Báo cáo đánh giá các yếu tố tác động và dự báo giá một số hàng hóa năm 2013

Theo Cục Quản lý Giá

Các yếu tố tác động

Tháng 01/2013:

Trong tháng 1/2013, giá nhiều hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới dự báo giảm nhẹ do nhiều thị trường lớn trong giai đoạn nghỉ lễ; trong nước, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ thời gian Tết Dương lịch và trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ tăng; sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư trong dịp này cũng tăng do tiền thưởng Tết; lượng kiều hối chuyển về cũng tăng mạnh[17] lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và Việt Kiều về quê ăn Tết tăng … Tình hình đó làm cho quỹ tiêu dùng xã hội tăng, là nhân tố chính gây sức ép lên mặt bằng giá.

Tuy nhiên, thị trường tháng 01/2013 cũng có các yếu tố tác động góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá, như: cân đối cung – cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước tiếp tục được giữ vững; các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đang tích cực triển khai thực hiện công tác bình ổn giá trong dịp Tết Quý Tỵ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012; Công điện số 2164/CĐ-TTg ngày 21/12/2012 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Tỵ và mùa lễ hội xuân 2013, Thông báo số 386/TB-VPCP ngày 22/11/2012 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình chuẩn bị hàng hoá cho dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013; Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 2/11/2012 của Bộ Tài chính về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm 2013[18]...

Từ tình hình trên, dự báo giá thị trường tháng 01/2013 sẽ tăng nhẹ (nhất là Nhóm hàng Ăn và dịch vụ ăn uống, Nhóm đồ uống và thuốc lá; Nhà ở và vật liệu xây dựng, Giao thông, Văn hóa thể thao giải trí); tuy nhiên, sẽ không xảy ra tăng giá đột biến.

Năm  2013:

* Những nhân tố tác động từ kinh tế thế giới:

Kinh tế thế giới năm 2013 dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nợ công tăng cao và nhu cầu suy giảm đối với các hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu thiết yếu. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, việc thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ bị hạn chế khiến các quốc gia khó có khả năng đưa ra các gói kích thích kinh tế với quy mô lớn như trước đây mà chủ yếu phải dựa vào biện pháp giảm thuế và thực hiện chính sách tiền tệ nới nỏng, giảm hoặc giữ lãi suất cho vay ở mức thấp để thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, kinh tế toàn cầu năm 2013 vẫn được kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ so với năm 2012. Theo báo cáo về Triển vọng kinh tế thế giới của IMF (World Economic Outlook tháng 10/2012), kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,6% (2012 tăng trưởng 3,3%); Scotiabank (Global Forecast Update- tháng 10/2012) dự báo tăng trưởng 3,3% (2012 tăng trưởng 3,1%); Deutsche Bank (World Outlook 2013/2014-tháng 10/2012) dự báo  tăng trưởng 3,2% (2012 tăng trưởng 2,9%).

Những rủi ro về lạm phát trong năm 2013 cũng được dự báo giảm so với năm 2012. IMF dự báo tỷ lệ lạm phát tại các nước phát triển và đang phát triển năm 2013 ở mức lần lượt là 1,6% và 5,8% (năm 2012 lạm phát dự báo tương ứng là 1,9% và 6,1%). Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ lạm phát cao tuy mức lạm phát cũng được dự báo hạ trong năm 2013 (IMF dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 ở mức 6,2%).

* Những nhân tố tác động từ nội tại nền kinh tế

- Năm 2013, tuy được kế thừa những kết quả tích cực bước đầu từ việc kiềm chế lạm phát của năm 2012 nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó là những yếu kém, tồn tại chưa thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn như: quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ là bước đầu, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc, sức đề kháng của nền kinh tế trước những cú sốc lớn từ thị trường bên ngoài và các yếu tố thiên tai, dịch bệnh… chưa cao.

- Tác động (theo độ trễ) của lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, phục vụ mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường từ năm 2012 chuyển qua.

 - Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ quan trọng thiết yếu như điện, than bán cho điện, dịch vụ công.

Với những yếu tố phân tích nêu trên, dự báo năm 2013 áp lực về tăng chỉ số giá tiêu dùng là đáng kể. Việc giữ cho lạm phát ở mức độ ổn định sẽ là điều kiện cơ bản để nền kinh tế có cơ sở vững chắc để tăng trưởng bền vững. Do đó, để đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra là kiềm chế lạm phát (Nghị quyết số 31/2012/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 8%), ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013 và phát triển nhanh bền vững trong các năm tiếp theo đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ và linh hoạt của nhiều giải pháp, công cụ chính sách kinh tế trong đó có giải pháp quản lý, điều hành giá cả.    

Diễn biến giá một số mặt hàng chủ yếu

1. Lúa gạo:

a) Diễn biến:

- Thị trường thế giới:

Tháng 12/2012: Giá chào bán gạo xuất khẩu (giá FOB) của Thái Lan và Việt Nam ổn định và giảm so với tháng 11/2012. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá trong khoảng 550 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn; gạo 25% tấm giá khoảng 540 USD/tấn, ổn định. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 420-440 USD/tấn, giảm 20-25 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 375-380 USD/tấn, giảm 45-50 USD/tấn.

Năm 2012: Giá chào bán gạo xuất khẩu (giá FOB) của Thái Lan liên tục giảm trong 4 tháng đầu năm; tăng trong tháng 5, 6; từ tháng 7 đến nay giá gạo nhìn chung giảm. So với cùng kỳ năm 2011, mức giá chào bán gạo của Thái Lan loại 5% tấm giảm 20 USD/tấn, loại 25%, giảm 30 USD/tấn.

Giá gạo chào bán của Việt Nam liên tục giảm trong 7 tháng đầu năm 2012, từ tháng 8 đến tháng 10 giá gạo tăng, nửa cuối tháng 11 đến nay giá gạo tiếp tục giảm trở lại. So với cùng kỳ năm 2011, giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm giảm 45-90 USD/tấn, loại 25% tấm giảm 50-85 USD/tấn. Cụ thể:

ĐVT: USD/tấn

 

Tháng

Gạo 5% tấm

Gạo 25% tấm

Thái Lan

Việt Nam

Thái Lan

Việt Nam

Tháng 12/2011

580-595

490-570

555-570

450-530

Tháng 1/2012

520-540    

450-500

515

420-470

Tháng 2/2012

520      

430-485

520

405-455

Tháng 3/2012

530-550

405-430

500-520 

360-420

Tháng 4/2012

495-500

425-445

490

370-425

Tháng 5/2012

500-580

430-450 

490-510

400-425

Tháng 6/2012

590-600

410-425

560

360-390

Tháng 7/2012

570-590

405-415

545-560

365-380

Tháng 8/2012

570

415-435

545

375-405

Tháng 9/2012

585

450-465

540

415-435

Tháng 10/2012

555

445-460

 530

410-430

Tháng 11/2012

550-560

445-460

540

420-430

Tháng 12/2012

550

420-440

540

375-380

12 tháng đầu năm 2012

495-600

405-500

490-560

360-470

12 tháng đầu năm 2011

460-620

450-590

440-590

410-555

12  tháng năm 2012 so cùng kỳ năm 2011

Giảm 20

Giảm 45-90

Giảm 30

Giảm 50-85

- Thị trường trong nước:

+ Về tình hình sản xuất: Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,97 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng (trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha; năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha). Nhu cầu tiêu dùng nội địa khoảng 27,4 triệu tấn, cân đối cung cầu tiêu dùng trong nước, năm 2012 Việt Nam có 8-8,2 triệu tấn gạo giành cho xuất khẩu.

+ Về tình hình xuất khẩu: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, luỹ kế xuất khẩu từ ngày 01/01/2012 đến 20/12/2011 đạt 7,495 triệu tấn, trị giá FOB 3,345 tỷ USD, trị giá CIF 3,440 tỷ USD, giá FOB bình quân là 446,3 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2011, số lượng tăng 7,69%, trị giá FOB giảm 2,25%, giá bình quân giảm 45,3 USD/tấn. Số lượng tồn kho trong doanh nghiệp đến 20/12/2012 còn khoảng 0,905 triệu tấn.

+ Tình hình giá cả:

Tháng 12/2012:

Tại miền Bắc, giá thóc, gạo ổn định so với tháng 11/2012. Giá thóc tẻ thường dao động ở mức 6.000-8.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường dao động ở mức 8.000-12.500 đồng/kg.

Tại miền Nam, nguồn cung không tăng, nhưng nhu cầu đang ở mức thấp và chịu tác động từ thị trường xuất khẩu gạo tại các tỉnh ĐBSCL giá lúa, gạo giảm so với tháng 11/2012. Giá lúa dao động ở mức 5.150-6.150 đồng/kg, giảm 250-1.000 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 8.050-8.700 đồng/kg, giảm 550-700 đồng/kg; gạo 25% tấm giá khoảng 7.300-8.050 đồng/kg, giảm 500-850 đồng/kg.

Năm 2012:

Giá thóc gạo trong nước tại Miền Bắc giá thóc tẻ thường khoảng 6.000-9.000 đồng/kg, giá gạo 8.000-13.000 đồng/kg, ổn định so cuối năm 2011; so với cùng kỳ năm 2011 giá thóc, gạo miền Bắc tăng khoảng 500 đồng/kg.

Do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, giá thóc, gạo các tỉnh Nam bộ liên tục giảm so với cuối năm 2011 và cùng kỳ năm 2011. Giá thóc tẻ dao động khoảng 4.150-6.550 đồng/kg, giảm 500-1.800 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 5% khoảng 7.850 - 9.175 đồng/kg, giảm 1.575-1.650 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể:      

                                                                                           ĐVT: đồng/kg

 

Tháng

Miền Bắc

Miền Nam

Thóc tẻ thường

Gạo tẻ   thường

Thóc tẻ thường

Gạo thành phẩm 5% tấm

Tháng 12/2011

7.000-9.000

8.000-13.000

5.950-7.000

9.500-10.750

Tháng 1/2012

7.500-9.000 

9.000-13.000

5.450-6.350

8.650-9.150

Tháng 2/2012

7.500-9.000 

9.000-13.000

5.150-5.700 

8.250-8.725

Tháng 3/2012

7.500-9.000 

9.000-13.000

4.900-5.775 

8.100-8.650

Tháng 4/2012

7.500-9.000 

9.000-13.000

4.900-5.750

8.250-8.650

Tháng 5/2012

6.000-9.000 

8.000-13.000

5.300-5.900

8.425-8.775

Tháng 6/2012

6.000-9.000

8.000-13.000

4.150-5.700

 7.850-8.550

Tháng 7/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

4.750-5.550

8.100-8.350

Tháng 8/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

5.100-6.150

8.200-8.825

Tháng 9/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

5.600-6.500

8.850-9.175

Tháng 10/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

5.300-6.350

8.650-9.025

Tháng 11/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

5.650-6.400 

8.750-9.250

Tháng 12/2012

6.000-8.500

8.000-12.500

5.150-6.150 

8.050-8.700 

Năm 2012

6.000-9.000

8000-13.000

4.150 - 6.500

7.850 - 9.175

Năm 2011

7.000-9.000

8.000-13.000

5.950-7.000

9.500-10.750

Năm 2012 so với năm 2011

Ổn định

Ổn định

Giảm 500-1.800

Giảm 1.575-1.650

b) Nguyên nhân:

Trong tháng 12/2012, nguồn cung khá lớn trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo cho năm tới còn hạn chế đã tác động làm giảm giá gạo thế giới và giá thóc, gạo trong nước.

Giá chào bán gạo của Thái Lan và Việt Nam trong năm 2012 giảm so với tháng 12/2011 và cùng kỳ năm 2011 do nhu cầu gạo trên thế giới thấp, nguồn cung gạo khá dồi dào, giá gạo một số nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar thấp hơn Việt Nam và Thái Lan.

c) Dự báo:

- Tháng1/2013: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm do nguồn cung tăng và áp lực xả hàng tồn kho gạo tại Thái Lan và Ấn Độ. Trong nước, nhu cầu tiêu dùng cho các dịp lễ tết cuối năm có thể tác động làm giá gạo tăng nhẹ, đặc biệt là gạo chất lượng cao và gạo nếp. Giá lúa gạo tẻ thường ổn định hoặc giảm nhẹ.

- Năm 2013:

+ Thế giới: Theo dự báo của FAO, năm 2013, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo. Tuy nhiên có nhiều nước tham gia cạnh tranh cung cấp vào thị trường này như: Pakistan, Myanmar, Việt Nam. Các nước nhập khẩu gạo lớn như Philippines, Indonesia đang xem xét việc nhập khẩu gạo do có thể sản xuất đủ lương thực tiêu dùng trong nước. Nhu cầu không cao trong khi nguồn cung khá lớn tại các nước xuất khẩu (tồn kho của Thái Lan khoảng 12,1 triệu tấn, Ấn Độ 30,6 triệu tấn, Việt Nam khoảng gần 1 triệu tấn) có thể tác động làm giá gạo trên thị trường thế giới năm 2013 giảm.

+ Trong nước: Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2013 nguồn cung ước đạt 42,89 triệu tấn lúa. Nhu cầu tiêu dùng khoảng 27,65 triệu tấn lúa (gồm để giống, ăn, hao hụt, chăn nuôi). Cân đối cung cầu lượng gạo xuất khẩu khoảng 15,24 triệu tấn lúa, tương đương 7,6 triệu tấn gạo, chưa kể lượng gạo tồn kho của năm 2012 chuyển sang.

2. Thực phẩm tươi sống

a) Diễn biến và nguyên nhân:

Tháng 12/2012: Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng tăng nhẹ so với tháng 11/2012. Cụ thể:

 Thịt lợn hơi: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 44.000-48.000 đồng/kg, tăng 2.000-5.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 40.000-45.000 đồng/kg, tăng 4.000-6.000 đồng/kg.

Thịt lợn mông sấn: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 87.000-90.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 80.000-85.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Thịt bò thăn tăng 5.000 đồng/kg: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 195.000-220.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 190.000-220.000 đồng/kg.

Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch tăng 5.000 đồng/kg: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 120.000-130.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 110.000-130.000 đồng/kg.

Giá một số loại rau củ quả tăng so tháng 11/2012: Bắp cải 10.000-13.000 đồng/kg, tăng 1.000-2.000 đồng/kg; khoai tây 15.000-18.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cà chua 12.000-15.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg.

Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá chép, tôm, mực ống… tăng nhẹ so với tháng 11/2012: Cá chép 70.000-75.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; tôm sú 160.000-182.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; cá quả 100.000-120.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. 

Giá các loại thực phẩm tăng do thời điểm này các doanh nghiệp tăng cường thu mua để sản xuất phục vụ tết Nguyên Đán sắp tới.

Giá rau quả tăng do thời tiết rét, không thuận lợi cho sự phát triển của rau xanh, ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp gần tết.

Năm 2012:

- Về sản lượng chăn nuôi:

Chăn nuôi: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5194,2 nghìn con, giảm 4,5%, nguyên nhân chủ yếu do diện tích chăn thả bị thu hẹp, chăn nuôi hiệu quả thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô đàn. Riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa tại thời điểm trên của cả nước đạt 167 nghìn con, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2011. Đàn gia cầm có 308,5 triệu con, giảm 4,4% so với thời điểm 01/10/2011, trong đó đàn gà 223,7 triệu con, giảm 3,86%. Tính đến ngày 20/12/2012, cả nước không còn địa phương nào có dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chưa qua 21 ngày.

Sản lượng thịt hơi các loại năm 2012 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm trước (sản lượng thịt trâu tăng 0,8%; sản lượng thịt bò tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn tăng 2%; sản lượng thịt gia cầm tăng 4,8%).

Thuỷ sản: Sản lượng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 5732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011, trong đó cá đạt 4343,7 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 632,7 nghìn tấn, tăng 0,3%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 3110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn tấn, giảm 1%. Sản lượng cá tra năm 2012 cả nước ước tính đạt 1226 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2011.

Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011, trong đó khai thác biển đạt 2418 nghìn tấn, tăng 4,8%.

- Nhu cầu: Tổng sản lượng thịt xẻ cần tiêu dùng cho cả nước năm 2012 ước khoảng 3.113.600 tấn, tăng 4% so với năm 2011.

- Tình hình nhập khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2012, lượng thịt heo nhập khẩu ước đạt 3.106 tấn, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2011; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,12 triệu USD, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm 2011. Thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt vai, thịt đùi, ba rọi, chân giò đông lạnh....

Tổng lượng thịt gà nhập trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 67.015 tấn, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2011; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 66,1 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2011.

- Về giá cả:

Giá các loại thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm dần trong 12 tháng năm 2012 (trừ thịt bò thăn), do sức mua trên thị trường thấp, người tiêu dùng e ngại trước thông tin một số cơ sở sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn, thông tin gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, do giá thịt lợn hơi giảm trong khi chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng, nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng ảnh hưởng đến lượng cgun giảm cũng đã tác động làm mức giá bình quân năm 2012 của một số mặt hàng: thịt lợn mông sấn, thịt bò nhìn chung tăng so với năm 2011. Mức giá một số mặt hàng thực phẩm năm 2012 như sau:     

ĐVT: đồng/kg

Tháng

Thịt lợn hơi

Thịt lợn mông sấn

Thịt bò thăn

Gà ta làm sẵn có kiểm dịch

Miền Bắc

Miền Nam

Miền Bắc

Miền Nam

Miền Bắc

Miền Nam

Tháng 1

56-59

51-54

95-100

86-90

180-185

175-185

110-140

Tháng 2

53-56

48-52

95-100

85-90

180-200

185-200

110-140

Tháng 3

48-52

45-48

90-95

80-85

190-200

190-200

115-140

Tháng 4

48-50

43-45

85-90

80-82

185-200

180-200

110-130

Tháng 5

48-50

43-45

85-90

80-82

185-200

180-200

110-130

Tháng 6

46-50

42-43

85-90

80-82

185-210

190-210

110-130

Tháng 7

43-45

41-43

85-90

80-82

190-210

190-215

110-130

Tháng 8

43-45

41-43

85-90

80-82

195-210

195-215

115-130

Tháng 9

43-45

41-43

85-90

80-82

195-210

195-215

115-130

Tháng 10

42-43

40-41

85-90

80-82

195-210

195-215

110-125

Tháng 11

42-43

36-39

85-90

80-82

190-210

190-215

110-125

Tháng 12

43-45

38- 40

85-90

80-82

190-210

190-215

120-125

Năm 2012

42-59

36-54

85-100

80-90

180-210

175-215

110-140

Năm 2011

33-69

34-65

65-120

60-95

120-200

120-190

95-130

Bình quân năm 2012 so với năm 2011

Giảm 0,9%

Giảm 9%

ổn định

Tăng 36%

Tăng 21%

Tăng 25%

Tăng 11%

- Tình hình dịch bệnh (Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn)

+ Dịch cúm ra cầm: Trong năm 2012 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 316 xã, 126 huyện, quận thuộc 32 tỉnh thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 651.244 con gia cầm. Hiện nay cả nước không còn tỉnh nào có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

+ Dịch nở mồm, long móng: Trong năm dịch nở mồm long móng đã xuất hiện ở 59 xã, phường, thuộc 29 huyện của 12 tỉnh. Tổng số gia súc chết và tiêu huỷ là 12 trâu, bò và 1.222 lợn.

+ Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận dịch tai xanh xuất hiện tại 453 xã, phương, thị trấn của 95 huyện, quận thuộc 28 tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh là 90.688 con, tổng số chết là 14.065 con, tổng số tiêu huỷ là 51.761 con. Hiện nay, cả nước không còn tỉnh nào có dịch lợn tai xanh.

b) Dự báo:

- Tình hình sản xuất: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại thực hiện năm 2013, tăng 4,8% so với năm 2012, ước đạt 4.600.000 triệu tấn thịt các loại; trong đó, thịt lợn hơi ước đạt 3.270.000 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2012; thịt gia cầm 851.200 ngàn tấn, tăng 12%; thịt bò ước khoảng 320.700 ngàn tấn, tăng 6,3%; thịt trâu 93.500 ngàn tấn, tăng 2,1%.

- Nhu cầu trong nước: Tổng sản lượng thịt xẻ cần tiêu dùng cho cả nước năm 2013 khoảng 3.338.400 ngàn tấn, tăng khoảng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012.

- Về giá cả: Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống dịp tết nguyên đán năm 2013 dự kiến tăng 5-10%, tuy nhiên không có sự biến động lớn về giá do năm nay nguồn cung trong nước cơ bản được đáp úng đủ nhu cầu tiêu dùng.

3.  Đường:

a) Diễn biến:

- Thị trường thế giới:

 Tháng 12/2012: Nhu cầu mua vào thấp trong khi nguồn cung không ngừng tăng đã tác động làm giá đường thế giới tháng 12/2012 giảm so với tháng 11/2012, cụ thể: Tại New York, giá đường thô giao tháng 3/2013 khoảng 18,54 – 19,57 Uscent/Lb, giảm 0,0,7 – 0,3 Uscent/Lb; tại Luân Đôn giá đường trắng giao tháng 3/2013 khoảng 500,2 – 523,4 USD/tấn, giảm 6,4 – 6,5 USD/tấn.

Năm 2012: Giá đường thế giới giảm so với cùng kỳ năm 2011: Tại New York, giá đường thô khoảng 18,54 – 25,66 Uscent/Lb, giảm 1,93 – 6,8 Uscent/Lb; tại Luân Đôn giá đường trắng khoảng 500,2 – 670USD/tấn, giảm 81,2 – 117,4 USD/tấn. Cụ thể:

Thị trường

Tháng

Luân Đôn

đường trắng

(USD/tấn)

New York

đường thô

(Uscent/Lb)

Tháng 1

605 – 632,2

23,27 – 24,42

Tháng 2

622,8 – 656,9

23,48 – 24,67

Tháng3

625,5 – 670

23,66 – 25,66

Tháng 4

574,9 – 632,9

21,93 – 24,58

Tháng 5

559,8 – 576,7

20,4 – 20,81

Tháng 6

553,5 – 611,2

18,9 – 21,57

Tháng 7

578,9 – 611,2

21,98 – 23,92

Tháng 8

559,5 – 610,5

20,15 – 22,04

Tháng 9

551 – 575,7

18,87 – 20,03

Tháng 10

541 – 595

19,77 – 21,58

Tháng 11

506,6 – 523,9

18,84 – 19,64

Tháng 12

500,2 – 523,4

18,54 – 19,57

Năm 2012

500,2 – 670

18,54 – 25,66

Năm 2011

581,4 – 787,4

20,47 – 32,46

Năm 2012 so với năm 2011

81,2 – 117,4

1,93 – 6,8

- Thị trường trong nước:

Tháng 12/2012:

+ Vụ sản xuất 2012/2013: Đến ngày 18/12/2012, có 35/41 nhà máy đường vào vụ.

+ Sản lượng: Đến ngày 15/12/2012, ép đạt 3.481.000 tấn mía, sản xuất đạt 282.300 tấn đường. So cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 681.000 tấn, lượng đường sản xuất tăng 69.300 tấn.

+ Tiêu thụ: Từ ngày 15/11/2012 – 15/12/2012 các nhà máy đường bán ra 97.500 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 11.500 tấn.

+ Tồn kho tại các nhà máy đường đến ngày 15/12/2012 là 172.900 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 111.900 tấn.

Giá mía 10 CCS tại ruộng: ổn định so với tháng 111/2012, cụ thể miền Bắc từ 900.000 – 950.000 đồng/tấn; miền Trung – Tây Nguyên ở mức 928.000 đồng/tấn và Đông Nam Bộ ở mức 1.100.000 đồng/tấn.

+ Giá đường trắng Thái Lan nhập lậu ngày 17/12/2012: Tại Biên giới Tây Nam: 13.700 đồng/kg, Tp Hồ Chí Minh: 14.000 đồng/kg, tại Lao Bảo: 13.700 đồng/kg, tại Đông Hà: 14.000 – 14.200 đồng/kg.

+ Giá đường xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc ít, giá bán tại Lào Cai ngày 17/12: 15.000 đồng/kg.

+ Giá bán buôn đường RS và RE tháng 12/2012 giảm khoảng 500 – 1.000 đồng/kg so với tháng 11/2012, hiện giá bán buôn đường RS khoảng 14.100-15.100 đồng/kg, giá bán buôn đường RE khoảng 17.000-18.500 đồng/kg. Giá bán lẻ đường ổn định so với tháng 11/2012, hiện dao động trong khoảng 19.000-23.000 đồng/kg.

+ Tình hình nhập khẩu: Đến ngày 15/11/2012, thực hiện nhập khẩu đường theo HNTQ là 40.000 tấn (trong số 70.000 tấn HNTQ năm 2012), trong đó: Các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất 27.000 tấn, Công ty Cổ phần đường Biên Hoà 13.000 tấn.

Năm 2012:

+ Về sản xuất: vụ năm 2011-2012 có 39 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 129.000 TMN, tăng 17.700 TMN so với vụ trước. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản lượng đạt 1.306.240 tấn đường trong đó có 350.000 tấn đường tinh luyện. Nhu cầu tiêu thụ 1.211.500 tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 200.000 tấn.

+ Giá mía vụ 2011-2012: giá mía 10CCS tại ruộng phổ biến từ 950.000 đồng/tấn đến 1.050.000 đồng/tấn.

+ Về vùng nguyên liệu: Vụ 2011-2012, diện tích mía cả nước là 283.222 ha, tăng hơn vụ trước 11.822 ha. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 61,7 tấn/ha, sản lượng mía cả nước 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước 1,1 triệu tấn.

+ Giá bán buôn đường trong nước năm 2012 có xu hướng giảm so với đầu năm 2011, cụ thể: Giá bán buôn đường RS khoảng 14.100 – 19.500 đồng/kg, giảm 1.300 – 2.000 đồng/kg; giá bán buôn đường RE khoảng 17.000 – 19.800 đồng/kg, giảm 1.000 – 1.700 đồng/kg.

+ Giá bán lẻ đường trong 2 tháng đấu năm 2012 nhìn chung giá cao hơn so với các tháng còn lại trong năm do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán 2011. Các tháng tiếp theo, do ảnh hưởng nguồn cung đường trong nước và thế giới tăng cao đã tác động trực tiếp làm giảm giá đường, so với đầu năm 2012, từ tháng 3 đến tháng 8 giá đường giảm khoảng 1.000 đồng/kg – 2.000 đồng/kg, từ tháng 9 đến tháng 12 giá đường tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg, hiện dao động ở mức 19.000 - 23.000 đồng/kg. Cụ thể:

ĐVT: đồng/kg                                                                                                         

 

Giá bán buôn

đường RS

Giá bán buôn

đường RE

Giá bán lẻ đường

Tháng 1

17.900 - 19.500

18.500 – 19.800

22.000 - 25.000

Tháng 2

16.100 - 17.500

17.500 - 18.200

22.000 - 25.000

Tháng 3

15.850 - 16.800

17.400 - 18.000

20.000 - 24.000

Tháng 4

16.200 -17.400

17.200 - 17.900

20.000 - 24.000

Tháng 5

16.900 - 17.900

17.600 -18.300

20.000 - 24.000

Tháng 6

16.800 - 17.500

17.500 -18.500

20.000 - 24.000

Tháng 7

16.800 - 17.500

17.500 -18.500

20.000 - 24.000

Tháng 8

15.500 – 17.200

17.500 – 18.700

20.000 - 24.000

Tháng 9

15.100 – 16.200

17.200 – 18.700

20.000 - 23.000

Tháng 10

14.800 – 16.000

17.200 – 18.700

19.000 – 23.000

Tháng 11

14.600 - 16.100

17.500 - 18.500

19.000 - 23.000

Tháng 12

14.100 - 15.100

17.000 - 18.500

19.000 - 23.000

Năm 2012

14.100 – 19.500

17.000 – 19.800

19.000 – 25.000

Năm 2011

16.100 - 20.800

18.000 - 21.500

20.000 - 23.000

Năm 2012 so với năm 2011

Giảm 1.300 – 2.000

Giảm 1.000 – 1.700

 

b) Nguyên nhân:

- Thế giới: Nhu cầu tiêu dùng thấp, thị trường hàng hoá giảm mạnh do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu phục hồi chậm cũng như khủng hoảng nợ công tại Châu Âu; đồng thời triển vọng về nguồn cung toàn cầu lớn đặc biệt từ các nước xuất khẩu lớn như Braxin, Ấn Độ và Thái Lan là những nguyên nhân chính kéo giá đường thế giới năm 2012 giảm so năm 2011.

- Trong nước: Nguồn cung từ sản xuất trong nước dồi dào cộng thêm đường lậu vẫn vào đều qua biên giới và lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong khi đó sức tiêu thụ chậm là những nhân tố chính đẩy giá đường trong nước năm 2012 giảm so năm 2011.

c) Dự báo:

- Thế giới: Theo dự báo của Hiệp hội mía đường thế giới ISO, sản lượng đường toàn cầu dự báo thặng dư năm thứ 3 liên tiếp với mức thặng dư khoảng 5,9 triệu tấn. Mặt khác, Chính phủ Braxin - nước sản xuất đường số một thế giới dự báo nước này có thể sản xuất 37,66 tấn đường trong niên vụ 2012-2013 cao hơn 4,7% so với vụ 2011-2012. Trong khi đó nhu cầu về đường vẫn chưa cho thấy những tín hiệu tích cực từ phía các nhà đầu tư và các nước nhập khẩu. Dự báo giá đường thế giới tháng tới sẽ tiếp tục giảm.

- Trong nước:

+ Về sản xuất nguyên liệu: Vụ 2012-2013 diện tích mía trong cả nước dự kiến khoảng 300.000 ha, tăng so với vụ trước 16.788 ha. Năng suất bình quân 63 tấn/ha, sản lượng mía cả nước dự kiến được 18,9 triệu tấn.

+ Về sản xuất đường: Vụ 2012 – 2013 có 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế là 139.000 TMN. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn, sản lượng đường dự kiến đạt 1,5 – 1,6 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 450.000 tấn.

+ Cân đối cung cầu sản lượng đường sản xuất khoảng 1,5 – 1,6 triệu tấn đường. Nhu cầu tiêu thụ trong cả nước khoảng 1,4 triệu tấn, cung vượt cầu khoảng 200.000 – 300.000 tấn. Dự báo giá đươòng trong nước vụ 2012 – 2013 có xu hướng giảm.

+ Tháng 12 là tháng chính vụ, nguồn cung từ sản xuất dồi dào, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao. Đến cuối tháng 12/2012, hầu hết các nhà máy đường vào vụ. Sản lượng đường tháng 1/2013 có thể đạt trên 300.000 tấn trong khi đó  mặc du nhu cầu tiêu thụ đường trong tháng sẽ tăng lên để phục vụ Tết Nguyên đán nhưng sẽ không lớn, dự báo giá đường trong nước tháng 1/2012 ổn định hoặc giảm nhẹ.

4. Phân bón

 a) Diễn biến và nguyên nhân:

- Thị trường thế giới:

Tháng 12/2012: Giá phân Urê trên một số thị trường chính như Yuzhny, Baltic, Trung Đông đều có xu hướng tăng nhẹ so với tháng 11/2011. Cụ thể:                                                                                                                       ĐVT: USD/tấn

Thị trường

Tháng 12/2012

Tháng 11/2012

Tháng 12/2012 so với tháng 11/2012

Yuzhny (FOB)

369-385

363-385

Tăng 6

Baltic (FOB)

370-376

355-376

Tăng 15

Trung Đông (FOB)

385-390

382-388

Tăng 2-3

Năm 2012: Quý I và Quý II/2012, giá phân bón Urê có xu hướng tăng do nhu cầu cho vụ Đông Xuân tăng cao tại nhiều nước sản xuất nông nghiệp cùng với sự ảnh hưởng từ giá nguyên liệu đầu vào. Từ đầu Quý III giá phân bón có xu hướng giảm do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung dồi dào do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán hết lượng hàng ra thị trường. Sang đến tháng 12/2012, giá phân bón bắt đầu có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu trên thị trường thế giới có dấu hiệu tăng.

- Thị trường trong nước:

+ Tổng nhu cầu: Năm 2012, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhu cầu tiêu thụ trong nước là 8,8 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân Urê là 2 triệu tấn, Kali là 900 ngàn tấn, SA là 800 ngàn tấn, NPK là 3,5 triệu tấn, phân lân là 1,6 triệu tấn.

+ Tình hình nhập khẩu: Lượng phân bón nhập khẩu các loại năm 2012 ước đạt 3,894 triệu tấn với giá trị nhập khẩu 1,72 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và 3,2% về giá so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó khối lượng phân đạm URE nhập khẩu ước đạt 532 ngàn tấn, giảm 53,2% về lượng so với cùng kỳ, phân NPK nhập ước đạt 322 ngàn tấn, tăng 3,4% về khối lượng so với cùng kỳ.

+ Tình hình sản xuất: Phân Urê là 1,630 triệu tấn; phân NPK là 3,5 triệu tấn; Lân là 1,7 triệu tấn; DAP là 300 ngàn tấn.

+ Diễn biến giá:

Tháng 12/2012: Giá phân bón Urê trong nước tháng 12/2012 ổn định so với tháng 11/2011: miền Bắc giá Urê dao động trong khoảng 9.200-9.450 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 9.400-9.500 đồng/kg.

Năm 2012: Trong quý I/2012, giá phân bón ổn định do nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp. Tuy nhiên, từ quý II/2012, giá phân bón urê thị trường trong nước liên tục tăng do bị ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thị trường thế giới tăng. Từ tháng 7 đến nay, giá urê đã liên tục giảm do nhu cầu trong nước thấp trong khi lượng hàng tồn kho khá lớn cùng với nguồn cung mới từ các nhà máy sản xuất ổn định. Cụ thể, giá phân bón urê trong nước và thế giới năm 2012 như sau:

 

Tháng

Thị trường

Thế giới

(USD/tấn)

Trong nước

(đồng/kg)

Tháng 1

365-410

9.600-10.500

Tháng 2

365-430

9.500-10.500

Tháng 3

393-430

9.500-10.500

Tháng 4

460-515

10.300-10.600

Tháng 5

450-495

10.600-11.000

Tháng 6

390-455

11.000-11.600

Tháng 7

395-426

10.800-11.450

Tháng 8

375-385

9.200-10.500

Tháng 9

385-415

9.200-9.900

Tháng 10

380-412

9.200-9.700

Tháng 11

355-388

9.200-9.500

Tháng 12

369-390

9.200-9.500

Năm 2012

355-515

9.200-11.600

Năm 2011

310-525

8.000-11.600

Năm 2012 so với năm 2011

Tăng 17,5

Tăng 600

b) Dự báo:

- Nhu cầu trong nước: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo năm 2013 cả nước cần khoảng 10,325 triệu tấn phân bón các loại, trong đó, phân ure là 2 triệu tấn, phân SA là 850.000 tấn, phân kali là 950.000 tấn, DAP là 900.000 tấn, NPK là 3,8 triệu tấn, phân lân là 1,825 triệu tấn.

- Tình hình nhập khẩu: Dự kiến năm 2013, cả nước nhập khẩu gần 2,5 triệu tấn phân bón các loại, giảm khoảng 1,5 triệu tấn so với năm 2012 (850.000 tấn SA, 570.000 tấn DAP và 950.000 tấn kali và 100.000 tấn NPK, không nhập phân ure vì nguồn cung trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ).

- Tình hình sản xuất: Sản xuất phân bón trong nước tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2013, sản xuất Urê trong nước cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và có thể cho xuất khẩu.

- Về giá cả: Trong thời gian tới, giá các mặt hàng phân bón sẽ tiếp tục ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ do nguồn cung trong nước dồi dào, lượng hàng tồn kho khá lớn.

 5. Thức ăn chăn nuôi:

 a) Diễn biến:

- Thị trường thế giới:

Tháng 12/2012: Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới giảm trong 3 tuần đầu và tăng trong tuần cuối của tháng. Tính chung trong tháng 12, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng so với tháng 11/2012. Cụ thể, tại Chicago, giá khô đậu tương giao tháng 01/2013 khoảng 434,9 – 493,6 USD/tấn, giảm 22,5 USD/tấn; giá đậu tương giao tháng 03/2013 khoảng 13,9475 – 15,7875 USD/Bushel, tăng 0,25 USD/Bushel; giá ngô giao kỳ hạn tháng 3/2013 khoảng 723,75 -830,25 Uscent/Bushel, tăng 0,21 Uscent/Bushel (trong đó 36,743 Bushel = 1 tấn).           

Năm 2012: Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới liên tục tăng trong 9 tháng đầu năm và giảm trong trong tháng 10, tháng 11 và tăng trở lại vào tháng 12. Tính chung năm 2012 giá thức ăn chăn nuôi giao kỳ hạn trên thị trường Chicago tăng so với năm 2011. Cụ thể:

Mặt hàng

Ngô (Uscent/Bushel)

Khô đậu tương (USD/tấn)

Đậu tương (USD/Bushel)

Tháng 1

600,25-667

301,5-322,5

11,825-12,32

Tháng 2

627-644,5

312,7-332,8

11,8525-12,67

Tháng 3

654-673

358,2-374,4

13,25-13,74

Tháng 4

604-658,25

375-395,8

13,555-14,41

Tháng 5

583-623

394-426

13,87-14,735

Tháng 6

551,5-599,5

394,5-433

13,4-14,35

Tháng 7

628,5-795

429.5-514

14,817-16,835

Tháng 8

779,75-831,25

419,6-543,6

15,765-17,535

Tháng 9

740-808,5

483,1-538,4

16,187-17,682

Tháng 10

736,75-773,25

452,8-486,9

14,9375-16,0275

Tháng 11

725 -757

420 – 475,2

13,9475 – 15,4875

Tháng 12

723,75 -830,25

434,9 – 493,6

13,9475 – 15,7875

12 tháng/2012

551,5-831,25

301,5-543,6

11,825-17,682

Năm 2011

591 - 787

276,9 - 388,65

11,07 - 14,962

Năm 2012

44

24,3-154,95

0,755-2,72

- Thị trường trong nước:.

Tháng 12/2012:Giá thức ăn chăn nuôi tháng ổn định trong 3 tuần đầu, tăng nhẹ trong tuần cuối của tháng. Tính chung tháng 12, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng từ 100-300đồng/kg  so với tháng 11/2012. Giá thức ăn hỗn hợp cho lợn khoảng 10.200-11.850 đồng/kg, giá thức ăn hỗn hợp cho gà khoảng 11.204-11.984 đồng/kg. Trong tháng 12, Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính nhận được 4 công văn đăng ký tăng giá của các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam).

Năm 2012: Giá thức ăn chăn nuôi giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm, ổn định trong tháng 4 và tăng từ tháng 5 đến tháng 10, ổn định trong tháng 11 và tăng trong tháng12. Tính chung 12 tháng, giá thức ăn chăn nuôi dao động trong khoảng 9.758-11.784 đồng/kg (thức ăn hỗn hợp cho gà), tăng 358-510 đồng/kg và 9.190-11.729 đồng/kg (thức ăn hỗn hợp cho lợn), tăng 678-1.030 đồng/kg. Cụ thể như sau:

ĐVT: Đồng/kg

                                                        Tháng

 

Thức ăn hỗn hợp cho lợn

Thức ăn hỗn hợp cho gà

Tháng 1

9.590-11.172

10.158-11.474

Tháng 2

9.290-10.972

9.858-11.274

Tháng 3

9.190-10.872

9.758-11.174

Tháng 4

9.190-10.872

9.758-11.174

Tháng 5

9.490-11.072

10.058-11.174

Tháng 6

9.940-11.322

10.508-11.424

Tháng 7

10.090-11.572

10.658-11.674

Tháng 8

10.140-11.622

10.700-11.784

Tháng 9

10.140-11.729

10.700-11.784

Tháng 10

10.140-11.829

10.934-11.884

Tháng 11

10.140-11.829

10.934-11.884

Tháng 12

10.200-11.850

11.204-11.984

12 tháng năm 2012

9.190-11.850

9.758-11.984

12 tháng năm 2011

8.160 - 11.172

 9.400 - 11.474

12 tháng năm 2011 so với 12 tháng năm 2010

                 678-1.030

358-510

b) Nguyên nhân:

 - Thế giới: Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2011 do thời tiết không thuận lợi tại một số khu vực trồng chính trên thế giới đã làm giảm nguồn cung, trong khi đó nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày càng cao đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng đột biến. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới giảm trong tháng 10 và tháng 11do thời tiết thuận lợi, nguồn cung tăng. Tháng 12, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng do nguồn cung giảm, cầu tăng.

- Trong nước: Trong 3 tháng đầu năm 2012, giá thức ăn chăn nuôi trong nước giảm nhẹ do các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã dự trữ được một số nguyên liệu như bột cá, mì lát, lúa mì... với giá giảm 5-15% từ thời điểm cuối năm 2011. Từ tháng 4 đến tháng 10, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhẹ do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tăng.  Tháng 11 giá thức ăn chăn nuôi ổn định do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới giảm. Tháng 12, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhẹ do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng.

c) Dự báo:  Giá thức ăn chăn nuôi trong nước và thế giới có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới.

6. Sữa

a) Diễn biến:

- Thị trường thế giới:

Tháng 12/2012: Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá sữa trên thị trường thế giới tháng 12/2012 nhìn chung tăng so với tháng 11. Giá sữa bột gầy tại thị trường Châu Úc hiện đang ở mức 3.250-3.550 USD/tấn, ổn định; tại thị trường Tây Âu hiện đang ở mức 3.400-3.600 USD/tấn, tăng 25-75 USD/tấn. Giá sữa nguyên kem tại thị trường châu Úc ở mức 3.100-3.550 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn; tại thị trường Tây Âu ở mức 3.800-4.000 USD/tấn, tăng 50-75 USD/tấn.

Năm 2012: Giá sữa thị trường thế giới 6 tháng đầu năm liên tục giảm; từ tháng 7 đến nay do nguồn cung khan hiếm tác động làm giá sữa tăng. So với cùng kỳ năm 2011, giá sữa năm 2012 giảm, giá sữa bột gầy thị trường Tây Âu giảm 550-700 USD/tấn; tại thị trường Châu Úc giảm 550-650 USD/tấn. Sữa nguyên kem tại thị trường Châu Úc khoảng giảm 725-800 USD/tấn, tại thì trường Tây Âu giảm 800-1000 USD/tấn. Cụ thể: 

Tháng

 

Châu Úc

Tây Âu

Sữa bột gầy

Sữa nguyên kem

Sữa bột gầy

Sữa nguyên kem

Tháng 1

3.200-3.500

3.400-3.700

2.900-3.125

3.574-3.772

Tháng 2

3.200-3.500

3.400-3.700

2.900-3.125

3.625-3.825

Tháng 3

3.000-3.400

3.375-3.650

2.750-2.925

3400-3700

Tháng 4

3.000-3.300

3.225-3.600

2.575-2.900

3.350-3.650

Tháng 5

2.675-3.000

2.750-3.400

2.475-2.725

3.075-3.425

Tháng 6

2550-3000

2500-3.350

2.450-2.750

2875-3250

Tháng 7

 2.550-3.200

2.550-3.050

2.550-2.900

2.975-3.450

Tháng 8

2.600-3.100

2.575-3.100

2.700-3.200

3.050-3.500

Tháng 9

2.950-3.450

2.850-3.400

3.100-3.600

3.400-3.950

Tháng 10

3.200-3.600

3.075-3.500

3.350-3.600

3.725-3.950

Tháng 11

3.200-3.550

3.250-3.500

3.325-3.575

3.725-3.950

Tháng 12

3.250-3.550

3.100-3.550

3.400-3.600

3.800-4.000

Năm 2012

2.550-3.600

2.500-3.700

2.450-3.600

2.875-4.000

Năm 2011

3.100-4.250

3.225-4.500

3.000-4.300

3.675-5.000

Năm 2012 so với năm  2011

Giảm 550-650

Giảm 725-800

Giảm 550-700

Giảm 800-1000

- Thị trường trong nước:

Tháng 12/2012: Giá sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn ổn định so với tháng 11/2012.

Năm 2012: Một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đăng ký tăng giá bán trong quý I/2012, cụ thể:

+ Công ty TNHH Nestle Việt Nam tăng giá 1/27 sản phẩm, tỷ lệ tăng 12%, áp dụng từ 12/3/2012.

+ Công ty cổ phần sữa Việt Nam tăng giá 9 sản phẩm từ 1/1/2012 và 5 sản phẩm từ 1/2/2012,  tỷ lệ tăng 15%.

+ Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood điều chỉnh 4/7 sản phẩm với tỷ lệ 9-10%, áp dụng từ 16/2/2012.

Theo giải trình của các doanh nghiệp, nguyên nhân chính của việc điều chỉnh giá bán là do: mức lương tối thiểu tăng; một số công ty phải chuyển mã số hàng hoá khai báo hải quan mới đối với một số dòng sản phẩm thành phẩm kéo theo mức thuế nhập khẩu tăng. Ngoài ra, một số chi phí khác như chi phí bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí tài chính tăng đã tác động làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng.

b) Dự báo: Giá sữa trong nước thời gian tới sẽ ít có biến động.

7. Xi măng:

a) Tình hình cung cầu:

Tháng 12/2012: Lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (TCTCNXM) tháng 12/2012 tăng so với tháng 11/2012.

Ước tổng sản lượng sản xuất tháng 12 đạt 4.365.000 tấn (trong đó TCTCNXM  1.550.000 tấn), tăng 113.333 tấn so với thời điểm cùng kỳ tháng 11/2012; mức tiêu thụ đạt 4.300.000 tấn (trong đó TCTCNXM 1.560.000 tấn), tăng 116.667 tấn so tháng 11/2012.

Năm 2012: Ước tổng sản lượng sản xuất xi măng của toàn ngành đạt khoảng 47,16 triệu tấn (đạt 78,16 % kế hoạch sản xuất năm 2012); sản lượng tiêu thụ khoảng 45,50 triệu tấn (đạt 91 % kế hoạch tiêu thụ cả năm 2012).

b) Diễn biến giá:

Tháng 12/2012: Giá bán xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam ổn định so với tháng 11/2012 do nguồn cung xi măng ổn định, nhu cầu không tăng. Cụ thể sản lượng sản xuất, tiêu thụ và giá của các Công ty sản xuất xi măng như sau:

(ĐVT: đồng/tấn)

Đơn vị

Chủng loại XM

Sản lượng sản xuất (tấn)

Sản lượng tiêu thụ (tấn)

Giá bán tháng 12/2012

Toàn TCT

 

1.550.000

1.560.000

 

Hoàng Thạch

PCB30 bao

220.000

260.000

1.260.000

Hải Phòng

PCB30 bao

130.000

115.000

1.250.000

Bút Sơn

PCB30 bao

200.000

225.000

1.260.000

Bỉm Sơn

PCB30 bao

315.000

300.000

1.268.300

Tam Điệp

PCB30 bao

110.000

100.000

1.237.600

Hoàng Mai

PCB40 bao

125.000

135.000

1.280.000

Hải Vân

PCB40 bao

50.000

50.000

1.385.000

Hà Tiên 1

PCB40 bao

400.000

375.000

1.630.000

(Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế VAT)

Năm 2012:

Giá xi măng tại các nhà máy ổn định trong năm 2012. Riêng Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I, giảm giá bán 80.000 đồng/tấn (từ 1.710.000 đồng/tấn giảm còn 1.630.000 đ/tấn) từ ngày 1/6/2012.

So sánh giá của các Công ty sản xuất xi măng tháng 12/2011, và tháng 12/2012 như sau:

(ĐVT: đồng/tấn)

Đơn vị

Chủng loại Xi măng

Giá bán (đồng/tấn)

Tháng 12/2011

Tháng 12/2012

So sánh T12/2012 với T12/2011 tăng/giảm

Hoàng Thạch

PCB30 bao

1.260.000

1.260.000

0

Hải Phòng

PCB30 bao

1.250.000

1.250.000

0

Bút Sơn

PCB30 bao

1.260.000

1.260.000

0

Bỉm Sơn

PCB30 bao

1.268.300

1.268.300

0

Tam Điệp

PCB30 bao

1.237.600

1.237.600

0

Hoàng Mai

PCB40 bao

1.280.000

1.280.000

0

Hải Vân

PCB40 bao

1.385.000

1.385.000

0

Hà Tiên 1

PCB40 bao

1.710.000

1.630.000

- 80.000

So với thời điểm tháng 12/2011 thì giá xi măng tháng 12/2012 ổn định, riêng công ty xi măng Hà Tiên 1 thì giá giảm 80.000 đồng/kg.

Trên thị trường: Tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung giá từ 1.320 -1.500 đồng/kg, ổn định so với tháng 11/2012 và so với cùng kỳ 2011; tại các tỉnh miền Nam giá từ 1.500 -1.700 đồng/kg, ổn định so với tháng 11/2012, nhưng tăng khoảng 50.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2011.

c) Dự báo: Tháng 1/2013: Giá xi măng ổn định

8. Thép xây dựng:

a) Diễn biến:    

 - Thị trường thế giới 

Tháng 12/2012: Giá chào phôi thép tháng 12/2012 ổn định so với tháng 11/2012. Hiện giá chào phôi vào khu vực Đông Nam Á ở mức 560 USD/tấn (CFR). Tại khu vực Biển Đen: giá chào phôi thép ở mức 535 - 540 USD/tấn (FOB); Giá xuất khẩu phôi của Hàn Quốc ở mức: 560 USD/tấn (FOB)  

Năm 2012: Giá chào phôi thép chịu tác động nhiều từ những bất ổn về chính trị tại khu vực Trung Đông; sự trì trệ của nên kinh tế thế giới; cùng với biến động về nhu cầu tiêu thụ thép và chính sách về thép (tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm, phôi thép.., dừng sản xuất những nhà máy có công suất nhỏ...) của một số khu vực có sản lượng sản xuất, tiêu thụ lớn. Tại khu vực Đông Nam Á: Giá chào phôi thép trong năm đạt mức cao nhất là 660 USD/tấn (tháng 4) và mức thấp nhất  là 560 USD/tấn (tháng 11, tháng 12). Cụ thể như sau:

Tháng

Năm 2012

Năm 2011

Mức tăng, giảm

Tuyệt đối

%

1

640

675

-35,00

-5,19%

2

635

665

-30,00

-4,51%

3

647,5

675

-27,50

-4,07%

4

660

670

-10,00

-1,49%

5

640

685

-45,00

-6,57%

6

650

672,5

-22,50

-3,35%

7

622,5

675

-52,50

-7,78%

8

592,5

687

-94,50

-13,76%

9

592,5

695

-102,50

-14,75%

10

590

672,5

-82,5

-12,27%

11

560

632,5

-72,5

-11,46%

12

560

632,5

-72,5

-11,46%

Trung bình

615,83

669,75

-53,9167

-8,05%

- Thị trường trong nước:

+ Về sản lượng

 Tháng12/2012: Ước lượng sản xuất thép thành phẩm trong tháng khoảng 380.000 tấn, sản lượng thép tiêu thụ khoảng 330.000 tấn.

Năm 2012: Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, ước lượng thép xây dựng sản xuất cả năm đạt 4.547.573 tấn; ước lượng thép tiêu thụ đạt 4.398.150 tấn. Cụ thể:

Bảng thống kê sản lượng thép xây dựng sản xuất, tiêu thụ 

Tháng

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch SX

Chênh lệch TT

SX

Tiêu thụ

SX

Tiêu thụ

Tđối

%

Tđối

%

1

462.571

469.189

285.367

233.681

-177.204

-38,31%

-235.508

-50,19%

2

390.086

474.834

343.206

389.469

-46.880

-12,02%

-85.365

-17,98%

3

484.051

327.794

460.000

470.000

-24.051

-4,97%

142.206

43,38%

4

434.766

439.718

460.000

443.000

25.234

5,80%

3.282

0,75%

5

437.689

389.712

433.000

352.000

-4.689

-1,07%

-37.712

-9,68%

6

330.000

298.000

342.000

297.000

12.000

3,64%

-1.000

-0,34%

7

307.000

359.000

320.000

351.000

13.000

4,23%

-8.000

-2,23%

8

437.968

483.288

358.000

356.000

-79.968

-18,26%

-127.288

-26,34%

9

416.563

381.815

375.000

362.000

-41.563

-9,98%

-19.815

-5,19%

10

357.326

326.000

376.000

384.000

18.674

5,23%

58.000

17,79%

11

360.000

340.000

415.000

430.000

55.000

15,28%

90.000

26,47%

12

350.000

330.000

380.000

330.000

30.000

8,57%

0

0,00%

Tổng

4.768.020

4.619.350

4.547.573

4.398.150

-220.447

-4,62%

-221.200

-4,79%

+ Về giá:

Tháng 12/2012:  Do nhu cầu tiêu thụ thấp và chi phí nguyên, vật liệu đầu vào giảm, ngày 19/12/2012 Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã điều chỉnh giám 800 đồng/kg giá bán thép xây dựng thành phẩm. Hiện giá bán thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam và các đơn vị liên doanh với Tổng Công ty Thép như sau:

                                                                                    Đơn vị tính: đồng/kg

Sản phẩm

Miền Bắc

Miền Nam

GTTN

VPS

Thép MN

Vinakyoei

Cuối tháng 11/12

Cuối tháng 12/12

Cuối tháng 11/12

Cuối tháng 12/12

Cuối tháng 11/12

Cuối tháng 12/12

Cuối tháng 11/12

Cuối tháng 12/12

Thép tròn đốt

14.900

14.100

16.700

16.700

16.360

16.360

16.360

16.360

Thép cuộn Ф6

14.900

14.100

16.700

16.700

16.410

16.410

16.360

16.360

(Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT)

Giá bán lẻ thép ổn định so với tháng trước: tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, ở mức 16.700 - 17.200 đồng/kg, tại các tỉnh Miền Nam giao động ở mức 16.800 -17.300 đồng/kg.

Năm 2012:       

Nhu cầu tiêu thụ thấp cùng với việc thép thành phẩm giá rẻ được nhập khẩu về Việt Nam đặc biệt là từ Trung Quốc buộc các nhà máy sản xuất và kinh doanh thép nhiều lần điều chỉnh giá bán thép xây dựng thành phẩm trong năm 2012. Cụ thể:

- Công ty Cổ phần Gang thép Thép Thái Nguyên:  06  lần điều chỉnh giảm: Ngày 24/4/2012 (giảm 100 đồng/kg); ngày 05/7/2012 (giảm 300 đồng/kg); ngày 31/8/2012 (giảm 300 đồng/kg); ngày 15/9/2012 (giảm 450 đồng/kg); ngày 5/11/2012 (giảm 450 đồng/kg); ngày 19/12/2012 (giảm 800 đồng/kg); 3 lần điều chỉnh tăng: Ngày 07/5/2012 (tăng 100 đồng/kg); ngày 24/9 (tăng 250 đồng/kg); ngày 15/11/2012 (tăng 100 đồng/kg).

 - Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty  Cổ phần Thép Biên Hòa, Công ty Cổ phần thép Nhà Bè: ngày 27/7/2012 điều chỉnh giảm 800 đồng/kg

 - Công ty TNHH Thép Vina Kyoei: ngày 08/8/2012 điều chỉnh giám 700 đồng/kg.

Trên thị trường: Giá thép bán lẻ tại các thị trường có xu hướng giảm trong các tháng cuối năm 
- Tại các tỉnh miền Bắc: Tháng 1-7/2012: 17.400-19.000 đồng/kg; tháng 8-12/2012: 16.700 – 17.200 đồng/kg.

- Tại các tỉnh miền Trung và miền Nam: tháng 1-7/2012: 17.500 đồng/kg đến 19.000 đ/kg; tháng 8-12/2012: 16.800 – 17.3000 đồng/kg.

b) Dự báo: Giá thép bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 01/2013 ổn định,  những tháng đầu năm 2013 không có nhiều biến động trong  so với cuối năm 2012.

9. Xăng dầu:

a) Diễn biến giá thế giới:

Tháng 12/2012: Giá xăng, dầu thành phẩm thế giới bình quân tháng 12/2012 giảm so với bình quân tháng 11/2012 từ 0,37%- 0,49%, riêng giá dầu thô tăng 1,30%. Cụ thể bảng so sánh giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 12/2012 với bình quân tháng 11/2012 như sau:

Đơn vị tính: USD/thùng, riêng madut : USD/tấn

Chủng loại

Bình quân tháng 11/2012

Bình quân tháng 12/2012

So sánh (2)/(1)

(1)

(2)

Mức (USD/thùng,tấn)

Tỷ lệ (%)

Xăng RON 92

116,45

115,89

-0,56

-0,48

Dầu điêzen 0,05S

125,69

125,07

-0,62

-0,49

Dầu hỏa

125,21

124,75

-0,46

-0,37

Dầu madút 180cst

614,3

611,91

-2,39

-0,39

Dầu thô WTI

86,6

87,73

1,13

1,30

Năm 2012: Giá xăng dầu thị trường thế giới diễn biến phức tạp. Trong Quý I/2012, giá xăng dầu thế giới luôn diễn biến theo xu hướng tăng. Đến tháng 5/2012, giá xăng dầu thế giới bắt đầu giảm. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá xăng dầu giảm do một số dự báo cho rằng nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do bị tác động cuộc khủng hoảng nợ khu vực Châu Âu, kết hợp với dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế lớn. Tuy nhiên, giữa quý III đến nay, giá xăng dầu thế giới luôn dao động ở mức cao trước những diễn biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới (căng thẳng ở Trung Đông...). Giá xăng dầu thế giới năm 2012 cụ thể như sau:

Nếu so sánh giá xăng dầu thế giới bình quân năm 2012 với bình quân năm 2011, giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân năm 2012 tăng so với bình quân năm 2011 từ 1,01%- 3,57%, tuy nhiên giá dầu thô lại giảm so với năm 2011 là 1,01%. Cụ thể:

Chủng loại

Bình quân năm 2011/2012

Bình quân năm 2012/2012

So sánh (2)/(1)

(1)

(2)

Mức (USD/thùng,tấn)

Tỷ lệ (%)

Xăng RON 92

117,38

120,21

+2,83

+2,41

Dầu hỏa

125,56

126,83

+1,27

+1,01

Dầu điêzen 0,05S

126,15

128,12

+1,97

+1,56

Dầu madút 180 cts

648,74

671,90

+23,16

+3,57

Dầu thô WTI

95,13

94,17

-0,96

-1,01

b) Thị trường xăng dầu trong nước:

Tháng 12/2012: Căn cứ diễn biến của giá xăng, dầu thế giới: giá xăng dầu bán lẻ, thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ BOG các chủng loại xăng dầu đầu tháng 12/2012 ổn định so với tháng 11/2012, từ ngày 28/12/2012, giảm giá bán các mặt hàng dầu từ 300 – 500 đồng/lít,kg.

Năm 2012: Điều hành giá xăng dầu hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Nghị định số 84/2009/NĐ-CP),

Trong bối cảnh giá thị trường xăng dầu thế giới năm 2012 diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước cũng có những diễn biến không thuận lợi… Để thực hiện mục tiêu bình ổn giá, kiềm chế lạm phát và điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương luôn thực hiện điều hành giá xăng, dầu thận trọng và tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành, tuân theo tín hiệu thị trường, có tăng có giảm (từ đầu năm 2012 đến nay có 6 lần tăng và 6 lần giảm giá) theo diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới; đồng thời quan tâm tới sự tác động đến nền kinh tế và người dân, cụ thể như sau:

Trong 2 tháng đầu năm 2012, mặc dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng nhưng nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, Nhà nước đã điều hành giữ ổn định giá xăng dầu thông qua việc tiếp tục cho sử dụng quỹ bình ổn giá và giảm thuế nhập khẩu xăng dầu (trong đó: thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng giảm từ 4% xuống 0%, đối với dầu điêzen và dầu hỏa giảm từ 5% xuống 3%, madut vẫn ở mức 0%).

Trong tháng 3 và tháng 4/2012, do giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 2 lần kết hợp với sử dụng công cụ thuế và quỹ bình ổn giá.

Từ cuối tháng 4/2012, giá xăng, dầu thế giới biến động giảm, Liên Bộ Tài chính – Công Thương đã kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng dầu trên cơ sở các nguyên tắc Bộ Tài chính đã công bố công khai với công luận trong một số năm qua: đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Bộ Tài chính đã 05 lần liên tiếp điều hành giảm giá xăng dầu trong nước như sau: điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước kết hợp với khôi phục một phần thuế suất thuế nhập khẩu.

Để thực hiện nhất quán quan điểm điều hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngày 21/6/2012, Bộ Tài chính đã có công văn số 8412/BTC-QLG trong đó giao cho doanh nghiệp quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Kể từ sau ngày giảm giá đợt 2/7/2012, giá xăng dầu thành phẩm thế giới biến động theo xu hướng tăng. Trên cơ sở diễn biến giá xăng dầu thế giới kết hợp với việc sử dụng Quỹ BOG; các doanh nghiệp đã 04 lần điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước.

Cuối tháng 8/2012, giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động tăng. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm mức tăng giá xăng dầu ở trong nước, Liên Bộ Tài chính ‑ Công Thương đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sử dụng Quỹ BOG, phần chênh lệch còn lại cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá phù hợp.

Đầu tháng 9, giá xăng dầu tiếp tục dao động ở mức cao; căn cứ tình hình kinh tế, xã hội trong nước; để giữ ổn định giá bán xăng, dầu trong nước ngày 11/9/2012, Liên Bộ Tài chính ‑ Công Thương cho phép các doanh nghiệp tăng mức sử dụng Quỹ BOG (200 đồng/lít,kg từ 300 đồng/lít,kg lên 500 đồng/lít,kg) đồng thời giảm thuế các mặt hàng dầu (2%, dầu điêzen từ 10% xuống 8%; dầu hỏa, madut từ 12% xuống còn 10%).

Từ đầu tháng 10 /2012, giá xăng dầu thế giới có biến động giảm so với những giao dịch trước đó, căn cứ tính toán giá cơ sở theo các quy định hiện hành, Liên Bộ Tài chính ­‑ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm mức sử dụng Quỹ BOG với mặt hàng xăng dầu (ngày 20/10/2012: giảm sử dụng Quỹ BOG với madut từ 500 đồng/kg xuống còn 200 đồng/kg; ngày 30/10/2012: giảm mức sử dụng Quỹ đối với xăng từ 500 đồng/lít xuống còn 300 đồng/lít, mặt hàng dầu điêzen sử dụng Quỹ BOG giảm từ 500 đồng/lít xuống còn 300 đồng/lít; Riêng đối với mặt hàng dầu madut ngừng sử dụng Quỹ BOG); đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp giữ ổn định giá bán, thuế nhập khẩu với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Từ tháng 11/2012 đến nay, giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động giảm, căn cứ tính toán giá cơ sở theo các quy định hiện hành, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá bán, ngừng sử dụng Quỹ BOG các mặt hàng xăng dầu trong nước tương ứng (ngày 11/11/2012, giảm giá xăng và madut 500đ/lít, kg; ngừng sử dụng Quỹ BOG đôi với dầu điêzen và dầu hỏa; ngày 28/12/2012: giảm giá bán các mặt hàng dầu từ 300 – 500 đồng/lít,kg).

- Hiện nay, giá bán lẻ, mức trích, mức sử dụng Quỹ BOG, thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu cụ thể như sau:

Các chủng loại xăng dầu

Giá bán trong nước hiện hành (đồng/lít,kg)

Quỹ BOG (đ/l,kg)

Thuế suất thuế nhập khẩu (%)

Trích

Sử dụng

Xăng RON 92

23.150

300

0

12

Dầu điezen 0,05S

21.550

300

0

8

Dầu hỏa

21.600

300

0

10

Dầu madut 3,5S

17.650

300

0

10

(Giá bán xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam)

c) Dự báo:

Theo tổng hợp từ các trang website về nhận định của các nhà phân tích kinh tế trên thế giới cũng như phân tích: trong tháng 1/2013 giá xăng dầu thế giới có thể diễn biến giảm (dầu thô WTI có thể dao động quanh mức 85 USD/thùng); tuy nhiên, việc giá dầu giảm chỉ là trong ngắn hạn vì OPEC sẽ điều chỉnh nguồn cung dầu – trong cả năm 2013 dự kiến giá dầu thô WTI sẽ dao động quanh mức 90 – 95 USD/thùng[19].

10. Khí hóa lỏng:

a) Tình hình cung-cầu:

Tháng 12/2012:Tổng nhu cầu sử dụng LPG trong nước tháng 12/2012 ổn định so với tháng 11/2012 (khoảng 105.000 tấn); nguồn cung LPG từ sản xuất trong nước của Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất ước khoảng  60.000 tấn (57% nhu cầu); nguồn nhập khẩu khoảng 45.000 tấn (43% nhu cầu).

Tổng nhu cầu sử dụng LPG trong nước năm 2012 ước khoảng 1.240.000 tấn; nguồn cung LPG từ sản xuất trong nước của Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất ước khoảng 640.000 tấn (52% nhu cầu); nguồn nhập khẩu khoảng 600.000 tấn (48% nhu cầu).

b) Diễn biến giá : 

-Thị trường thế giới:

Tháng 12/2012: Từ ngày 28/11/2012, giá LPG trên thị trường thế giới (CP) tháng 12/2012 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố giảm 40 USD/tấn so với giá CP tháng 11 (từ 1020 USD/tấn xuống 980 USD/tấn), tỷ lệ giảm - 3,92%. Nguyên nhân chủ yếu do hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước tiêu thụ LPG lớn trên thế giới hiện đã dự trữ đủ lượng LPG cho mùa đông, không có nhu cầu mua thêm (nguồn tin từ  bản tin Rim Asia energy links). Vì vậy, khác với năm trước (tháng 12/2011 giá CP trên thế giới tăng 10USD/T so với tháng 11/2011), tháng 12/2012 giá CP trên thế giới giảm so với tháng 11/2012.

Năm 2012: Giá LPG trên thị trường thế giới trong Quý I/2012 tăng (bình quân tháng 1/2012: 880 USD/tấn; tháng 2: 1,025 USD/tấn; tháng 3: 1,205 USD/tấn) do nhu cầu sử dụng và mua LPG dự trữ cho mùa đông ở các nước có lượng tiêu thụ LPG lớn trên thế giới tăng và ảnh hưởng một phần tình hình chính trị diễn biến phức tạp ở vùng vịnh Iran; diễn biến của giá dầu thô thế giới.

Quý II/2012 và đầu Quý III, do thời tiết sang mùa hè, nhu cầu sử dụng LPG trên thế giới giảm mạnh, nhất là ở các nước có nhu cầu sử dụng LPG lớn trên thế giới cho nhu cầu sưởi ấm giảm (Mỹ và châu Âu) và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới giảm nên giá LPG thế giới giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 7/2012 (tháng 4/2012: 992,2SD/tấn; tháng 7: 597,5 USD/tấn).

Cuối Quý III/2012 (tháng 8, tháng 9/2012) do nguồn cung bị hạn chế, giá dầu thô trên thế giới tăng cao nên giá LPG thế giới tăng (tháng 8/2012: 775 USD/tấn, tăng 177,5 USD/tấn; tháng 9/2012: 950 USD/tấn, tăng 175 USD/tấn).    

Quý IV/2012 nhu cầu tiêu thụ LPG tăng trong tháng 10, tháng 11 nhưng giảm trong tháng 12 do hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc (hai nước tiêu thụ LPG lớn trên thế giới) tại thời điểm cuối tháng 11/2012 đã dự trữ đủ lượng LPG cho mùa đông, không có nhu cầu mua thêm nên làm nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm (Tháng 10: 995 USD/tấn, tăng 45 USD/tấn, tháng 11: 1.020USD/tấn, tăng 25 USD/tấn; tháng 12: 980 USD/tấn, giảm 40 USD/tấn).

- Thị trường trong nước:

Tháng 12/2012: Từ ngày 01/12/2012, do giá CP trên thế giới giảm 40 USD/T (từ 1.020 USD/tấn xuống còn 980 USD/tấn), các doanh nghiệp kinh doanh LPG đã điều chỉnh giảm giá bán LPG trong nước; mức giảm khoảng từ 10.560 đồng - 12.000 đồng/bình12kg.

Thống kê mức tăng giá LPG theo đăng ký giá của 05 doanh nghiệp kinh doanh khí hoá lỏng đầu mối thuộc diện phải đăng ký giá cụ thể như sau:

STT

Đơn vị kinh doanh gas đầu mối

Đơn vị tính

Mức giá đăng ký liền kề trước (1/11/2012)

Mức giá đăng ký từ ngày 1/12/2012

Mức giảm

Tỷ lệ giảm

(%)

Đ/kg

Đ/bình 12kg

1

Công ty cổ phần Gas Petrolimex chi nhánh Hà Nội

đồng/bình 12kg

455.400

444.840

880

10.560

2,32

2

Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM

đồng/bình 12kg

441.000

429.000

1.000

12.000

2,72

3

Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam

đồng/Tấn

445.000

433.000

1.000

12.000

2,7

4

Tổng công ty khí Việt Nam – Công ty kinh doanh sản phẩm khí

(Đăng ký giá bán buôn)

đồng/Tấn

27.286.875

26.316.675

970

11.640

3,55

5

Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc

(Đăng ký giá bán buôn)

đồng/Tấn

27.375.342

26.409.762

966

11.592

3,53

(Giá trên đã bao gồm VAT)

- Giá bán buôn tại các kho cảng và đầu mối giao nhận: giá bán giảm 965.580 đồng – 970.200 đồng/tấn (giảm 3,53% - 3,57% so với tháng 11/2012).

- Giá bán lẻ đến người tiêu dùng:

+ Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: bình quân 431.000 đ/bình 12kg (tuỳ từng doanh nghiệp); giảm 12.000 đồng/bình (giảm 2.71% so tháng 11/2012).

+ Khu vực Hà Nội: bình quân 444.000 đồng/bình 12kg; giảm 11.400 đồng/bình (giảm 2,5% so tháng 11/2012).

- Giá bán buôn tại các kho cảng và đầu mối giao nhận: giá bán tăng 4.224.000 - 4.245.000 đồng/tấn (tăng 19,68% - 20,16% so với tháng 8/2012).

Năm 2012:

Giá bán lẻ LPG thị trường trong nước được xác lập trên cơ sở giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu nên cũng biến động theo mặt bằng giá thế giới. Để hạn chế tác động tăng giá bán LPG trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, với giá nhập khẩu tăng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012, Nhà nước đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu LPG  từ 5% xuống còn 0% kể từ ngày 02/03/2012. Từ cuối tháng 6/2012, trước tình hình giá thế giới giảm liên tục, Nhà nước đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu từ 0 lên 5%.

Sau khi giảm giá bán hầu như liên tục từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2012 (trừ lần điều chỉnh tăng giá cuối tháng 6/2012), giá LPG trong nước tăng trở lại từ tháng 8/2012 đến hết tháng 11/2012 do tác động tăng giá thế giới (giá bán bình 12kg: tháng 8/2012 tăng 52.000 – 54.000 đồng/bình; tháng 9/2012: tăng 51.000 đồng/bình; tháng 10/2012: tăng 13.464 - 16.000 đồng/bình; tháng 11/2012: tăng 6.400 – 7.000 đồng/bình).

Đến tháng 12/2012, giá LPG giảm do giá thế giới giảm (giá bán bình 12kg tháng 12/2012 giảm 11.400 – 12.000 đồng/bình).

Theo tính toán sơ bộ của Cục Quản lý giá, các mức tăng - giảm này cơ bản phù hợp với mức tăng - giảm giá LPG nhập khẩu:

 

Tháng

Giá CP

Khu vực Hà Nội

Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Mức giá CP (USD/T)

Mức - tỷ lệ tăng giảm so với tháng trước

Mức giá bán lẻ (đồng/bình 12kg)

Mức-Tỷ lệ +/- so tháng trước

Mức giá bán lẻ (đồng/bình 12kg)

Mức-Tỷ lệ +/- so tháng trước

Tháng 1/2012

880

 

400.000

 

383.000

 

Tháng 2/2012

1025

145

+16,48 %

442.000

+42.000

+10,5%

415.000

 

+32.000

+8,35%

Tháng 3/2012

(Giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 5% xuống còn 0%)

1205

+180

+17,56 %

474.000

 

+32.000

+7,31%

451.000

+36.000

+8,67%

Tháng 4/2012

992,5

- 212,5

-17,63 %

416.000

-58.000

-12,25%

405.000

 

-46.000

-10,20%

Tháng 5/2012

852,5

-140

-14,11 %

379.000

-37.000

-8,89%

370.000

-35.000

-8,64%

01/6/2012

722,5

-130

-15,25 %

349.000

-30.000

7,92%

340.000

-30.000

-8,11%

21/6/2012 (khôi phục thuế suất thuế nhập khẩu  từ 0% lên mức 5%)

 

 

359.000

+10.000

+2,90%

351.000

+10.000

+3,24%

Tháng 7/2012

597,5

- 125

-17,30 %

330.000

-29.000

-8,07%

319.000

-32.000

-9,12%

Tháng 8/2012

775

+177,5

+29,71 %

384.000

+54.000

+16.36%

371.000

+52.000

+16,30%

Tháng 9/2012

950

+175

+22,58 %

435.000

+ 51.000

+ 13,9%

418.000

+ 51.000

+13,26%

Tháng 10/2012

995

+45

+4,74%

449.000

+14.000

+3,09%

434.000

+16.000

+3,83%

Tháng 11/2012

1020

+25

+2,51%

455.400

+6.400

+1,47%

443.000

+7.000

+1,61%

Tháng 12/2012

980

-40

-3,92%

444.850

-10.560

-2,32%

429.000

-12.000

-2,71%

BQ năm 2012

916,25

 

411.000

 

425.000

 

BQ năm 2011

857,5

 

379.240

 

410.980

 

Tỷ lệ % +/- BQ 2011

6,4%

 

7,7%

 

3,36%

 

c) Dự báo: Tháng 01/2013 giá LPG thế giới và trong nước sẽ giảm.

11. Thuốc

a) Tình hình cung cầu:

- Ước thực hiện tháng 12/2012, giá trị thuốc sản xuất trong nước khoảng 200 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 200 triệu USD và trị giá nhập khẩu nguyên liệu khoảng 40 triệu USD.

- Dự kiến cân đối cung cầu 2012:

+ Năm 2012, ước tổng cung: Trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 1.000 triệu USD, trị giá thuốc nhập khẩu đạt 1.904 triệu USD (trong đó: trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 1.654 triệu USD, trị giá nguyên liệu nhập khẩu làm thuốc ước đạt 250 triệu USD), trị giá thuốc xuất khẩu ước đạt 95 triệu USD.

+ Tổng cầu: Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ước đạt 2.605 triệu USD, tiền thuốc bình quân đầu người ước đạt 29,6 USD/người/năm.

b) Diễn biến giá thị trường:

Tháng 12/2012:

Nhìn chung, giá thuốc trên thị trường ổn định, giá một số ít mặt hàng thuốc có biến động với biên độ không lớn. Nguồn cung ứng thuốc vẫn đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số thuốc như sau:

Tên thuốc

 

Đơn vị tính 

Xuất xứ/Nhà SX 

Giá bán lẻ (đ/đvt)

Tăng/giảm (%)

Kỳ trước

Kỳ này

Amoxilin nhộng/500mg

vỉ 10 viên

Mekophar

6.000

6.000

0%

Amoxilin nhộng/500mg

vỉ 10 viên

Ấn Độ

11.000

11.000

0%

Hoạt huyết dưỡng não

vỉ 10 viên

Traphaco

10.500

10.500

0%

Cảm xuyên khương

vỉ 10 viên

Cty CP DP Yên Bái

6.000

6.000

0%

Kim tiền thảo

vỉ 10 viên

OPC

11.000

11.000

0%

Berberin

lọ 100 viên

Bidipharm

4.000

4.000

0%

Vitamin B1

lọ 100 viên

TW1

3.000

3.000

0%

VitaminC

lọ 100 viên

TW1

6.000

6.000

0%

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Các thị trường chính cung cấp thuốc  vào nước ta là Ấn Độ, Singaore, Pháp, Hàn Quốc, Đức. Phần lớn các mặt hàng thuốc không có biến động về giá, một số ít thuốc có giá biến động tập trung vào hai thị trường là Pháp và Đức nhưng mức tăng/giảm giá không lớn.

Về nguyên liệu sản xuất thuốc: Nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc có biến động theo xu hướng giảm giá tập trung vào các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Một số mặt hàng có mức biến động giá khá mạnh như Sucraalfate (Trung Quốc) giảm 54,6% so với thời điểm nhập khẩu tháng 6/2012, Diacerein (Trung Quốc) giảm 38,6% so với thời điểm tháng 7/2012, D-Glucosamine Sulfate 2Nacl giảm 22,9% so với thời điểm tháng 7/2012, Orrlistat Pellets 50% của Ấn Độ giá 1.300USD/kg tăng 41,3% so với thời điểm tháng 8/2012, Gentamycin Sulphat Sterrile Bp 2012 của Trung Quốc giá 94 USD/Kg tăng 20,3% so với thời điểm tháng 1/2012...

Tình hình thị trường dược phẩm năm 2012: Nhìn chung trong năm 2012, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (như bệnh chân tay miệng, sốt xuất huyết..) nhưng với sự chủ động của Bộ Y tế về việc lập kế hoạch cung ứng thuốc nên thị trường dược phẩm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đồng loạt, bất hợp lý. Lượng cung ứng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Chỉ số giá bình quân năm 2012 so với năm 2011 của nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế là 16,34%, trong đó nhóm dịch vụ y tế là 20,37%. Nguyên nhân là do một số cơ sở KBCB thuộc Bộ Y tế và các tỉnh áp dụng mức giá một số dịch vụ khám chữa bệnh mới theo mức giá tối đa của 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Liên Bộ Y tế-Tài chính ban hành.

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên trang điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, số mặt hàng kê khai lại giá (điều chỉnh tăng giá) năm 2012 là 226 mặt hàng, giảm 41% so với năm 2011 (384 mặt hàng) và chiếm khoảng 1% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường.

Theo số liệu khảo sát của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) cho thấy, mức chênh lệch giữa giá thuốc tên gốc so với giá tham khảo quốc tế tại các cơ sở y tế công lập của Việt Nam thấp hơn mặt bằng chung quốc tế và ở trong giới hạn được cho là mức giá phù hợp (từ 1-1,5 lần), giá thuốc tên gốc ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (Thượng Hải), Thái Lan, Phillippin, Inđônesia. Mức chênh lệch của giá thuốc biệt dược so với giá tham khảo quốc tế tại khu vực công lập của Việt Nam nằm trong khoảng trung bình so với số liệu quốc tế.

Kết quả khảo sát giá thuốc tại Trung Quốc và Thái Lan của Đoàn công tác liên ngành do Bộ Y tế chủ trì thực hiện trong năm 2012 cho thấy giá thuốc trúng thầu tại Thái Lan cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 3,17 lần, giá thuốc thanh toán cho bệnh nhân tại Trung Quốc cao hơn Việt Nam với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2011 kim ngạch nhập khẩu nhóm thuốc kháng sinh đạt 396 triệu USD, tăng 20% so với năm 2010 và chiếm đến 27% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm. Tính đến hết 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu nhóm thuốc kháng sinh đạt 376 triệu USD. Dự báo trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu thuốc kháng sinh đạt khoảng 420 triệu USD, tăng khoảng 10% so với năm 2011.

Bắt đầu từ 1/9/2012, việc đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm chi trả thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2012-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Việc đồng thời áp dụng 02 văn bản hướng dẫn liên quan đến việc mua thuốc vào các cơ sở y tế được xem là các tác động quan trọng đến bình ổn giá thuốc trúng thầu và đưa giá thuốc trúng thầu sát với mức giá hợp lý.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang thúc đẩy việc xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý giá thuốc bằng thặng số bán buôn tối đa toàn chặng.

b) Nguyên nhân

Tháng 12/2012, giá thuốc trên thị trường ổn định do việc tăng cường xem xét việc kê khai/kê khai lại giá thuốc của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc; giá thuốc nhập khẩu không có biến động lớn, tỷ giá USD/VND ổn định. 

Năm 2012, nguyên nhân chủ yếu tác động làm tăng giá một số thuốc là do giá nhập khẩu một số thuốc và giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất một số thuốc tăng.

Bên cạnh đó, có yếu tố tác động kìm hãm sự tăng giá là: Nguồn cung ứng thuốc dồi dào; biến động giá nguyên vật liệu đầu vào; sự chỉ đạo về bình ổn giá và bảo đảm nguồn cung, việc giám sát chặt chẽ việc kê khai giá thuốc, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá thuốc của cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương.

c) Dự báo: Quý I/2013, nhìn chung giá thuốc không có sự tăng giá đồng loạt, bất hợp lý, giá một số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước có thể biến động tăng/giảm phụ thuộc các yếu tố đầu vào như giá nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc, chi phí nhiên liệu, vận chuyển... Giá một số mặt hàng thuốc nhập khẩu có thể biến động phụ thuộc vào giá nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ. Nguồn cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

12. Vàng

 - Thị trường thế giới:

+ Tháng 12: giá vàng (giao ngay, tại thị trường New-york) có xu hướng giảm, từ 1.716,55 USD/ounce (ngày 1/12), giảm về các mức 1.697,95 USD/ounce (ngày 13/12), 1.668,55 USD/ounce (ngày 19/12), 1.657,65 USD/ounce (ngày 30/12).

 Áp lực mạnh nhất làm giá vàng giảm là lo ngại giới đầu cơ vàng xung quanh Dự luật ngân sách 2013 (vách đá tài khóa), dẫn đến áp lực đẩy mạnh bán vàng ra bù lỗ cho việc chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trở lại; trong khi nhu cầu vàng vật chất cuối năm tại Ấn Độ và Trung Quốc thấp. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát thấp của các nền kinh tế lớn đang có dấu hiệu giảm (so cùng kỳ năm trước: CPI (tháng 11) Mỹ tăng 1.8%, khu vực Euro (tháng 11) tăng 2,2%, Trung Quốc (tháng 11) tăng 2,0%, Nhật Bản (tháng 11) giảm -0,20%, Đức (tháng 12) tăng 2,10%), cũng gây sức ép giảm giá vàng.

+ 12 tháng: Khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục kéo dài; một số hãng xếp hạng uy tín (S&P, Standard & Poor’s...) hạ mức tín nhiệm nợ dài hạn của 9 nước châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0-0,25% đến cuối năm 2014  là những nhân tố chính khiến giá vàng tăng liên tục từ đầu tháng 1/2012 đến nửa cuối tháng 3/2012 với mức cao nhất đạt 1.770,00 USD/ounce. Từ cuối tháng 3/2012 đến tháng 5/2012 giá vàng giảm dần do những thông tin khả quan về kinh tế Mỹ,  nhà đầu tư không kỳ vọng về gói kích thích kinh tế, nới lỏng định lượng EQ3. Từ cuối tháng 5/2012 đến tháng 8/2012, giá vàng ổn định, xoay quanh mức 1.650USD/ounce. Cuối tháng 8 đến tháng 9/2012, trước diễn biến khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục  xấu đi, nền kinh tế Mỹ tăng trường dưới kỳ vọng và FED tung ra gói định lượng EQ3 đã khiến giá vàng tăng mạnh. Từ tháng 9, các nền kinh tế lớn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (FED duy trì lãi suất cơ bản gần bằng 0% đến giữa năm 2015, chi 40 tỷ USD mỗi tháng để mua nợ dưới chuẩn (gói EQ3); BOJ (ngân hàng Trung ương Nhật bản) mua trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu kho bạc, duy trì lãi suất cơ bản 0%-0,25%; ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu) mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 1 đến 3 năm, duy trì lãi suất cơ bản 0,75%...cùng với  việc các quỹ đầu tư vàng tăng cường mua vào đã đẩy giá vàng tăng, đạt mức cao nhất so với 11 tháng về trước. Những tháng cuối năm, những lo ngại xoay quanh Dự luật ngân sách 2013 (vách đá tài khóa) là yếu tố cơ bản khiến gới đầu cơ vàng đẩy mạnh bán ra, giá vàng đi xuống.

- Thị trường trong nước:

+ Tháng 12/2012: Trong tháng 12/2012, trước những tác động của giá vàng trên thế giới, giá vàng trong nước diễn biến giảm nhẹ. Hiện giá vàng dao động quanh mức 46,4 triệu đồng/lượng. Trong những ngày cận kề chốt cuối năm 2012, giá vàng trong nước giảm theo giá vàng thế giới, khi nhà đầu tư tạm rời thị trường để tham gia kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới khiến giao dịch ảm đạm. Giá vàng trong nước có tốc độ giảm mạnh hơn khiến khoảng cách giữa 2 mức giá được rút ngắn lại, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4,8 triệu đồng/lượng.

Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dao động ở mức 4,500-4,697 triệu đồng/chỉ (đầu tháng), đến cuối tháng, giá vàng dao động phổ biến ở mức 4,570-4,676 triệu đồng/chỉ, với mức tăng/giảm lần lượt là 70.000-21.000 đồng/chỉ.

+ 12 tháng: Từ đầu năm 2012 đến hết quý II/2012, thị trường vàng kém sôi động cả về giá và lượng giao dịch. Sang đến cuối quý III/2012 và quý IV/2012, theo đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đã tăng mạnh, có thời điểm vượt mốc 47 triệu đồng/lượng. Trong năm 2012, có những thời điểm dù giá thế giới có biến động tăng/giảm lớn nhưng trong nước các doanh nghiệp vẫn giữ giá vàng cao khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngoài thị trường. Mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới phổ biến xoay quanh mức hơn 4 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước giảm trong quý 1 và quý 2 nhưng lại tăng trong quý 3 và quý 4. Chỉ số giá vàng các tháng (so cùng kỳ tháng trước) như sau: tháng 1 giảm 3,62%, tháng 2 tăng 3,27%, tháng 3 giảm 0,44%, tháng 4 giảm 2,62%, tháng 5 giảm 2,17%, tháng 6 giảm 2,03%, tháng 7 giảm 0,31%, tháng 8 tăng 0,41%, tháng 9 tăng 5,25%, tháng 10 tăng 4,64%, tháng 11 giảm 1,98%, tháng 12 tăng 0,46%. Chỉ số giá vàng bình quân cả năm 2012 tăng 7,83% so với năm 2011.

13. Đôla mỹ

- Thị trường thế giới:

+ Tháng 12: chỉ số USD INDEX giảm  nhẹ trong 2 tuần đầu, tăng nhẹ về cuối tháng, phạm vi giao động hẹp.

Tại Mỹ, tiến trình đàm phán về chương trình tài khóa năm 2013 giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng Hòa vẫn chưa đi đến thống nhất.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 11 đã tạo ra 146,000 việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp, cao hơn mức 138,000 việc làm trong tháng 10 và vượt xa mức dự báo 85,000 việc làm; tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 giảm còn 7.7% (tháng 10/2012: 7.9%). Số liệu tăng trưởng và việc làm khả quan ở Mỹ khiến USD tăng giá so các đồng tiền mạnh, tuy nhiên đà tăng giá này bị chặn trước kỳ vọng nhà đầu tư về việc mở rộng gói kích thích kinh tế EQ 3, bằng cách tăng quy mô hoán đổi trái phiếu ngắn hạn từ 40 tỷ USD/tháng (hết hạn vào 30/12/2012) lên 85 tỷ USD/tháng (thực thi từ 1/1/2013).

Tại khu vực Đồng tiền chung, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có sự cải thiện nhẹ: chỉ số PMI tổng hợp của khu vực tháng 12 tăng từ 46.8 lên 47.3, mức cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây, trong đó PMI sản xuất giảm từ 46.6 về 46.3 và PMI dịch vụ tăng từ 47.0 lên 47.8. Đáng chú ý, PMI tổng hợp của Đức đã trở lại vùng tăng trưởng (trên 50 điểm) khi tăng từ 49.2 lên 50.5.

Trong tháng, ECB tiến hành phiên họp định kỳ, quyết định giữ nguyên khi lãi suất cơ bản ở mức 0.75%, lãi suất tiền gửi qua đêm 0% và lãi cho vay ký quỹ 1.5%. ECB cũng hạ dự báo tăng trưởng của các nước Eurozone  từ mức -0.4% đến +1.4% xuống mức -0.9% đến +0.3%; tỷ lệ tăng trưởng chung của cả khu vực trong năm 2012 sẽ ở mức âm 0.4-0.6%. Tỷ lệ lạm phát dự báo cho năm 2013 được thay đổi tăng từ 1.1% lên 2.1%. Bức tranh suy thoái kinh tế của khu vực đồng Euro tiếp tục là nỗi lo đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu. ECB và Bundesbank đều hạ dự báo tăng trưởng của Eurozone và Đức trong năm 2013, tăng trưởng của Ý trong quý III suy giảm 0.2% so quý trước và giảm tới 2.4% so cùng kỳ năm ngoái, sản lượng công nghiệp ở Ý trong tháng 10 giảm 1.1% so tháng trước và giảm 6.2% so cùng kỳ năm ngoái, trong sản lượng công nghiệp ở Pháp tháng 10 giảm 0.7% so tháng 9.

+ 12 tháng: Chỉ số giá Đô la Mỹ dao động ở mức thấp trong các tháng 2, 3 và 4/2012 (dưới ngưỡng 80,0 điểm); từ tháng 5 đến tháng 7/2012 chỉ số giá tăng liên tục, đạt 83,55 điểm (mức cao nhất kể từ năm 2010) vào trung tuần tháng 7/2012; từ cuối tháng 7/2012 chỉ số lại giảm mạnh, chạm mức 79,20 điểm vào cuối tháng 9/2012. 

Gói kích thích nền kinh tế, nới lỏng định lượng thứ 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD (áp dụng từ tháng 11/2010) tiếp tục giúp kinh tế duy trì Mỹ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm trong 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên càng về sau (những tháng cuối năm) tác dụng kích thích giảm dần. Vì vậy, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, Cục dự trữ liên bang duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp hoặc rất thấp (từ 0,0%-0,25%) làm công cụ thứ hai để kích thích kinh tế (chi phí đi vay thấp từ đó kích thích đầu tư, tín dụng, tiêu dùng nhiều hơn).

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế Mỹ phục hồi và tăng trưởng không khả quan như dự báo, các chỉ số tăng trưởng GDP thực, thất nghiệp đều không như kỳ vọng, thị trường bất động sản trầm lắng, chưa phục hồi, sức cầu người tiêu dùng Mỹ thấp… những yếu tố đó tác động đến diễn biến chỉ số giá Đô la Mỹ chín tháng đầu năm và là nguyên nhân FED áp dụng gói kích thích định lượng EQ3.

Ba tháng cuối năm, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu khới sắc, tỷ lệ thất nghiệp giảm; việc Tổng thống Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với cam kết tiếp tục thực hiện gói kích thích kinh tế EQ 3, mở rộng quy mô hoán đổi trái phiếu ngắn hạn từ 40 tỷ USD/tháng (đến 30/12/2012) lên 85 tỷ USD/tháng (từ 1/1/2013); hai đảng trong Quốc hội Mỹ không thống nhất về dự luật ngân sách năm 2013 (vách đá tài khóa) là yếu tố nâng đỡ đồng USD mạnh lên với tư cách tài sản bảo đảm an toàn.

Tại châu Âu, các quốc gia (đi đầu là Đức và Pháp) đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng khu vực, nhưng tình hình chưa cải thiện nhiều. Các sự kiện chính tác động lên đồng EURO, USD là: Standard & Poor’s hạ định mức tín nhiệm nợ dài hạn của 9 nước (tháng 1/2012); Chính phủ Hy Lạp đạt được thỏa thuận cắt giảm chi tiêu ngân sách 325 triệu Euro, được nhận khoản cứu trợ 130 tỷ Euro (tháng 3/2012); kinh tế vĩ mô của các quốc gia ngoài Hy Lạp xấu đi, lạm phát có xu hướng lan rộng (Ý, Tây ban Nha, Bồ đào Nha-tháng 3+4/2012); ECB hạ lãi suất xuống gần 0%; Moody’s hạ tín nhiệm của Đức, Hà Lan và Luxembourg (tháng 7/2012); Đức và Pháp cam kết các biện pháp mạnh mẽ bảo vệ kinh tế khu vực Eurozone, phản ứng của người dân Hy Lạp và Tây Ban Nha về chương trình cắt giảm phúc lợi xã hội của chính phủ... các nước EU đã đạt sự đồng thuận để Hy Lạp giải ngân số tiền còn lại của gói cứu trợ trị giá 44,0 tỷ USD; các chủ nợ đã đồng ý phương án trên cùng với lộ trình Hy Lạp phải cắt giảm nợ công để đến năm 2020 đạt tỷ lệ 124% GDP (tháng 11)...

Những thông tin trên tác động đến cặp tỷ giá EUR-USD: tháng 1/2012 đồng USD giữ vững giá so với EURO (tỷ giá EURO/USD dưới mức 1,300 USD); từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 đồng USD giảm giá so với EURO (tỷ giá EURO/USD vượt mức 1,300 USD); từ tháng 6/2012 đến tháng 9/2012 đồng USD lấy lại vị thế so với EURO, tuy nhiên 3 tháng cuối năm, đồng USD lại đảo chiều, giảm giá so với EURO, kết thúc năm 2012, 1 Euro đổi được 1,3194 (31/12).

- Thị trường trong nước:

+ Tháng 12/2012:  Trong tháng 12/2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định ở mức 20.828 đồng/USD. Như vậy, đã tròn một năm tỷ giá đi theo đường thẳng và giữ nguyên không đổi từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 20.813 đồng lên 20.828 đồng/USD vào ngày 24/12/2011. Đây cũng là khoảng thời gian cố định dài nhất kể từ những năm có nhiều xáo trộn 2008-2011, và có ý nghĩa quan trọng trong việc tham chiếu cho thị trường. Tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại vẫn giữ ổn định ở mức 21.036 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá mua vào/bán ra niêm yết đầu tháng ở mức 20.830-20.870 đồng/USD. Đến cuối tháng, tỷ giá niêm yết USD giảm ở cả chiều mua và chiều bán so với thời điểm đầu tháng là 15 đồng/USD với mức mua vào – bán ra là 20.815-20.855 đồng/USD. Trên thị trường tự do, giá USD có xu hướng được kéo giảm trở lại về dưới mốc 20.900 đồng/USD với giao dịch phổ biến ở mức mua vào/bán ra 20.850-20.880 đồng/USD.

Tỷ giá hạch toán giữa Đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tháng 1/2013 được Bộ Tài chính công bố áp dụng cho các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước là 1 USD = 20.828 đồng, ổn định so với tháng 12/2012. 

+ 12 Tháng: Những bất ổn của kinh tế vĩ mô đang dần được giải quyết cùng với những biện pháp nhằm ổn định, kiểm soát thị trường vàng miếng làm thị trường vàng minh bạch hơn… Đó là những lý do phần nào giúp thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND có xu hướng ổn định từ cuối năm 2011 đến nay. Giá Đôla Mỹ tăng trong tháng 1, tháng 5, tháng 6, tháng 9, tháng 10 và tháng 12; giảm trong các tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 7, tháng 8 và tháng 11. Chỉ số giá Đôla Mỹ các tháng (so cùng kỳ tháng trước) như sau: tháng 1 tăng 0,05%, tháng 2 giảm 0,41%, tháng 3 giảm 0,63%, tháng 4 giảm 0,07%, tháng 5 tăng 0,06%, tháng 6 tăng 0,20%, tháng 7 giảm 0,05%, tháng 8 giảm 0,15%, tháng 9 tăng 0,06%, tháng 10 tăng 0,06%, tháng 11 giảm 0,11%, tháng 12 tăng 0,03%. Chỉ số giá Đôla Mỹ bình quân năm 2012 tăng 0,18% so với năm 2011. Lượng kiều hối năm 2012 dự báo có thể đạt gần 11 tỷ USD, cao hơn nhiều mức kỷ lục 9 tỷ USD của năm trước. Chi tiêu của khách quốc tế năm nay dự báo có thể chạm ngưỡng 6,5 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm trước.

Chú thích:

[17] Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dự báo, kiều hối năm 2012 có thể đạt từ 10 – 11 tỷ USD, tăng khoảng 15 – 20% so với năm 2011.

[18] Các địa phương cũng đã ban hành các Chỉ thị, quyết định, công văn chỉ đạo công tác quản lý điều hành và bình ổn giá Tết Nguyên đán Quý Tỵ như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Khánh Hoà, Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Bắc Giang, Phú Thọ,…

[19] Nguồn: Reuters, http://www.forecasts.org/oil.htm....