Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng - Điểm sáng trong "Học tập và làm theo lời Bác"

Theo Cổng thông tin điện tử Hải Dương

Cục DTNN khu vực Hải Hưng là cơ quan hành chính Nhà nước, trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, có chức năng quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước trên địa bàn và được giao trực tiếp quản lý một số hàng hóa dự trữ theo quy định của Chính phủ. Là một đơn vị được tuyên dương trong phong trào "Học tập và làm theo lời Bác", phấn đầu đạt được nhiều thành tích thiết thực.

Với mục tiêu sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; bảo đảm quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết của Nhà nước như cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác.
         Cơ cấu tổ chức Cục DTNN khu vực Hải Hưng hiện tại gồm 5 phòng nghiệp vụ và có 8 Chi cục DTNN trực thuộc, với 31 điểm kho dự trữ phân bố trên địa bàn 22 huyện, lỵ thuộc khu vực hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
          Hơn 54 năm qua, cùng với sự ra đời và phát triển của ngành Dự trữ Nhà nước, Cục DTNN khu vực Hải Hưng đã không ngừng lớn mạnh về cả quy mô và chất lượng. Hằng năm đơn vị đã tổ chức, thực hiện nhập - xuất hàng vạn tấn lương thực dự trữ để bình ổn thị trưởng, viện trợ, cứu trợ và nhiều hàng hóa thiết bị, vật tư cứu hộ, cứu nạn khác. Theo ''Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” thì tổng mức dự trữ nhà nước hằng năm cần được bố trí tăng dần (dự kiến tổng mức DTNN đạt từ 1,5% GDP trở lên) để đảm bảo thực hiện chức năng quan trọng của ngành dự trữ. Do đó, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, trong những năm qua và các năm tiếp theo Cục DTNN khu vực Hải Hưng đã và đang tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Từng bước tiếp tục bổ sung, kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo quy mô phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường lực lượng dự trữ nhà nước, đồng thời, đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ nhà nước với quy mô, trang thiết bị hiện đại; từng bước đổi mới kỹ thuật và đưa các giải pháp công nghệ bảo quản mới vào công tác bảo quản, nâng cao chất lượng bảo quản hàng DTNN theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sẵn sàng đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao./.