Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia bảo đảm an ninh, quốc phòng

TS. Phạm Phan Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Mặc dù mức tăng dự trữ quốc gia (DTQG) hằng năm cho an ninh, quốc phòng (AN, QP) đã được Nhà nước quan tâm, tuy nhiên so với mức tăng bình quân chung của toàn ngành còn thấp. Thời gian qua, việc bố trí chi từ DTQG cho AN, QP mới đáp ứng nhu cầu thay thế, nâng cấp các trang-thiết bị đã có và đầu tư mua sắm một số trang-thiết bị mới. Trong giai đoạn tới, cần bố trí tăng ngân sách Nhà nước (NSNN) để tập trung mua sắm các trang thiết bị có tính năng hiện đại nhằm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet


Xây dựng cơ chế và bảo đảm nguồn lực vững chắc

Xây dựng cơ chế, chính sách DTQG nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường nguồn lực bảo đảm AN, QP được xác định là nhân tố quan trọng trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Vì vậy, các chính sách đã hình thành một cách đồng bộ, tạo ra khung pháp lý, định hướng cho công tác quản lý DTQG, trong đó có lĩnh vực AN, QPnhư: Luật Dự trữ quốc gia; Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 13-8-2013 của Chính phủhướng dẫn chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia; Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 17-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG; Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020.

Cùng với việc xây dựng cơ chế chính sách, nguồn NSNN dành cho lĩnh vựcAN, QPđược tăng cường dần hằng năm. Trong giai đoạn 2010-2015, việc bố trí NSNN hằng năm để mua bù hàng DTQG về AN, QP đã xuất cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu thay thế, nâng cấp các trang thiết bị cũ đã lạc hậu và đầu tư mua sắm được một số trang thiết bị mới. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, lực lượng DTQG cho AN, QP đã được quan tâm, bố trí. Số hàng DTQG được dự trữ trong kho của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tăng lên đáng kể.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các mặt hàng AN, QP đã ổn định, đồng bộ nên công tác bảo quản hàng DTQG trong lĩnh vực AN, QP đã từng bước được hoàn thiện. Bên cạnh việc xác định danh mục hàng cần đưa vào DTQG, nhu cầu cần xuất cấp để sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ đặt ra; các quân chủng, binh chủng đã tăng cường mối quan hệ và gắn kết chặt chẽ với các địa phương để quy hoạch mạng lưới kho DTQG cho phù hợp.

Nhờ đó, việc quản lý hoạt động DTQG trong lĩnh vực AN, QP, bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tăng cường nguồn lực

Đến năm 2015, tổng mứcDTQG đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Trong giai đoạn tới, mức DTQG ngành AN, QP phấn đấu đạt hơn 35% tổng mức DTQG (mức hiện nay khoảng 25-30%); trong đó: Giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 35% tổng mức DTQG, giai đoạn 2020-2025 đạt khoảng 40% tổng mức DTQG”. Đây là một trong các mục tiêu Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020, ngành AN, QP.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý và tình hình thực hiện nhiệm vụ DTQG trong lĩnh vực AN, QP thời gian qua vẫn còn tồntại không ít những khó khăn như: Danh mục các mặt hàng DTQG của AN, QP tuy đã từng bước được rà soát và bố trí mua tăng các mặt hàng mới, hiện đại, nhưng danh mục vẫn còn nhỏ lẻ và dàn trải, nhiều mặt hàng đã lạc hậu, có tính năng kỹ thuật không còn phù hợp với yêu cầu thời kỳ mới. Các mặt hàng DTQG về AN, QP đa số phải nhập khẩu nên thời gian mua hàng kéo dài, nên tiến độ giải ngân chậm; mặt khác việc thanh toán thường bằng ngoại tệ, phụ thuộc vào tỷ giá, thường có biến động lớn gây khó khăn cho công tác DTQG. Do đó, trong thời gian tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về DTQG, các cơ chế chính sách đặc thù trong lĩnh vực DTQG ngành AN, QP.

Dựa trên cơ sở danh mục mặt hàng phục vụ AN, QP đã được quy định tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ, hằng năm, căn cứ vào tình hình AN, QPvà khả năngNSNN trong từng năm, từng giai đoạn để bố trí kế hoạch tăng DTQG theo hướng ưu tiên dự trữ các mặt hàng bảo đảm AN, QPvới mức bố trí tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành; bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Từ đó tăng cường lực lượng DTQG cho ngành AN, QP theo hướng tập trung vào mua sắm những mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại, có tính năng, kỹ thuật cao.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường vốn đầu tư xây dựng hệ thống kho DTQG ngành AN, QP với công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại, cơ giới hóa trong quá trình nhập, xuất, bảo quản nhằm kéo dài hơn thời hạn bảo quản hàng hóa. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo quản hàng hóa DTQG ngành AN, QP; xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất trong hệ thống DTQG, bảo đảm cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi hoạt động dự trữ.

Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia bảo đảm an ninh, quốc phòng - Ảnh 1