Tình hình dự trữ ngoại hối thế giới năm 2013

Theo vietinbankschool.edu.vn

Ngày 31/3/2014, Vụ Thống kê của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.

Bảng 1: Tình hình dự trữ ngoại hối chính thức trên thế giới (tỉ USD)

 
2000
2005
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng dự trữ
1.934,8
4.319,9
7.345,9
8.164,7
9.264,9
10.205,6
10.952,4
11.673,6
Đã phân bổ
1.518,2
2.843,5
4.210,2
4.589,9
5.163,2
5.652,4
6.085,7
6.220,8
USD
1.079,9
1.891,4
2.684,9
2.847,9
3.192,9
3.524,9
3.731,3
3.805,7
Euro
277,69
679,299
1.103,5
1.269,6
1.342,6
1.394,1
1.474,4
1.521,0
Bảng Anh
41,798
106,558
177,55
194,90
203,18
216,77
245,95
249,35
Yên Nhật
92,078
112,606
145,97
132,99
188,77
203,88
248,78
244,80
Frank Thụy Sĩ
4,087
4,143
5,799
5,300
6,628
4,369
12,943
12,575
Dollar Canada
-
-
-
-
-
-
86,757
108,53
Dollar Australia
-
-
-
-
-
-
88,511
100,14
Ngoại tệ khác
22,672
49,546
92,510
139,24
229,08
308,43
197,06
178,68
Chưa phân bổ
417,62
1.476,4
3.135,7
3.574,8
4.101,7
4.553,2
4.866,7
5.452,8
Các nước phát triển
Tổng dự trữ
1.217,9
2.080,7
2.496,2
2.785,1
3.099,3
3.404,5
3.697,8
3.817,2
Đã phân bổ
1.107,9
1.821,5
2.197,5
2.428,6
2.707,9
3.012,0
3.282,0
3.391,2
Chưa phân bổ
109,99
259,24
298,68
356,50
391,40
392,46
415,89
426,01
Các nước đang phát triển và mới nổi
Tổng dự trữ
717,98
2.239,2
4.849,7
5.379,7
6.165,6
6.801,1
7.254,5
7.856,5
Đã phân bổ
410,36
1.022,1
2.012,7
2.161,4
2.455,3
2.640,4
2.803,7
2.829,6
Chưa phân bổ
307,62
1.217,2
2.837,0
3.218,3
3.710,3
4.160,7
4.450,8
5.026,8
Nguồn: NHTW châu Âu (ECB) và IMF

Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.

Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.

Bảng 2: Cơ cấu dự trữ quốc tế phân theo loại tiền tệ dự trữ (%)

 
1995
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2012
2013
USD
59,0
70,7
66,4
65,7
64,1
64,1
62,1
61,8
61,31
61,18
Euro
-
18,8
24,3
25,2
26,3
26,4
27,6
26,0
24,23
24,45
Bảng Anh
2,1
2,8
3,6
4,2
4,7
4,0
4,3
3,9
4,04
4,01
Yên Nhật
6,8
6,3
3,7
3,2
2,9
3,1
2,9
3,7
4,08
3,94
Frank Thụy Sĩ
0,3
0,3
0,1
0,2
0,2
0,2
0,1
0,1
0,21
0,20
Dollar Canada
-
-
-
-
-
-
-
-
1,42
1,74
Dollar Australia
-
-
-
-
-
-
-
-
1,45
1,61
Đồng tiền khác
13,6
1,4
1,9
1,5
1,8
2,2
3,1
4,4
3,24
2,87
Nguồn: ECB và IMF

Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.

Bảng 3: Top 20 quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới (thời điểm 31/12/2013)

Số TT
Quốc gia/khu vực
Triệu USD
1
Trung Quốc
3.820.000
2
Nhật Bản
1.268.000
3
Liên minh châu Âu
863.800
4
Arập Xêút
739.500
5
Thụy Sĩ
531.100
6
CHLB Nga
515.600
7
Đài Loan
414.500
8
Brazil
378.300
9
Hàn Quốc
341.800
10
Hồng Kông
309.000
11
Ấn Độ
295.000
12
Singapore
270.500
13
CHLB Đức
248.900
14
Angiêri
192.500
15
CH Pháp
192.500
16
Italia
181.700
17
Thái Lan
167.600
18
Mêxicô
167.100
19
Mỹ
150.200
20
Malaysia
139.400
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia. Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.