Ngành thuế Hoà Bình thực hiện lời dạy của Bác: "Thu thuế phải thu được lòng dân"

Như Quỳnh (Phòng TTHT)

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa với sự đánh giá sâu sắc về bản chất của Thuế, của một Nhà nước mới còn non trẻ; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm cho ngành Tài chính khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế của người dân đóng góp cho công cuộc cách mạng và kiến thiết Nhà nước " Thu thuế phải thu được lòng dân".

Ngành thuế Hoà Bình thực hiện lời dạy của Bác: "Thu thuế phải thu được lòng dân"

Chỉ với một câu nói tuy giản dị, mộc mạc này mà lại rất sâu sắc, ẩn chứa nội hàn cả về mặt lý luận Nhà nước và Pháp luật, ẩn chứa cả về nghệ thuật trong quản lý thu thuế mà Bác đã gửi gắm nơi cơ quan thuế cần và phải thực hiện trong quá trình hành thu.

Trong những năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuê (NNT) thực hiện nghĩa vụ thuế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa quản lý thuế trên cơ sở kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2020 của Bộ Tài chính. Ngành thuế tỉnh Hòa Bình đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính. xât dựng và triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế và đạt được những thành quả đáng ghi nhận, nhằm " Thu thuế phải thu được lòng dân". cụ thể là:

-Triển khai, thực hiện tốt các chính sách pháp luật về thuế trên địa bàn như Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Thu nhập cá nhân... nhằm đảm bảo giữa các chủ thể có nghĩa vụ thuế, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu; thống nhất thuế suất, thống nhất về phương pháp tính, điều kiện ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế..., góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, ổn định nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

- Đổi mới phương pháp quản lý thuế theo hướng đề cao vai trò của NNT trong việc tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế được triển khai từ năm 2004, đã tường bước hoàn thiện và chính thức thực hiện từ ngày 01/7/2007.

- Triển khai cơ chế "một cửa" tại cơ quan thuế các cấp. Việc triển khai mô hình cơ chế "một cửa" tâp trung xuất phát từ nhu cầu thực tế của NNT trong giao tiếp với cơ quan thuế, nhằm tạo điều kiện tối đa cho NNT khi thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Hơn nữa, việc thực hiện mô hình "một cửa" cung cấp dịch vụ tập trung hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp, chuyên sâu của cơ quan thuế, cụ thể, đảm bảo sự chuyên nghiệp theo đúng các chức năng quản lý thuế; giảm đầu mối tiếp xúc trực tiếp giữa NNT và cán bộ công chức thuế. Đồng thời, thông qua cơ chế "một cửa", cơ quan thuế có được đầu mối theo dõi, đánh giá và đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính thuế ở các bộ phận chức năng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với NNT.

- Thực hiên tốt dịch vụ công trong quản lý thuế, đặc biệt là công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan thuế chuyên đổi phương pháp quản lý từ việc chủ yếu dùng quyền lực, sang phương pháp hỗ trợ, phục vụ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế, đây thực sự là một bước đột phá trong công tác quản lý thuế của ngành thuế. Việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuế cho NNT cũng được coi là một trong những nội dung cung cấp dịch vụ có chất lượng cho NNT; công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngày càng phát huy tốt vai trò hỗ trợ thông qua việc triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ như: Tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với NNT; mở nhiều chuyên mục tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; lập các kênh thông tin: website, điện thoại, hộp thư điện tử, đường dây nóng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế, tổ chức các hội nghị tôn vinh thành tích của các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ thuế hàng năm....Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được xem là một bộ phận, một tác nghiệp của công tác tư tưởng có vị trí hết sức quan trọng; với câu nói hết sức giản dị mà sâu sắc của Bác: " Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại".  chúng ta xem đây như là một phương châm thực hiện trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho NNT.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, trong đó tập trung chú ý cải cách thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, các thủ tục về hóa đơn, minh bạch các thủ tục về miễm thuế, giảm thuế, hoàn thuế....

- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức thuế, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn mới. Thực hiên tốt văn hóa ứng xử của công chức thuế nhằm hạn chế và loại bỏ các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho NNT, ngăn chặn các hành vi tham ô, lãng phí, thông đồng với người NNT để trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế gây thất thu cho NSNN.

Nhiều năm qua, thưc hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn với đội ngũ các bộ, công chức ngành Tài chính "Thu thuế phải thu được lòng dân". Toàn thể cán bộ, công chức ngành thuế Hòa Bình đã và đang tích cực thực hiện. Với tầm nhìn và sự hiểu biết sâu rộng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác quản lý thuế vân luôn là bài học vô cùng quý giá, thiết thực, cụ thể đối với mỗi cán bộ công chức ngành thuế. Để thực hiện lời dạy của Bác, Ngành thuế Hòa Bình đang tích cực triển khai Đề án Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế được giao./.