Kho bạc Nhà nước với 10 nhóm giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2020

Nhật Tân

“Tăng cường phối hợp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hệ thống Kho bạc Nhà nước đặt ra trong những tháng cuối năm 2020.

Lũy kế vốn đầu tư giải ngân đến ngày 30/6/2020 thuộc kế hoạch năm 2020 là 155.938,15 tỷ đồng, đạt 33,1% kế hoạch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
Lũy kế vốn đầu tư giải ngân đến ngày 30/6/2020 thuộc kế hoạch năm 2020 là 155.938,15 tỷ đồng, đạt 33,1% kế hoạch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo tinh thần chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ “không bàn lùi, chỉ bàn tiến để đạt được mục tiêu đề ra” trong 6 tháng đầu năm 2020, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã đoàn kết, đồng lòng nghiêm túc chấp hành các chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc phòng, chống dịch Covid-19 và nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.

Tính đến hết ngay 30/6/2020, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) qua hệ thống KBNN đạt 668.674 tỷ đồng, bằng 44,22% so với dự toán. Công tác kiểm soát chi NSNN cũng được toàn hệ thống Kho bạc triển khai chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định.

Tính đến hêt ngay 30/6/2020, số thu NSNN qua hệ thống KBNN đạt 668.674 tỷ đồng, bằng 44,22% so với dự toán. Công tác kiểm soát chi NSNN cũng được toàn hệ thống triển khai chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định, tính đến hết ngày 30/6/2020, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát khoảng 455.896 tỷ đồng, bằng 40,8% dự toán…

Đến hết ngày 30/6/2020, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát khoảng 455.896 tỷ đồng, bằng 40,8% dự toán (bao gồm cả khoản chi hỗ trợ Covid-19 theo quyết định của cấp có thẩm quyền; không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng)…

Kết quả này đã góp phần quan trọng cùng ngành Tài chính thực hiện có hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mặc dù đã đạt những kết quả quan trọng nhưng bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, nhiệm vụ đặt ra cho hệ thống KBNN trong những tháng còn lại của năm 2020 là hết sức nặng nề.

Để phát huy những thành quả đã đạt được, KBNN đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong những tháng cuối năm 2020 như sau:

Một là, tập trung nguồn lực xây dựng, triển khai các đề án, chính sách và nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra. Trong đó, phấn đấu hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hai là, tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công. Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến cuối năm 2020 hoàn thành việc triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại tất cả các đơn vị có giao dịch với KBNN trên toàn quốc, gắn kết quả triển khai DVCTT với thi đua khen thưởng và hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Ba là, tổ chức điều hành ngân quỹ nhà nước chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn năm 2020 với mức lãi suất hợp lý, tiết kiệm chi phí vay cho NSNN và ổn định thị trường. Thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua hoán đổi trái phiếu chính phủ theo kế hoạch được duyệt. Xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án điều hành ngân quỹ nhà nước năm. Tăng cường gắn kết giữa quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách và quản lý nợ…

Bốn là, tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai một số giải pháp để tăng cường công tác thanh toán của hệ thống KBNN.

Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống công nghệ thông tin của KBNN theo hướng hình thành kho bạc điện tử và kho bạc số trên cơ sở định hướng phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030.

Sáu là, đảm bảo an ninh, an toàn tiền và tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý; tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong toàn hệ thống.

Bảy là, thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tám là, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao. Triển khai đúng tiến độ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành, giải ngân vốn kịp thời, đảm bảo thực hiện 100% danh mục kế hoạch và phấn đấu giải ngân đạt trên 95% dự toán được giao. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

Chín là, nâng cao chất lượng công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ và công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro; tăng cường sự phối hợp trong công tác phòng chống tham nhũng...

Mười là, tổ chức tốt các hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm ngành Tài chính, Hội nghị đại biểu điển hình tiên tiến hệ thống KBNN và Đại hội Đảng bộ cơ quan KBNN Trung ương, Đảng bộ KBNN các tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn hệ thống KBNN lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng các cấp.

Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 – Tháng 7/2020