quản lý,  điều hành ngân sách nhà nước - Ảnh 1

Sau khi thống nhất đất nước, trong điều kiện kinh tế bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, cộng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã dẫn tới lạm phát trầm trọng, mất cân đối thu - chi kéo dài, đời sống nhân dân khó khăn, nền kinh tế đình đốn. Trong bối cảnh đó, cùng với chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới, công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước đặt trọng tâm vào xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách thuế thống nhất, tập trung giải phóng sức sản xuất, khuyến khích đầu tư kinh doanh; chấm dứt tình trạng đi vay hoặc phát hành tiền cho chi NSNN; từng bước xóa bỏ bù lỗ sản xuất kinh doanh, bù chênh lệch ngoại thương, bù giá hàng bán; đồng thời ưu tiên phát triển thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; phát triển hệ thống an sinh xã hội... Nhờ đó, quy mô NSNN ngày càng tăng; thu ngân sách từ chỗ không đáp ứng được chi thường xuyên, đã từng bước đảm bảo được chi thường xuyên và dành phần tích lũy ngày càng nhiều hơn cho đầu tư phát triển. Bội chi NSNN giảm mạnh (từ bình quân 7,7% GDP giai đoạn 1986-1990 xuống còn 4,3% GDP giai đoạn 1991-1995 và tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ cho tới trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008), được bù đắp bằng vay trong nước, vay nước ngoài; nguồn tài trợ  và hỗ trợ người dân có thu nhập bị giảm sâu và hỗ trợ nền kinh tế. Sau khi sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSNN năm 2019 chuyển sang, thực hiện các giải pháp tiết kiệm, cắt giảm các nhiệm vụ chi NSNN năm 2020 chưa thực sự cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách, thì bội chi NSNN dự kiến tăng đáng kể so với dự toán. Mặc dù vậy, tính chung cả giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN vẫn trong phạm vi kế hoạch đề ra.

Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, huy động và trả nợ công, nợ Chính phủ trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực, Bộ Tài chính đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nợ công theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính và dự toán NSNN, công tác quản lý nợ công trong những năm qua về cơ bản đã thực hiện tốt mục tiêu tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, tỷ lệ nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 54,7% GDP năm 2019, kết hợp các biện pháp cơ cấu lại nợ theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm lãi suất... từ đó nâng cao tính bền vững của NSNN, tạo thêm dư địa để có thể đối phó trước các tác động từ bên ngoài.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, điều hành NSNN vẫn còn những bất cập nhất định như: Thể chế về tài chính - ngân sách chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, các cân đối lớn về tài chính - ngân sách được cải thiện nhưng dư địa và sức chống chịu của nền tài chính quốc gia còn rất hạn chế trong khi tính bất ổn của môi trường khu vực, thế giới ngày càng gia tăng, độ mở nền kinh tế ngày càng cao; thu ngân sách chưa bền vững, chưa bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; ưu đãi thu còn nhiều, vừa giảm thu ngân sách, vừa cạnh tranh không bình đẳng, tăng chi phí thuế, các vấn đề như chuyển giá, trốn thuế… còn diễn biến phức tạp; chi ngân sách còn dàn trải, chồng chéo phạm vi nhà nước và thị trường; cơ cấu lại chi ngân sách chậm; giải ngân vốn đầu tư phát triển thấp hơn nhiều so với kế hoạch…

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Diễn biến tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và khu vực thời gian tới được dự báo còn hết sức phức tạp, khó lường. Sự cạnh tranh chiến lược và điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn khiến cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biển Đông gặp nhiều trở ngại, thách thức. Tác động của đại dịch Covid-19 tới tăng trưởng kinh tế thế giới là nghiêm trọng và có thể kéo dài, tạo ra những rủi ro bất ổn về chính trị - xã hội, cân đối tài chính - tiền tệ. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính nói riêng. 

Bước chuyển tích cực trong quản lý,  điều hành ngân sách nhà nước - Ảnh 2Các đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018 (ngày 18/6/2020)

Với vị trí, vai trò then chốt, huyết mạch trong một môi trường kinh tế năng động, cạnh tranh, nhưng rủi ro khó lường... việc củng cố và cải thiện hiệu quả, hiệu lực, tính bền vững của thu, chi NSNN, tăng cường sức chống chịu của nền tài chính quốc gia phù hợp với trình độ phát triển, mở cửa của nền kinh tế, hỗ trợ tối đa việc thực hiện các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu ưu tiên đặt ra trong thời gian tới, trong đó ngành Tài chính cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa trong bối cảnh mở cửa, hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, với rủi ro khó lường; cần đẩy mạnh quản lý tài chính – ngân sách trung hạn, quán triệt nguyên tắc chi trong khả năng nguồn lực, vay trong khả năng trả nợ, đảm bảo sự nhất quán giữa kế hoạch đầu tư công với kế hoạch nợ công, kế hoạch tài chính trung hạn.

Hai là, khẩn trương hoàn thiện chính sách thu NSNN theo định hướng Nghị quyết số 07-NQ/TW, ưu tiên hoàn thiện các sắc thuế theo hướng mở rộng cơ sở thu; rà soát, quy định các ưu đãi, miễn giảm thuế có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường tính minh bạch, chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở thu.

Ba là, tăng cường hiệu quả, hiệu lực chi tiêu công, gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội phù hợp với khả năng nguồn lực của nền kinh tế; chủ động điều chỉnh dự toán chi ngân sách theo các mục tiêu sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới đơn vị sự  nghiệp công lập quy định tại các Nghị quyết số 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII.

Bốn là, nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp ngân sách đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; khuyến khích tính chủ động sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời tăng cường vai trò điều tiết của ngân sách trung ương; xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngân sách phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của các đô thị trung tâm…

Năm là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách, đặc biệt là chế tài trong quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng...