Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 2-6/5/2017

Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính

Kinh tế - tài chính thế giới

Nội dung

Tăng trưởng - Lạm phát

- Hoa Kỳ: Trong quý I/2017, GDP tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 2,1% của quý IV/2016 và là mức tăng thấp nhất kể từ quý I/2014, do chi tiêu quốc phòng giảm 4%; các doanh nghiệp giảm tích lũy hàng tồn kho (giảm từ 49,6 tỷ USD của quý IV/2016 xuống còn 10,3 tỷ USD); tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng giảm (từ 3,5% của quý IV/2016 xuống còn 0,3%). Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương cao nhất trong 10 năm (tăng 0,9%), trong bối cảnh thị trường lao động đã gần đạt tới trạng thái đầy đủ việc làm; đầu tư kinh doanh tăng mạnh nhất kể từ quý III/2015 (tăng 9,1%). (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 28/4)

- Anh: Trong quý I/2017, GDP tăng 0,3% so với quý IV/2016, thấp hơn so với mức dự báo 0,4% của các chuyên gia kinh tế và là mức tăng thấp nhất kể từ quý I/2016, do sự sụt giảm của ngành dịch vụ. (Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh - ONS ngày 28/4)

- Eurozone: Tỷ lệ lạm phát trung bình ở mức 1,6% trong năm 2017 (cao hơn mức 1,4% dự báo tháng 01/2017), 1,5% trong năm 2018 và 1,7% trong năm 2019. Lạm phát vẫn chịu ảnh hưởng từ biến động thất thường của giá thực phẩm và năng lượng. (Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB ngày 28/4)

Chứng khoán

- Chứng khoán Hoa Kỳ: Hầu hết các chỉ số chứng khoán chính đều tăng điểm trong tuần qua do tình hình việc làm trong tháng 4/2017 khả quan của và Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật ngân sách trị giá hơn 1.000 tỷ USD giúp Chính phủ duy trì hoạt động tới hết ngày 30/9, thời điểm tài khóa 2017 kết thúc.Tính chung cả tuần (01/5 - 05/5/2017), chỉ số Dow Jones; S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,32%; 0,63% và 0,46% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (28/4/2017).Trong ngày giao dịch 05/5/2017 so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:

+ Chỉ số S&P 500 tăng 9,77 điểm (0,41%) lên 2.399,29 điểm.

+ Chỉ số Nasdaq tăng 25,42 điểm (0,42%) lên 6.075,34 điểm.

+ Chỉ số Dow Jones tăng 55,47 điểm (0,26%) lên 21.006,94 điểm.

- Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,81 điểm (-0,54%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (05/5/2017) so với phiên giao dịch trước đó, các chỉ số:

+ Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 24,33 điểm (-0,78%) xuống 3.103,04 điểm.

+ S&P/ASX 200 (Australia) tăng 40,5 điểm (0,69%) lên 5.876,6 điểm.

+ Hang Seng (Hong Kong) giảm 207,53 điểm (-0,84%) xuống 24.476,35 điểm.

+ Nikkei 225 (Nhật Bản) và Kospi (Hàn Quốc): Đóng cửa nghỉ lễ.

Dầu mỏ

Sản lượng dầu mỏ của Hoa Kỳ đã tăng hơn 450 nghìn thùng/ngày, từ 8,567 triệu thùng/ngày hồi tháng 9/2016, đạt 9,031 triệu thùng/ngày trong tháng 02/2017 và tăng lên 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2017. Sản lượng dầu của Hoa Kỳ phục hồi mạnh là một trong những yếu tố khiến cho việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ diễn ra chậm hơn so với dự kiến của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). (Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ - EIA ngày 03/5)

Tuần từ 01/5 - 05/5/2017, giá dầu WTI và Brent giảm tương ứng 6,3% và 5,08%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (05/5/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 5/2017:

- WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,7 USD (1,51%) lên 46,22 USD/thùng.

- Brent trên sàn ICE Futures Europe tăng 0,72 USD (1,47%) lên 49,1 USD/thùng.

Châu Âu

- Đức: Trong tháng 4/2017, tỷ lệ thất nghiệp của Đức ở mức 5,8% - thấp kỷ lục kể từ năm 1990, tương đương với khoảng 2,56 triệu người không có việc làm, giảm 93 nghìn người so với tháng 3/2017, cho thấy kinh tế Đức tiếp tục tăng trưởng tốt, việc làm mới được tạo ra nhiều hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường lao động ở Đức vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.(Theo Cơ quan Lao động Đức ngày 03/5)

- Anh: Kinh tế Anh có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực trong tháng 4/2017, với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực dịch vụ đạt 55,8 điểm, cao hơn 55 điểm của tháng 3 và là mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng; PMI lĩnh vực chế tạo đạt 57,3 điểm, cao hơn 54,2 điểm của tháng 3/2017 và là mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng. (Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Markit ngày 04/5)

Hoa Kỳ

Trong tháng 4/2017:

- PMI của Hoa Kỳ giảm từ 57,2 điểm (tháng 3/2017) xuống còn 54,8 điểm - mức thấp nhất trong 4 tháng qua và là tháng giảm thứ 2 liên tiếp, phản ánh tâm lý thận trọng của các doanh nghiệp khi họ đang chờ đợi những đề xuất về chính sách của Tổng thống Donald Trump.

- Chỉ số về lượng đơn đặt hàng mới tại các nhà máy sụt giảm mạnh xuống 57,6 điểm - mức thấp nhất trong 5 tháng qua; chỉ số việc làm trong khu vực chế tạo cũng giảm còn 52 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.

(Theo Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ - ISM ngày 01/5)

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) giảm 0,2% trong tháng 3/2017 - mức giảm đầu tiên kể từ tháng 02/2016 và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 01/2015. PEC lõi (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) - thước đo lạm phát của FED - giảm 0,1%, mức giảm đầu tiên và lớn nhất kể từ tháng 01/2015. (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 01/5)

Hàn Quốc

- Trong tháng 4/2017, Hàn Quốc đạt thặng dư thương mại tháng thứ 63 liên tiếp với 13,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 24,2% lên 51 tỷ USD, mức cao nhất trong gần 7 năm; kim ngạch nhập khẩu tăng 16,6% lên 37,8 tỷ USD. Xuất khẩu của Hàn Quốc bắt đầu khởi sắc từ tháng 01/2017 nhờ giá dầu thế giới tăng trở lại và thương mại toàn cầu phục hồi. (Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 01/5)

- Trong tháng 3/2017, thặng dư tài khoản vãng lai của Hàn Quốc giảm xuống 5,93 tỷ USD so
với mức thặng dư 10,55 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016, do thâm hụt cán cân dịch vụ tăng 3,27 tỷ USD so với 920 triệu USD của cùng kỳ năm 2016, nguyên nhânbởi số lượng du khách Trung Quốc giảm mạnh. (Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc - BoK ngày 04/5)

Brazil

Trong quý I/2017, tỷ lệ thất nghiệp tại Brazil tăng lên mức kỷ lục (chiếm 13,7% dân số, tương đương 14,2 triệu người), tăng 14,9% so với quý IV/2016 và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2016, cho thấy tình hình suy thoái sâu của nền kinh tế nước này. (Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil ngày 28/4)

Chính sách

- Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ - FED ngày 03/5 công bố giữ nguyên tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức 0,75 - 1%,
nhưng sẽ nâng lãi suất trong thời gian tới khi các số liệu kinh tế được cải thiện. Nhà kinh tế Paul Ashworth, thuộc Capital Economics, dự báo đợt nâng lãi suất sắp tới của FED có thể vào tháng 6/2017.

- Thượng viện Hoa Kỳ ngày 04/5 thông qua dự luật phân bổ ngân sách trị giá 1.200 tỷ USD cho các cơ quan chính phủ liên bang đến hết ngày 30/9. Theo đó, ngân sách cho quốc phòng đạt gần 600 tỷ USD (tăng 4,5% so với tài khóa 2016), ngân sách cho tăng cường an ninh biên giới là 1,5 tỷ USD (không cấp tiền xây bức
tường biên giới phía Nam, giáp Mexico). Ngân sách mới cũng tăng chi tiêu cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), các nghiên cứu y tế. (Theo TTXVN ngày 05/5)

Nhận định
chuyên gia

Các nhà đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP của 11 nước thành viên (không bao gồm Hoa Kỳ) ngày 02/5 đã bắt đầu nhóm họp tại thành phố Toronto (Canada) để thăm dò khả năng hiệu lực hóa TPP mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Nhật Bản hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận mới vào giữa tháng 11/2017, khi Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).(Theo TTXVN ngày 03/5)