Báo cáo nhận định tình hình kinh tế năm 2013 & dự báo kinh tế 2014-2015

Theo nfsc.gov.vn

A.   KINH TẾ THẾ GIỚI 2013 VÀ TRIỂN VỌNG 2014

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực hơn trong tháng 8 nhưng triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2013 nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.1

Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3% so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Anh tăng trưởng khả quan hơn với mức 0,7% trong quý 2/2013, cao hơn mức trung bình 0,65% kể từ quý 3/2007. Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013, tạo cơ sở để Fed dự kiến giảm gói QE vào quý 4 năm nay và ngừng hẳn vào quý 2/2014. Nhật Bản tăng trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý 3/2012. Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương.5 Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013. Ấn Độ do những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rút vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010 xuống 4,8% quý 1/2013).

Sang năm 2014, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan hơn 2013, cả đối với các nước phát triển và đang phát triển. Dự báo khu vực EU thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 0,9%, Mỹ 2,7% và Nhật 1,2%.

 Bảng 1: Dự báo kinh tế thế giới 2013-2014

CÁC CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

                                                                                                        KINH TẾ THẾ GIỚI

IMF

WB

IMF

WB

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu

3,9

3,1

3,1

3,1

3,8

3,8

Các nước phát triển

1,7

1,2

1,2

1,2

2,1

2,0

Các nước đang phát triển

6,2

4,9

5,0

5,1

5,4

5,6

Tăng trưởng thương mại toàn cầu(lượng)

6,0

2,5

3,1

4,0

5,4

5,0

Các nước phát triển

4,7

2,0

2,4

-

4,7

-

Các nước đang phát triển

8,7

3,6

4,3

-

6,3

-

Các nước phát triển

5,6

1,1

1,4

-

4,3

-

Các nước đang phát triển

6,4

3,6

6,0

-

7,3

-

Giá hàng hóa o i trừ giá dầu)

17,9

-9,9

-1,8

-4,7

-4,3

-1,1

Giá dầu thô

31,6

1,0

-4,7

2,4

-4,7

2,2

CPI

Các nước phát triển

2,7

2,0

1,7

1,5

1,9

Các nước đang phát triển

7,1

6,1

5,9

6,0

5,5

Nguồn: Dự báo của IMF tháng 7/2013 và của Worldbank tháng 6/2013.

B. KINH TẾ VIỆT NAM

I. Tình hình và dự báo kinh tế năm 2013

1. Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.

- Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp so với các năm trước (CPI 8 tháng tăng 3,53% so với đầu năm)8. Tính toán bóc tách thành phần mùa vụ cho thấy việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ, tỷ giá và dịch vụ công (y tế, giáo dục) là nhân tố chính chi phối lạm phát của năm nay. Cụ thể, trong tháng 8, lạm phát so với cùng kỳ ở mức khá cao so với các tháng trước (7.5%) nhưng lạm phát loại trừ yếu tố mùa vụ (xăng dầu, điện, dịch vụ công9) chỉ ở mức 3,43%. Như vậy, vẫn trên quan điểm nhận định trong báo cáo tháng 6/2013, UBGSTCQG cho rằng nếu không có những thay đổi về giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát cả năm 2013 sẽ vào khoảng 5% (cao hơn so với mức tương ứng 4.3% của năm 2012). Do đó, để đạt mục tiêu CPI cả năm không vượt quá mức 7%, công tác điều hành giá cả trong những tháng cuối năm sẽ có tính quyết định. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự điều phối thống nhất, có bước đi và lộ trình thích hợp.

Báo cáo  nhận định tình hình kinh tế năm 2013 & dự báo kinh tế 2014-2015  - Ảnh 1

- Cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư và dự báo trong năm 2013 thặng dư 1,5-2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thặng dư cán cân thanh toán giảm nhiều so với 2012 khi mức thặng dư 5 tháng đầu năm là 1,5 tỷ USD, giảm 79% so với cùng kỳ; cán cân vốn thặng dư 2,56 tỷ USD, giảm 37% so cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu tăng khá nhưng chủ yếu do đóng góp của khu vực FDI. Xuất khẩu 8 tháng tăng  14,7% nhưng khu vực trong nước chỉ tăng 3,1%. Tương tự, nhập khẩu tăng 14,9%, khu vực trong nước chỉ tăng 4%.

- Thị trường tài chính tiền tệ được cải thiện, góp phần ổn định hơn kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế10

2. Tăng trưởng kinh tế và sản xuất được cải thiện nhưng còn nhiều thách thức. Biểu hiện là sản xuất công nghiệp tăng dần qua các tháng11 và số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng dần (mặc dù vốn thành lập giảm)12.Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái13 trong khi sản xuất nông lâm thủy sản đạt thấp nhất trong vòng 10 năm (6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 2,4%)14. Các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI15.

Bảng 2: So sánh tốc độ tăng của đột số chỉ tiêu kinh tế năm 2013 (%, so với cùng kỳ năm trước )

Chỉ số

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

5 tháng

6 tháng

7 tháng

8 tháng

IIP

+

-

-

-

-

-

-

-

Xuất khẩu

+

-

-

-

-

-

-

-

Nhập khẩu

+

-

+

+

+

+

+

+

Nhập siêu/xuất khẩu

+

+

-

-

-

-

+

+

Tổng mức bán lẻ hàng hóa (loại trừ yếu tố giá)

-

-

-

-

-

-

-

-

PMI (theo tháng)

+

-

+

+

-

-

+

 

Với tình hình trên, UBGSTCQG nhận định việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 là một thách thức lớn và nhiều khả năng tăng trưởng GDP cả năm 2013 chỉ ở mức 5,3%.

II. Dự báo kinh tế 2014 -2015

1. Mục tiêu tổng quát: Kiên trì ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt mức tăng trưởng hợp lý; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt được nền tảng vững chắc để tạo đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

2. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

2.1. Về lạm phát năm 2014-2015

Bên cạnh mộ số thuận lợi:

- Kinh tế vĩ mô 2013 đã được duy trì ổn định, với tổng cầu trong phạm vi kiểm soát, không gây áp lực lớn lên lạm phát và giúp ổn định kì vọng về lạm phát của dân chúng.

- Giá giá hàng hóa thế giới được dự báo không có biến động lớn, thậm chí giảm, trong hai năm tới. Ngân hàng thế giới dự báo trong năm 2014-2015, giá năng lượng giảm tương ứng 1% và 0,8%, giá hàng hóa phi năng lượng giảm tương ứng 0,3% và 0,9%.

Cũng có một số nhân tố trở ngại:

- Áp lực điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản (giá than và điện) và dịch vụ công vẫn lớn.

- Nhập khẩu có thể tăng cao hơn năm 2013 với xu hướng tăng trưởng khá hơn.

- Lãi suất và tỷ giá USD/VND tăng do những thay đổi chính sách tiền tệ của FED và một số nước có thể tác động phần nào đến cung cầu ngoại tệ và qua đó gây sức ép lên tỷ giá.16 Tuy nhiên, áp lực trên có thể được giảm bớt do chính sách kiểm soát ngoại tệ và quản lý thị trường vàng đang phát huy hiệu quả.

2.2. Về tăng trưởng kinh tế 2014-2015

a. Những thuận lợi

- Ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thu hút đầu tư. Đầu tư nước ngoài gia tăng do kinh tế thế giới tăng trưởng tốt hơn trong năm tới17 cũng như khả năng thu hút đầu tư cao hơn với triển vọng TPP được kí kết trong năm 2015. Đầu tư tư nhân trong nước cũng sẽ cải thiện nhờ những giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đã triển khai trong thời gian qua sẽ phát huy tác dụng trong năm tới, và những biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu giúp hệ thống tài chính cải thiện và nâng cao khả năng cấp tín dụng.

- Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá từ những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

b. Một số thách thức

- Mặc dù kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng khá hơn trong 2014-2015 nhưng với mức tăng thấp, đồng thời vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như vấn đề nợ công ở châu Âu hay suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ.

- Doanh nghiệp trong nước vẫn còn khó khăn, nhất là khu vực nông nghiệp.

- Cân đối NSSN tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng bố trí vốn đầu tư phát triển (30% GDP), trong khi tăng trưởng kinh tế trong 2014 vẫn chủ yếu dựa vào vốn đầu tư do chưa cải thiện được nhiều năng suất và hiệu quả.

3. Dự báo kinh tế 2014-2015

Trên cơ sở tính toán (áp dụng mô hình kinh tế lượng) mức tăng sản lượng tiềm năng vào thời điểm hiện tại là khoảng 5,3%, với những nhận định về thuận lợi và khó khăn trên và với giả định tăng trưởng 5,3% và lạm phát 7% trong năm 2013, UBGSTC đề xuất các chỉ tiêu chủ yếu cho kế hoạch phát triển kinh tế năm 2014-2015 như sau:

Bảng 2: Một số chỉ tiêu kế ho ch phát triển kinh tế năm 2014- 2015

 

Năm 2014

Năm 2015

CPI (%)

7

6.5

GDP (%)

5,6-5,8

6-6,2

Tổng vốn đầu tư (%GDP)

30-31

30-31

Tín dụng (%)

15

15

Xuất khẩu (%)

12-14

13-15

4. Giải pháp thực hiện

1. Trong ngắn hạn, từ nay đến cuối năm 2013 và năm 2014, các chính sách cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu (đầu tư và tiêu dùng) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng sản xuất kích thích kinh tế. Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cần được quan tâm (không nên thấp dưới 30%GDP) để tạo điều kiện cân đối cung cầu hàng hóa, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô.

2. Trong trung hạn, các chính sách cần hướng tới việc cải thiện cung cầu của nền kinh tế, nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Do đó, việc đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế đóng vai trò quan trọng và cần phải tập trung thực hiện trong vòng 2-3 năm tới để tạo bước chuyển biến mới. Bên cạnh đó, trong vài năm tới, xuất khẩu vẫn giữ vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng do đó việc thu hút vốn FDI cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, về mặt dài hạn cần có những giải pháp từng bước cải cách khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời hỗ trợ công nghiệp và khu vực doanh nghiệp trong nước.

-----------------------------------------------------

1 Gần đây IMF (tháng 7/2013) và WB (tháng 6/2013) đều dự báo tăng trưởng kinh tế toán cầu 2013 và 2014 xuống thấp hơn so với dự báo đầu năm nay.

5 Tính đến hết quý II/2013, các khoản nợ không sinh lời (NPL) của các ngân hàng thương mại Trung Quốc lên tới 539,5 tỷ nhân dân tệ (88 tỷ USD), chạm mức cao kỷ lục kể từ quý II/2009; tổng nợ địa phương hiện nay đã ở mức 15.000-18.000 tỷ NDT (khoảng 2.450-2.950 tỷ USD), có 9 tỉnh thành có tỷ lệ nợ là trên 100%.

8 CPI tháng 8 tăng cao hơn tháng trước ở mức 0,83% chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá (giá xăng dầu trong tháng 7 và giá dịch vụ y tế tại Hà Nội tăng mạnh trên 60% (CPI Hà Nội tăng 3,16%, nếu loại trừ yếu tố này, CPI chỉ tăng khoảng 0,5% ). Theo đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế trong cả nước có mức tăng cao đột biến xấp xỉ 55% (dịch vụ y tế tăng 75,79%).  

9 Trong đó, lạm phát nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế đại diện cho sự tăng giá nhóm dịch vụ y tế; tương tự nhóm giáo dục đại diện cho nhóm dịch vụ giáo dục.

10 Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; tỷ giá ổn định; chất lượng tài sản của các TCTD và các công ty chứng khoán chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng các hạng mục rủi ro cao và tăng tỷ trọng các hạng mục rủi ro thấp; quỹ dự phòng rủi ro của các TCTD được tăng cường.

11 Mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 4,9%, 5%, 5,2%, 5,3%.

12 Số doanh nghiệp đăng kí mới 5 tháng tăng 4,8%, 6 tháng tăng 7,6% và 7 tháng tăng 8,4% so cũng kì. Số vốn đăng kí mới 4 tháng giảm 14,1%, 5 tháng giảm 16,3%, 6 tháng giảm 19,9% và 7 tháng giảm 17,5%.

13 Chỉ số IIP 8 tháng đầu năm đạt 5,3% tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (6,5%) và chỉ số PMI liên tiếp 3 tháng gần đây dưới ngưỡng 50 (ngưỡng mở rộng sản xuất), nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư cho hoạt động sản xuất rất yếu (chỉ số nhập siêu/XK đạt thấp (khoảng 0,7%) so với nhiều năm trở lại đây và lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 25.3%)

14 Trong đó, ngành nông nghiệp cũng có mức độ sụt giảm đáng kể từ mức từ 3,9% năm 2011 xuống 2,28% năm 2012 và 1,89% trong 6 tháng đầu năm 2013; ngành thủy sản sụt giảm liên tiếp từ 4,33% trong năm 2011 xuống 2,34% trong quý II/2013.

15 Trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu chỉ tăng 3,1% trong khi các doanh nghiệp FDI tăng 26%; nhập khẩu tăng 4% so với 24,1% của doanh nghiệp FDI. 

16 Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, số vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp trên TTCK vào khoảng 7 tỷ USD.

17 Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong hai năm 2014-2015 tương ứng là 3,0% và 3,3%, cao hơn mức 2,2% trong năm 2013.