Tình hình giá cả thị trường tháng 02, dự báo giá tháng 03/2013

Theo Bộ Tài chính

I. Tổng quan tình hình giá cả thị trường

1. Diễn biến:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 02/2013 tăng 1,32% so với tháng 01/2013. Mức tăng chỉ số giá tháng 2/2013 tuy cao hơn tháng 1/2013 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng của tháng 2 (tháng có những ngày cận Tết, trong và sau Tết) trong nhiều năm trở lại đây-trừ năm 2009[1].

Xét theo cơ cấu nhóm hàng: So với tháng 01/2013, trừ nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,03%; chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 02/2013 tăng ở 10/11 nhóm hàng cấp I tham gia tính chỉ số giá, trong đó nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng cao nhất (tăng 2,28%, trong đó: lương thực tăng 0,37%, thực phẩm tăng 3,0%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,85%) và chiếm gần 70% mức tăng của chỉ số giá tháng 02/2013. Tiếp theo là các nhóm Đồ uống và thuốc lá (tăng 1,50%); nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 1,08%); nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 1,07%). Các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng từ 0,03-0,81%[2]

Xét theo khu vực và địa phương: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2013 khu vực thành thị (tăng 1,24%) tăng thấp hơn khu vực nông thôn (tăng 1,39%). Chỉ số giá tại một số địa phương lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 1,0%), Hà Nội (tăng 1,30%), Thừa Thiên Huế (tăng 1,26%), Đà Nẵng (tăng 1,23%), Cần Thơ (tăng 1,21%) tăng thấp hơn mức tăng chỉ số giá chung cả nước.

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2013 tăng 2,59% so với tháng 12/2012 và tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm 2013 tăng 7,04% so với cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số giá vàng tháng 02/2013 giảm 0,33%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng  0,03% so với tháng 01/2013. So với tháng 12/2012, chỉ số giá vàng giảm 2,05 %, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,05%.

2. Một số yếu tố tác động đến mặt bằng giá cả thị trường tháng 2/2013:

2.1. Những yếu tố gây sức ép tăng giá:

Những ngày cao điểm của Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 rơi trọn trong tháng 2/2013. Do vậy, thị trường hàng hoá, dịch vụ trong tháng 2/2013 diễn ra khá sôi động, nhất là những ngày giáp Tết. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tại một số thời điểm tăng cao gây sức ép tăng giá nhất là giá các mặt hàng chủ yếu phục vụ Tết như Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình- yếu tố cơ bản tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2013 tăng), Đồ uống và thuốc lá, May mặc, mũ nón, giầy dép, Dịch vụ giao thông công cộng và một số hàng hoá dịch vụ khác[3]

2.2. Những yếu tố kiềm chế tốc độ tăng giá:

 - Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo sát sao và tích cực triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường những tháng cuối năm 2012; Nghị quyết số  quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2012 của Chính phù về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và các văn bản chỉ đạo có liên quan. Đây là yếu tố quan trọng kiềm chế mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2013.

- Trên thị trường, cung về hàng hoá dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về bao bì đóng gói, đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân  dân. Giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, một số mặt hàng tuy có tăng vào những ngày 28, 29 và mùng 3,4 Âm Lịch theo quy luật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá, mặt bằng giá các hàng hoá phục vụ Tết Quý Tỵ nhìn chung không tăng cao hơn so với Tết năm trước.

- Sức mua trên thị trường có tăng nhưng không tăng cao, chỉ tập trung trong thời gian 4-5 ngày trước Tết (từ 25-26 Âm Lịch đến 29 Âm Lịch); người dân chi tiêu tiết kiệm hơn năm trước, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, các hàng hoá thực phẩm, hoa cây cảnh dịp Tết, giảm chi các khoản vui chơi giải trí, mua sắm thiết bị gia đình làm giảm áp lực tăng giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 2/2013 giảm 1,03% so với tháng 1/2013 (trong đó nhóm thương nghiệp và du lịch giảm lần lượt là 1,41% và 1,44%; nhóm khách sạn, nhà hàng và dịch vụ tăng nhẹ lần lượt là 0,39% và 0,36%). Mức giảm của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 2/2013 một mặt là do kỳ tính tổng mức bán lẻ tháng 2/2013 ngắn hơn 3 ngày so với tháng 1/2013, mặt khác phản ánh sức mua không cao (người dân tiết kiệm chi tiêu và giảm dần thói quen mua sắm dự trữ quá nhiều trong dịp Tết, ngoài ra một số hàng hoá đã được mua sắm từ các chương trình khuyến mãi dịp Tết Dương lịch…). Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước hai tháng đầu năm đạt 20.118 tỷ đồng, bằng 10,5% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tăng trưởng tín dụng giảm[4]; hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao[5]; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn.

II. Công tác quản lý, điều hành giá và các biện pháp bình ổn thị trường trong dịp tết nguyên đán quý tỵ 2013

1. Triển khai việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013:

1.1.  Ban hành các văn bản chỉ đạo trong dịp Tết và thực hiện chế độ báo cáo Tết:

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTG ngày 26/9/2012 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012, Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 3/1/2013, CV số 687/VPCP-TH ngày 21/1/2013; Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 2/11/2012 về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013; Công điện số 01/CĐ-BTC ngày 24/1/2013 chỉ đạo Sở Tài chính, Cục Thuế, Hải Quan, Kho bạc Nhà nước các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Cục dự trữ nhà nước khu vực và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tăng cường các mặt công tác góp phần bình ổn giá trong dịp Tết Quý Tỵ 2013. Căn cứ các văn bản chỉ đạo trên, các địa phương đều đã nghiêm túc có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện; đặc biệt là công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ; không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí trên địa bàn địa phương.

Thực hiện Công văn số 687/VPCP-TH ngày 21/1/2013 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các địa phương tổ chức theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trước, trong và sau Tết; tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo giá từng ngày Tết (ngày 29 Âm lịch, mùng 2, 3, 4 và 5 Tết) gửi Văn phòng Chính phủ theo quy định.

1.2. Bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ

- Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đã cùng các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện phương án chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tăng cao (khoảng 15-20%, một số địa phương trọng điểm nhu cầu tăng khoảng 20%-25%) so với bình thường của người dân trong dịp Tết. Bên cạnh việc tạo điều kiện kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn hàng từ trong và ngoài tỉnh đáp ứng nhu cầu Tết Quý Tỵ, 2013; các địa phương cũng đã tổ chức tốt việc cung ứng hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm trong dân cư, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

- Nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ đã được triển khai tích cực như: Tiếp tục thực hiện Chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường, giá cả tại nhiều địa phương (theo báo của các địa phương và tổng hợp của Bộ Công Thương, tính đến ngày 6/02/2013 có 41 tỉnh, thành phố thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết với tổng kinh phí khoảng gần 1.700 tỷ đồng, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, thủy hải sản, đường, rau củ, thực phẩm chế biến…); Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xuất cấp 29.092 tấn gạo dự trữ quốc gia cho một số địa phương trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2013[6]. Tính đến ngày 7/2/2013, các Cục dự trữ Nhà nước khu vực đã tổ chức xuất cấp được 24.554 tấn gạo, đạt 100% kế hoạch phân bổ trước Tết Nguyên đán, số lượng còn lại là 4.538 tấn sẽ được tổ chức xuất cấp sau Tết cho nhân dân các địa phương Lai Châu, Hà Tĩnh, Phú Yên, Sơn La, Yên Bái.

2. Công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá

- Thực hiện giữ ổn định giá trong dịp Tết đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: giá điện, giá than cho sản xuất điện, giá nước sạch, giá cước xe buýt được Nhà nước trợ giá…; tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá trong tháng 2 đối với một số dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, giá dịch vụ giáo dục (học phí)… tại một số địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTG ngày 26/9/2012.

- Đối với giá xăng dầu: Trước diễn biến tăng của giá xăng dầu thế giới, để bình ổn giá cả thị trường; trong tháng 1 và tháng 2/2012, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã 4 lần điều hành để giữ ổn định giá bán xăng dầu thông qua biện pháp cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng hoặc tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu; tạm thời chưa tính lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở[7]

- Kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiểm soát việc thực hiện cam kết về giá đối với các doanh nghiệp được hỗ trợ vốn từ chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường giá cả. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách.

3. Công tác kiểm tra, thanh tra thị trường, giá cả:

Để góp phần bình ổn thị trường, giá cả trong dịp Tết, các Bộ, ngành, địa phương đều tích cực tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động của thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thuế, phí. Cụ thể:

- Thực hiện ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình chuẩn bị hàng hoá cho dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013[8] và Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 2/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Bộ Tài chính đã tham gia đoàn công tác liên ngành với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc tại một số địa phương về công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết; đồng thời chủ trì tổ chức đoàn công tác của Bộ Tài chính kiểm tra và nắm tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại 3 miền Bắc-Trung-Nam. Nhìn chung các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch cân đối cung cầu, nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán từ sớm và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, tổ chức các hội chợ xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá[9] gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế; kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bình ổn giá cả hàng hóa thị trường trong nước.

- Trong tháng 2/2013, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 11.562 vụ, xử lý 4.153 vụ vi phạm, trong đó 535 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 599 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; 1.805 vụ vi phạm trong kinh doanh và 1.214 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá, với số thu gần 23 tỷ đồng, trong đó phạt vi phạm hành chính gần 16 tỷ đồng.

- Ngành Thuế: Bên cạnh việc đôn đốc, chỉ đạo Cục thuế các địa phương tích cực triển khai thu nội địa theo dự toán được giao năm 2012, toàn ngành đã tăng cường công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế, xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm trốn thuế, lậu thuế, kết hợp với kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, nhất là những đối tượng vừa qua được hưởng chính sách miễn, giảm, giãn thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, môn bài...

- Ngành Kho bạc Nhà nước: Tăng cường kiểm soát chi từ ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB, trong chi tiêu thường xuyên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước. Đến hết tháng 02/2013, qua công tác kiểm soát chi, hệ thống KBNN đã phát hiện trên 7.500 khoản chi của 3.500 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; tạm dừng và từ chối thanh toán trên 140 tỷ đồng.

- Ngành Hải quan: Đã thực hiện các biện pháp như tăng cường sự phối hợp giữa các Đội kiểm soát hải quan với các lực lượng Công an, Biên phòng, Cảnh sát Biển, Ban chỉ đạo 127, Quản lý thị trường cùng tuần tra, lập các chốt kiểm soát tại các điểm nóng; tuyên truyền vận động quần chúng tố giác, báo tin cho các cơ quan chức năng khi phát hiện có các hoạt động buôn lậu; tổ chức điều tra nghiên cứu các đối tượng, xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, phân công cụ thể địa bàn cho từng cá nhân quản lý... Những biện pháp đó bước đầu đã đạt được kết quả khả quan: Giảm 95%-98% lượng gà thải loại nhập lậu vào thị trường nội địa; một số địa bàn trọng điểm, qua kiểm tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 112 vụ vi phạm trong đó Hà Giang (9 vụ), Tây Ninh (68 vụ), An Giang (16 vụ), Gia Lai-Kon Tum (3 vụ), Đồng Tháp (5 vụ), Hải Phòng (8 vụ), Quảng Bình (3 vụ)....Trong dịp Tết Quý Tỵ, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới diễn biến rất phức tạp. Qua công tác đấu tranh chống buôn lậu, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 1.400 vụ vi phạm, với trị giá hàng vi phạm ước tính gần 16,5 tỷ đồng. 

III. Dự báo

Tháng 3/2013 có một số yếu tố tác động gây sức sép tăng giá đó là: Giá một số hàng hoá trên thị trường thế giới (xăng dầu thành phẩm, thép phế, bột giấy...) dự báo có xu hướng tăng[10]; trong nước, tháng Ba thời điểm của Lễ hội, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình khả năng sẽ tiếp tục tăng; tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiềm ẩn nguy cơ lây truyền và bùng phát dịch, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm; một số mặt hàng cần được xem xét tiếp tục điều hành theo lộ trình như giá dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước[11], than cho sản xuất điện, điện; giá xăng dầu cần được điều hành theo diễn biến giá xăng dầu thị trường thế giới và quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu…

Tuy nhiên, trong tháng 3/2012 có một số yếu tố kiềm chế tăng giá đó là: cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước tiếp tục được giữ vững, nhu cầu tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng sau Tết không cao; giá nhiều mặt hàng như thực phẩm, cước vận tải đã cơ bản bình ổn trở lại so với thời điểm trước Tết; chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường tiếp tục được thực hiện tại các địa phương; các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan...

 Dự báo giá thị trường tháng 3/2013 có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ so với tháng 2/2013.

IV. Diễn biến giá một số mặt hàng chủ yếu

1. Lúa gạo

- Diễn biến:

+ Thị trường thế giới: So với tháng 1/2013, giá chào bán gạo xuất khẩu (giá FOB) tháng 2/2013 của Thái Lan ổn định hoặc tăng tuỳ loại, của Việt Nam giảm. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá trong khoảng 565-570 USD/tấn, ổn định; gạo 25% tấm giá khoảng 550-555 USD/tấn, tăng 5-10 USD/tấn. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động trong khoảng 395-410 USD/tấn, giảm 10-15 USD/tấn; gạo 25% tấm dao động khoảng 365-370 USD/tấn, giảm 15-20 USD/tấn.

+ Thị trường trong nước: Giá lúa, gạo có biến động không ổn định trước Tết; trong thời gian nghỉ Tết, giá giảm do thiếu hoạt động mua bán trong khi bắt đầu thu hoạch rộ vụ Đông Xuân ở ĐBSCL. Những ngày đầu tuần sau tết, giá tăng trở lại do triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động xuất khẩu trở lại bình thường.

Tại miền Bắc, giá lúa, gạo tẻ thường ổn định so với tháng 1/2013, giá thóc tẻ thường dao động ở mức 6.000-8.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường dao động ở mức 8.000-12.500 đồng/kg.

Tại miền Nam, so với tháng 1/2013, giá lúa, gạo giảm. Giá lúa dao động ở mức 5.000-6.000 đồng/kg, giảm 150 -200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá phổ biến trong khoảng 7.775-8.050 đồng/kg, giảm 300-325 đồng/kg; gạo 25% tấm giá phổ biến trong khoảng 7.025-7.300 đồng/kg, giảm 375-400 đồng/kg.

- Về tình hình xuất khẩu: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), luỹ kế xuất khẩu từ ngày 1/1 – 21/2/2013 đạt 0,58 triệu tấn, trị giá FOB là 258,6 triệu USD với giá FOB bình quân khoảng 446 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, số lượng tăng 5,45%, trị giá FOB tăng 8,2%, tuy nhiên giá bình quân giảm 66,3% USD/tấn.

- Về hợp đồng xuất khẩu: Năm 2012 chuyển sang 0,637 triệu tấn. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 21/2/2013 đạt 2,817 triệu tấn. So với cùng kỳ năm trước tăng 99,5%, như vậy lượng gạo chưa giao hàng còn khoảng 2,237 triệu tấn.

- Kết quả thực hiện mua tạm trữ từ ngày 20/2/2013 đến ngày 22/2/2013: có 39 thương nhân báo cáo mua tạm trữ, số lượng đạt 54.960 tấn.

- Nguyên nhân: Giá chào bán gạo Thái Lan tăng và giữ ở mức cao do chính sách hỗ trợ thu mua gạo của Chính phủ nước này. Giá chào bán gạo của Việt Nam giảm do hiện nay, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2012-2013, nguồn cung gạo trong nước tăng, trong khi nguồn cung gạo từ các nước xuất khẩu như Ấn Độ và Pakistan khá lớn. Ngày 7/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân 2012-2013, giá lúa gạo trong nước đã ổn định trở lại.

 - Dự báo:

+ Thị trường thế giới: Giá gạo sụt giảm trong năm 2013 do nhu cầu yếu trong khi nguồn cung dồi dào. Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thương mại gạo trong năm 2013 giảm 4,87% so với năm 2012, nguyên nhân chính là do nhu cầu yếu trong khi lượng tồn kho nhập khẩu trong năm 2012 còn nhiều ở Châu Phi và một số nước nhập khẩu chính ở Châu Á. Tình hình sản lượng trong nước tăng lên nhưng nhập khẩu lại hạn chế, trong khi tồn kho xuất khẩu lớn, đặc biệt là Thái Lan ngày càng tăng áp lực trên thị trường gạo thế giới.

+ Thị trường trong nước: Giá lúa gạo tại khu vực Nam bộ có khả năng tăng nhẹ do chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đang được triển khai (thời gian mua tạm trữ từ 20/2-20/5/2013).

2. Thực phẩm tươi sống

- Diễn biến: Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trùng vào tháng 2/2013 nên giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tháng 2/2013 có nhiều biến động. Sau khi tăng vào đầu tháng thì từ giữa tháng, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã có xu hướng giảm và dần ổn định trở lại so với thời điểm trước Tết. Riêng những ngày giáp Tết và những ngày sau Tết (mùng 3, 4 Tết), giá tăng ở mức cao tại một số khu vực. Cụ thể:

Thịt lợn hơi: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 46.000-49.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng: 48.000-52.000 đồng/kg. Miền Nam giá phổ biến khoảng 44.000-49.000 đồng/kg, tăng 1.000-2.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng 47.000-53.000 đồng/kg.

Thịt lợn mông sấn: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 95.000-97.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng: 100.000-110.000 đồng/kg. Miền Nam giá phổ biến khoảng 87.000-95.000 đồng/kg, tăng 2.000-5.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng: 95.000-105.000 đồng/kg.

Thịt bò thăn: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 260.000-280.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng: 270.000-300.000 đồng/kg. Miền Nam giá phổ biến khoảng 215.000-260.000 đồng/kg, tăng 20.000-30.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng: 250.000-275.000 đồng/kg.

Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch: Miền Bắc giá phổ biến khoảng 150.000-175.000 đồng/kg, tăng 20.000-40.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng 170.000-180.000 đồng/kg. Miền Nam giá phổ biến khoảng 145.000-175.000 đồng/kg, tăng 25.000-40.000 đồng/kg; giáp Tết khoảng 160.000-180.000 đồng/kg.

Giá một số loại rau, củ, quả giảm so tháng 1/2013: Bắp cải 8.000-10.000 đồng/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg; khoai tây 12.000-18.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; cà chua 12.000-15.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg.

Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá chép, tôm, mực ống… tăng so với  tháng 1/2013: Cá chép 70.000-85.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; tôm sú 180.000-190.000 đồng/kg, tăng 5.000-10.000 đồng/kg; cá quả 115.000-125.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. 

Giá trái cây tăng khoảng 10-15% so với tháng trước do nhu cầu sử dụng hoa quả cho việc cúng lễ dịp Tết, ngày rằm và lễ hội tăng.

- Nguyên nhân: Giá thực phẩm tươi sống biến động tăng trong tháng 2/2013 do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán nhất là những ngày cao điểm trước, trong và ngay sau Tết.

Thời tiết ấm, thuận lợi cho sự phát triển của rau xanh, nguồn cung tăng trong khi nhu cầu thị trường ở mức thấp đã tác động làm giá rau giảm so với tháng 1/2013.  

 - Tình hình dịch bệnh: Tính đến ngày 4/3/2013.

+ Dịch cúm gia cầm: Cả nước có 03 tỉnh là Điện Biên, Kiên Giang và Khánh Hoà có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

+ Dịch lở mồm long móng: Cả nước còn tỉnh Sơn La có ổ dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

+ Dịch tai xanh trên lợn: Cả nước có 03 tỉnh là Quảng Nam, Long An và Quảng Trị có ổ dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày.

- Dự báo: Trong thời gian tới, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ có xu hướng giảm dần do nhu cầu tiêu dùng thấp, nguồn cung dồi dào.

3. Đường

- Diễn biến:

+ Thị trường thế giới: Giá đường thế giới tháng 2/2013 giảm so với tháng 1/2013. Tại New York, giá đường thô giao tháng 3/2013 khoảng 18-18,89 Uscent/Lb, giảm 0,37-0,68 Uscent/Lb; tại Luân Đôn, giá đường trắng giao tháng 3/2013 khoảng 495,6 - 502,5 USD/tấn, giảm khoảng 12,3 USD/tấn.

+ Thị trường trong nước:

* Tình hình sản xuất: Tính đến ngày 15/2/2013 đã có 40/40 nhà máy đường vào sản xuất; các nhà máy đã ép được 8.969.000 tấn mía, tăng 1.387.000 tấn; sản xuất 784.530 tấn đường, tăng 148.330 tấn so với cùng kỳ năm trước.

* Tiêu thụ: Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/1/2013 đến 15/2/2013 là 172.130 tấn (tháng trước là 164.100 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 55.730 tấn).

* Tồn kho: Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15/2/2013 là 338.900 tấn (tăng 129.200 tấn so với cùng kỳ năm trước).

* Giá mía 10 CCS tại ruộng ổn định và tăng nhẹ tại một số vùng, cụ thể: Đông Nam Bộ từ 950.000 – 1.150.000 đồng/tấn, Miền Trung – Tây Nguyên 900.000 – 928.000 đồng/tấn, Miền Bắc 870.000 – 1.000.000 đồng/tấn, ổn định; riêng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 855.000 – 1.150.000 đồng/tấn, tăng khoảng 200.000 đồng/tấn.

* Giá đường: Giá bán buôn đường RS và RE tháng 2/2013 giảm so với tháng 1/2013, hiện giá bán buôn đường RS khoảng 13.700 – 14.700 đồng/kg, giảm khoảng 400 đồng/kg; giá bán buôn đường RE khoảng 16.900 – 17.200 đồng/kg, giảm khoảng 100 – 200 đồng/kg. Giá bán lẻ đường ổn định so với tháng 1/2013, hiện dao động trong khoảng 19.000-23.000 đồng/kg.

* Văn bản chỉ đạo về nhập khẩu: Ngày 8/2/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường, muối và trứng gia cầm năm 2013. Theo đó, hạn ngạch thuế quan cho đường là 73.500 tấn và được phân công giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sản xuất đường thô để tinh luyện. Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thực hiện theo đề nghị của Bộ NN&PTNT để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ đường sản xuất trong nước. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/2/2013 đến hết ngày 31/12/2013.

- Nguyên nhân:

+ Thị trường thế giới: Triển vọng về nguồn cung đường lớn từ Braxin và Ấn Độ vẫn là nguyên nhân chính tạo áp lực làm giá đường thế giới giảm so với tháng 1/2013.

+ Thị trường trong nước: Tuy các nhà máy đường nghỉ Tết khoảng 1 tuần nhưng sản lượng đường sản xuất từ 15/1 – 17/2/2013 vẫn đạt 250.742 tấn. Tồn kho ngày càng tăng cao trong các tháng sản xuất cao điểm của mùa vụ. Sau Tết, tiêu thụ càng chậm trong khi nhu cầu tiêu dùng thấp, giá bán buôn đường trên thị trường tiếp tục giảm nhẹ.

- Dự báo:

+ Thị trường thế giới: Với nguồn cung như hiện nay, dự báo giá đường thế giới tiếp tục giảm.

+ Thị trường trong nước: Hiện đã quá giữa vụ sản xuất đường 2012/2013 nhưng sản lượng đường mới đạt một nửa so với sản lượng cả vụ. Tháng 3/2013 vẫn là tháng sản xuất cao điểm, sản lượng đường dự kiến đạt khoảng 300.000 - 350.000 tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng sau Tết giảm, tồn kho tiếp tục tăng và có khả năng vượt 450.000 tấn vào giữa tháng 4/2013. Dự báo giá đường trong nước tiếp tục giảm.

4. Phân bón

-  Diễn biến:

+ Thị trường thế giới: Giá phân Urê trên một số thị trường chính như Yuzhny, Baltic, Trung Đông sau khi tăng trong đầu tháng đã giảm trở lại vào cuối tháng do ảnh hưởng của dịp nghỉ Tết kéo dài tại các nước châu Á, mặc dù vẫn đang trong giai đoạn nhu cầu phân bón cao cho vụ Đông Xuân nhưng giao dịch trên thị trường thấp. Tính chung trong tháng 2/2013, giá phân bón Urê trên một số thị trường chính tăng nhẹ so với tháng 1/2013. Cụ thể:     

ĐVT: USD/tấn

Thị trường

 

Tháng 2/2013

Tháng 1/2013

Tháng 2/2013 so với tháng 1/2013

Yuzhny (FOB)

395-410

385-402

Tăng 8-10

Baltic (FOB)

395-405

380-385

Tăng 15-20

Trung Đông (FOB)

   415-425

395-398

Tăng 20-27

+ Thị trường trong nước: Các tỉnh ĐBSCL đã cơ bản kết thúc bón đợt 3 của vụ Đông Xuân; một số đại lý cấp 1 đang chuẩn bị lấy hàng cho vụ Hè Thu, tuy nhiên do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới nên giá một số loại phân bón tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng nhẹ. Tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân cũng đang giảm dần nhưng nhu cầu cho cây công nghiệp vẫn cao. Các tỉnh phía Bắc và Đồng bằng Sông Hồng đã gieo cấy được 30% diện tích theo kế hoạch, nhu cầu phân bón đang tăng nên giá phân bón đã tăng trong tháng 2/2013. Cụ thể: Miền Bắc giá Urê dao động trong khoảng 9.000-9.400 đồng/kg, tăng 300-400 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 9.000-9.400 đồng/kg, tăng 200-400 đồng/kg.

- Nguyên nhân:

+ Thị trường thế giới: Giá phân bón Urê trên thị trường thế giới tăng do nhu cầu thị trường tăng.

+ Thị trường trong nước: Hiện nay, tại các tỉnh ĐBSCL đã kết thúc vụ Đông Xuân, tuy nhiên do ảnh hưởng của giá phân bón trên thị trường thế giới tăng đã tác động đẩy giá phân bón Urê ở thị trường trong nước tăng nhẹ trong tháng 2/2013.

- Dự báo:

+Thị trường thế giới: Trong thời gian tới, giá phân bón Urê trên thị trường thế giới có thể có xu hướng ổn định.

+ Thị trường trong nước: Trong thời gian tới, do nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân sẽ bắt đầu giảm, giá phân bón thế giới đang ổn định trở lại nên giá phân bón trong nước sẽ ổn định.

5. Thức ăn chăn nuôi

- Diễn biến:

+ Thị trường thế giới: Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tháng 02/2013 dao động nhẹ so với tháng 01/2013. Tại Chicago, giá khô đậu tương giao tháng 03/2013 khoảng 409,4-438,5 USD/tấn, tăng  5,2-30 USD/tấn; giá đậu tương giao tháng 03/2013 khoảng 14,7875-14,9550 USD/Bushel, tăng 0,79 - 0,9225 USD/Bushel; giá ngô giao kỳ hạn tháng 3/2013 khoảng 690,75-720 Uscent/Bushel, giảm 1,5 - 5,5 Uscent/Bushel (trong đó 36,743 Bushel = 1 tấn).

+ Thị trường trong nước: Thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước tháng 02/2013 so với tháng 01/2013 ổn định đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn, giảm 0,9% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà. Giá thức ăn hỗn hợp cho lợn khoảng 10.100-10.700 đồng/kg, giá thức ăn hỗn hợp cho gà khoảng 11.400-11.600 đồng/kg.

- Nguyên nhân:

+ Thị trường thế giới: So với tháng 01/2013 giá khô đậu tương và đậu tương tăng do nhu cầu của Mỹ, Trung Quốc và Achentina tăng; giá ngô giảm do  nguồn cung dồi dào và những dự báo khả quan trong thời gian tới, đồng thời nhu cầu tiêu thụ hiện đang giảm.

+ Thị trường trong nước: Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước như: khô dầu đậu tương, cám gạo, metheonine giảm mạnh từ (3%-20%) khiến giá thức ăn hỗn hợp cho gà thịt giảm nhẹ và ổn định đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn. Bên cạnh đó nhu cầu thức ăn chăn nuôi không cao do nhiều hộ chăn nuôi chưa tái đàn trở lại trong dịp nghỉ Tết.

- Dự báo: Do nguồn cung dồi dào và những dự báo khả quan trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm nên giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như Ngô vàng Mỹ, bột cá dự báo giá giảm. Riêng giá khô đậu tương Ấn Độ dự báo tăng do nhu cầu của Trung Quốc Mỹ và Achentina. Giá thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới do giá nguyên liệu đầu vào tăng nhẹ.

6. Sữa

- Diễn biến:

+ Thị trường thế giới: Theo Bộ Công Thương, giá sữa trên thị trường thế giới tháng 2/2013 tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với tháng 1/2013. Giá sữa bột gầy tại thị trường Châu Úc hiện đang ở mức 3.250-3.800 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn; tại thị trường Tây Âu hiện đang ở mức 3.425-3.750 USD/tấn, tăng 25-75 USD/tấn. Giá sữa nguyên kem tại thị trường châu Úc ở mức 3.200-3.700 USD/tấn, tăng 50-150 USD/tấn; tại thị trường Tây Âu ở mức 3.900-4.200 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn.

+ Thị trường trong nước: Trong tháng 2/2013, có 03 đơn vị gửi hồ sơ đăng ký tăng giá về Bộ Tài chính: Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam điều chỉnh tăng giá từ 2-9,5%; Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam điều chỉnh tăng giá khoảng 9%; Công ty Cổ phần sữa Việt Nam tăng từ 3-15%.

- Dự báo: Giá sữa trong nước thời gian tới có xu hướng tăng nhẹ.

7. Xi măng

- Tình hình cung cầu: Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành xi măng tháng 02/2013 giảm so với tháng 01/2013. Theo đó, tổng sản lượng sản xuất tháng 2 ước đạt 2.108.800 tấn (Tổng công ty CNXM 717.000 tấn), giảm 1.758.800 tấn; tổng sản lượng tiêu thụ ước đạt 1.844.100 tấn (Tổng công ty CNXM 627.000 tấn), giảm 1.950.000 tấn. Nguyên nhân do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài trong tháng 2/2013 (9 ngày), nhiều công trình xây dựng chưa làm việc và nhu cầu xây dựng của người dân thấp.

- Diễn biến giá xi măng:

+ Giá bán tại nhà máy: Giá bán xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ổn định so với tháng 01/2013. Cụ thể sản lượng sản xuất, tiêu thụ và giá bán của các Công ty sản xuất xi măng như sau:                                                                       (ĐVT: đồng/tấn)

Đơn vị

Chủng loại XM

Sản lượng sản xuất (tấn)

Sản lượng tiêu thụ (tấn)

Giá bán tháng 02/2013

Toàn TCT

 

717.000

627.000

 

Hoàng Thạch

PCB30 bao

105.000

113.000

       1.260.000

Hải Phòng

PCB30 bao

82.000

68.000

1.250.000

Bút Sơn

PCB30 bao

60.000

70.000

1.260.000

Bỉm Sơn

PCB30 bao

150.000

115.000

1.268.300

Tam Điệp

PCB30 bao

35.000

32.000

1.237.600

Hoàng Mai

PCB40 bao

65.000

40.000

1.280.000

Hải Vân

PCB40 bao

20.000

12.000

1.385.000

Hà Tiên 1

PCB40 bao

200.000

177.000

1.630.000

(Giá bán trên là giá giao trên phương tiện bên mua tại máng xuất của nhà máy và đã có thuế VAT)

+ Giá bán lẻ trên thị trường: Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, giá bán lẻ xi măng tháng 02/2013 tại các địa phương ổn định so với tháng 01/2013; trong đó, giá bán lẻ tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung phổ biến từ 1.320 -1.600 đồng/kg; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.400 -1.700 đồng/kg.

- Dự báo: Tháng 03/2013, giá bán xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam dự kiến ổn định.

8. Thép xây dựng

- Tình hình cung cầu: Ước lượng sản xuất thép thành phẩm tháng 2/2013 đạt khoảng 300.000 tấn, giảm 60.000 tấn, sản lượng thép tiêu thụ đạt khoảng 280.000 tấn, giảm 80.000 tấn so với tháng 01/2013.

- Diễn biến:

+ Thị trường thế giới:

* Thị trường Đông Nam Á: Giá chào phôi thép tháng 2/2012 giảm nhẹ so với tháng 01/2013, mức giảm khoảng 20 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ giảm, đặc biệt tại khu vực Châu Á do hoạt động sản xuất kinh doanh tạm dừng trong kỳ nghỉ lễ (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu) và kỳ vọng của người mua về giá phôi thép giảm trong thời gian tới. Hiện giá chào phôi thép vào thị trường Đông Nam Á phổ biến trong khoảng 560 – 580 USD/ tấn (CFR).       

* Tại một số thị trường khác như Hàn Quốc giá khoảng 565 – 575 USD/ tấn (FOB); khu vực Biển đen 565 USD/ tấn (CFR).

+ Thị trường trong nước: Giá bán thép của Tổng Công ty Thép và các đơn vị liên doanh với Tổng Công ty Thép hiện vẫn ổn định so với tháng 1/2013. Cụ thể:

                                                                                    Đơn vị tính: đồng/kg

Sản phẩm

Miền Bắc

Miền Nam

GTTN

VPS

Thép MN

Vinakyoei

Tháng 02/13

Tháng 01/13

Tháng 02/13

Tháng 01/13

Tháng 02/13

Tháng 02/13

Tháng 02/13

Tháng 01/13

Thép tròn đốt

14.900

14.900

16.700

16.700

16.360

16.360

15.360

15.360

Thép cuộn Ф6

14.900

14.900

16.700

16.700

16.410

16.410

15.360

15.360

(Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT)

      Giá bán lẻ thép trên thị trường trong nước ổn định so với tháng trước; trong đó, giá bán tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung phổ biến trong khoảng 15.300 - 15.700 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam phổ biến trong khoảng 15.200 -15.600 đồng/kg.

      - Dự báo: Giá thép bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 3/2013 ổn định so với tháng 02/2013.

9. Xăng dầu :

+ Thị trường thế giới: Giá xăng, dầu thành phẩm thế giới tháng 02/2013 diễn biến tăng so với tháng 01/2013. So sánh bình quân tháng 02/2013 giá xăng, dầu thành phẩm thế giới tăng so với bình quân tháng 01/2013 từ  0,45%- 8,09%. Cụ thể:

Đơn vị tính: USD/thùng, riêng madut : USD/tấn

Chủng loại

Bình quân tháng 01/2013

Bình quân tháng 02/2013

So sánh (2)/(1)

(1)

(2)

Mức (USD/thùng,tấn)

Tỷ lệ (%)

Xăng RON 92

120,07

129,78

9,71

8,09

Dầu điêzen 0,05S

127,01

132,75

5,74

4,52

Dầu hỏa

128,09

133,77

5,68

4,43

Dầu madút

634,1

651,44

17,34

2,73

Dầu thô WTI

94,92

95,35

0,43

0,45

+ Thị trường xăng dầu trong nước:

- Trong bối cảnh giá xăng dầu thị trường thế giới diễn biến tăng, trên cơ sở chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành đồng thời chia sẻ hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong tháng 2/2013, Liên Bộ Tài chính-Công Thương đã 2 lần điều hành để giữ ổn định giá bán xăng dầu :

* Ngày 08/02/2013: Tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá: Xăng từ 500 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu điêzen từ 200 đồng/lít lên 400 đồng/lít; Dầu hỏa từ 400 đồng/lít lên 700 đồng/lít; Dầu madut từ 400 đồng/kg lên 600 đồng/kg.

Thời điểm thực hiện: Áp dụng từ 11giờ 00 phút ngày 08/02/2013.

* Ngày 26/02/2013: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chia sẻ khó khăn với Nhà nước, người tiêu dùng, tạm thời chưa tính lợi nhuận định mức (300 đồng/lít,kg) đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu; Tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá: Xăng từ 1.000 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, Dầu điêzen từ 400 đồng/lít lên 800 đồng/lít, Dầu hỏa từ 700 đồng/lít lên 1.150 đồng/lít, Dầu madut từ 600 đồng/kg lên 650 đồng/kg.

Thời điểm thực hiện: Áp dụng kể từ 21 giờ 00 ngày 26/02/2013.

Như vậy, giá bán lẻ, mức trích, mức sử dụng Quỹ BOG, thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu từ sau thời điểm 21h, ngày 26/02/2013 cụ thể như sau:

Các chủng loại xăng dầu

Giá bán trong nước hiện hành (đồng/lít,kg)

Quỹ BOG (đ/l,kg)

Thuế suất thuế nhập khẩu (%)

Trích

Sử dụng

Xăng RON 92

23,150

300

2,000

12

Dầu điezen 0,05S

21,550

300

800

8

Dầu hỏa

21,600

300

1.150

10

Dầu madut 3,5S

17,650

300

650

10

(Giá bán xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam)

- Dự báo: Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, xã hội thế giới thì theo đa số giới phân tích đều cho rằng trong ngắn hạn, giá xăng, dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với những tín hiệu lạc quan của tình hình kinh tế của một số nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc...), dự kiến giá xăng dầu thế giới có thể biến động tăng so với tháng 02/2013 từ 1%-3%.

10. Khí hóa lỏng

- Tình hình cung - cầu: Tổng nhu cầu sử dụng LPG trong nước tháng 02/2013 ước khoảng 110.000 tấn, ổn định so với tháng 01/2012. Trong đó, nguồn cung LPG từ sản xuất trong nước của Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất 60.000 tấn (bằng 54,5% nhu cầu); nguồn nhập khẩu khoảng 50.000tấn (45,5% nhu cầu).

Theo đánh giá chung, vào dịp Tết nguyên đán năm nay, lượng LPG cho tiêu dùng dân dụng có tăng nhưng lượng LPG sử dụng cho sản xuất công nghiệp lại giảm do các doanh nghiệp đã mua dự trữ LPG cho sản xuất từ trước Tết; lượng LPG cung ứng trong tháng của các doanh nghiệp đầu mối đủ đáp ứng nhu cầu, không có hiện tượng thiếu hàng.

- Diễn biến giá LPG:

Từ ngày 01/02/2013, giá LPG trên thị trường thế giới (giá nhập khẩu CP 50% Butane + 50% Probane) tháng 02/2013 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố giảm bình quân 45USD/tấn so với giá CP tháng 01/2013 (từ 955 USD/tấn giảm xuống 910 USD/tấn, tỷ lệ giảm 4,71%). Nguyên nhân chủ yếu do thị trường năng lượng và giá dầu thô thế giới không có sự biến động lớn; nhu cầu mua LPG để dự trữ cho mùa đông đã chững lại (nhất là ở các nước Châu Âu và thị trường Mỹ là các nước sử dụng nhiều, nhưng đã có đủ nguồn).

Với mức giảm giá CP như trên, các doanh nghiệp kinh doanh LPG trong nước đã điều chỉnh giảm giá bán LPG từ 12.276 đồng/bình đến 13.100 đồng/bình 12kg tùy từng doanh nghiệp. Cụ thể:

STT

Đơn vị kinh doanh gas đầu mối

Đơn vị tính

Mức giá liền kề trước

Mức giá tháng 2/2013

Mức giảm

Tỷ lệ giảm

đ/kg

đ/bình 12kg

1

Công ty cổ phần Gas Petrolimex chi nhánh Hà Nội

đồng/bình 12kg

438.768

426.492

1.023

12.276

2,80%

2

Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam

đồng/bình 12kg

426.000

413.000

1.083

13.000

3,05%

3

Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM

đồng/bình 12kg

422.000

409.000

1.083

13.000

3,08%

4

Tổng công ty khí Việt Nam - Công ty kinh doanh sản phẩm khí

đồng/Tấn

25.710.300

24.618.825

1.091

13.100

4,25%

5

Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc

đồng/Tấn

25.806.275

24.719.998

1.086

13.000

4,21%

Giá bán buôn tại các kho cảng và đầu mối giao nhận: giá bán giảm 1.086.278 – 1.091.475 đồng/tấn (giảm 4,21% - 4,25% so với tháng 01/2013).

Giá bán lẻ đến người tiêu dùng: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: bình quân 411.000 đồng/bình 12kg (tuỳ từng doanh nghiệp), giảm 13.000 đồng/bình 12kg (giảm 3,07% so tháng 1/2013). Khu vực Hà Nội: bình quân 426.500 đồng/bình 12kg, giảm 12.500 đồng/bình 12kg (giảm 2,85% so tháng 1/2013).

- Dự báo: Do giá dầu thô thế giới không có biến động lớn trong thời gian qua, nguồn cung LPG trên thế giới ổn định, các nước châu Âu và Mỹ đã đủ nguồn dự trữ cho mùa đông nên giá LPG nhập khẩu (giá CP) từ 01/3/2013 đã giảm 15 USD/T so với tháng 02/2013. Giá bán lẻ LPG thị trường trong nước giảm khoảng 4.000 đồng/bình 12Kg.

11. Thuốc

- Tình hình cung cầu: Ước thực hiện tháng 02/2013, trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 30 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 50 triệu USD và giá trị nhập khẩu nguyên liệu khoảng 5 triệu USD. Ước thực hiện 2 tháng đầu năm 2013, trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 70 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 150 triệu USD và giá trị nhập khẩu nguyên liệu khoảng 20 triệu USD.

- Diễn biến giá thị trường: Nhìn chung, giá thuốc trên thị trường tháng 02/2013 (trước và sau Tết nguyên đán) ổn định. Một số ít thuốc nội và ngoại có tăng/giảm giá với biên độ thấp. Nguồn cung ứng thuốc vẫn đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số thuốc như sau:

Tên thuốc

 

Đơn vị tính

 

Xuất xứ/Nhà SX

 

Giá bán lẻ (đ/đvt)

Tăng/giảm (%)

Kỳ trước

Kỳ này

Amoxilin nhộng/500mg

vỉ 10 viên

Mekophar

6.000

6.000

0%

Hoạt huyết dưỡng não

vỉ 10 viên

Traphaco

11.000

11.000

0%

Cảm xuyên khương

vỉ 10 viên

Cty CP DP Yên Bái

6.000

6.000

0%

Kim tiền thảo

vỉ 10 viên

OPC

11.000

11.000

0%

Berberin

lọ 100 viên

Bidipharm

4.000

4.000

0%

Vitamin B1

lọ 100 viên

TW1

3.000

3.000

0%

VitaminC

lọ 100 viên

TW1

6.000

6.000

0%

 

 

 

 

 

 

Cefuroxim 125mg

viên

Tipharco

4.000

4.000

0%

Ziniat 125

gói

Vidipha

15.000

15.000

0%

Zinnat 250mg

viên

Glaxo Operation UK Ltd.

13.000

13.000

0%

 

 

 

 

 

 

Cravit Tab 500

viên

Daichi Pharmaceutical Co.,Ltd

6.000

6.000

0%

Losec 20mg

viên

AstraZeneca Singpore Pte.,Ltd

26.000

26.000

0%

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Giá các loại thuốc nhập khẩu không có biến động lớn, phần lớn các thuốc có giá biến động xuất xứ từ Đức, Pháp nhưng mức biến động giá không nhiều.

Về nguyên liệu sản xuất thuốc: Nguyên phụ liệu có giá biến động chiếm khoảng 17% tổng số lô hàng nhập khẩu với mức biến động giá khá lớn như: Thiamine Monotrate Bp2009/Usp32 của Trung Quốc giá 14,1USD/kg, giảm 48,7% so với T2/2012, Prednisolone Bp2010 của Trung Quốc giá 1.110USD/kg, tăng 25% so với T5/2012, Cefuroxime Axetil Amorphous Usp31 của Ấn Độ giá 126USD/kg, giảm 47% so với T5/2012, Glimepiride của Tây Ban Nha giá 3.011 USD/kg, tăng 24% so với T1/2012...

- Nguyên nhân: Giá thuốc trên thị trường ổn định là do việc tăng cường xem xét việc kê khai/kê khai lại giá thuốc của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc; giá thuốc nhập khẩu không có biến động lớn; đối với thuốc sản xuất trong nước, các chi phí sản xuất đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu cơ bản ổn định làm giá thuốc ổn định.

- Dự báo: Trong tháng 3/2013, nhìn chung giá thuốc nội ổn định, giá thuốc ngoại có thể có điều chỉnh tăng giá tuỳ thuộc chính sách bán hàng của các nhà phân phối thuốc hoặc nhập khẩu thuốc.

12. Vàng

 - Thị trường thế giới: Tháng 2/2013, giá vàng (giao ngay, tại thị trường New-york) giảm liên tục, với tỷ lệ giảm cuối tháng so đầu tháng 5,25%. Cụ thể: từ 1.668,95 USD/ounce (ngày 1/2) giảm về các mức: 1.649,05 USD/ounce (ngày 10/2), 1.609,65 USD/ounce (ngày 15/2), 1.570,15 USD/ounce (ngày 20/2), và 1580,50 USD/ounce (ngày 28/2).

Tính chất hầm trú ẩn an toàn của giá vàng đang bị phai nhạt và chịu tác động lớn nhất từ sự phục hồi kinh tế Mỹ khiến nhiều thành viên trong Ủy ban thị trường mở Hoa Kỳ (FOMC) mong muốn kết thúc gói kích thích kinh tế (QE3) chậm nhất vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, sản xuất và dịch vụ trong Eurozone được mở rộng trở lại cũng làm giảm bớt nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà đầu tư. Các quỹ vàng lớn trên thế giới liên tục bán ra, giảm lượng vàng nắm giữ kể từ đầu năm 2013. Quỹ SPDR đã bán ròng khoảng 10 tấn vàng trong vòng một tháng qua. Áp lực thoái vốn cũng khiến một số tỷ phú như Soros và Bacon bán bớt vàng. Với bối cảnh lực cầu vàng vật chất yếu ớt ở Trung Quốc cùng với việc Ấn Độ đang hạn chế nhập khẩu vàng thông qua việc nâng thuế nhập khẩu cũng khiến kim loại quý này trở nên kém hấp dẫn hơn. Ngoài ra, đồng USD mạnh lên cũng là nhân tố kìm hãm đà phục hồi của giá vàng. Những yếu tố trên khiến giá vàng trong tháng  giảm liên tục.

- Thị trường trong nước: Trước ảnh hưởng của giá vàng thế giới giảm thì thị trường vàng tháng 2 năm 2013 cũng có diễn biến giảm, nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với thế giới, khoảng cách giữa giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4,3-4,5 triệu đồng/lượng. Tâm lý người dân muốn nắm giữ vàng SJC nên đã dẫn đến việc đổ xô đi chuyển đổi sang vàng SJC, mặc dù Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Không phân biệt đối xử vàng miếng SJC và các loại vàng miếng thương hiệu khác”, thêm vào đó, một số tổ chức tài chính vẫn tiếp tục tất toán trạng thái vàng sau quy định ngừng huy động vàng của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có hiệu lực. Tính từ đầu năm trở lại đây, bên cạnh việc giá vàng có xu hướng giảm dần, thì thị trường vàng cũng không còn “lên xuống bất thường” sau nhiều biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, nhất là quy định thiết lập lại mạng lưới kinh doanh vàng miếng từ ngày 10/1/2013. Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dao động ở mức 4,450-4,545 triệu đồng/chỉ (đầu tháng), đến cuối tháng, giá vàng giảm và dao động phổ biến ở mức 4,330 triệu đồng/chỉ, với mức giảm lần lượt là 120.000-215.000 đồng/chỉ.

13. Đôla Mỹ

- Thị trường thế giới: Tháng 2/2013 ghi nhận chỉ số USD INDEX tăng nhẹ, chia làm 3 đợt: từ 79,22 điểm (1/2) tăng lên 79,79 điểm (6/2), từ 80,30 điểm (7/2), lên 81,15 điểm (20/2), và từ 81,46 điểm (21/2) lên 82,03 điểm (28/2).

Nền kinh tế Mỹ đón nhận nhiều thông tin quan trọng: Theo Bộ Lao động Mỹ, số người được tuyển mới trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tăng thêm 157.000 người (dự báo 160.000 người). Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1/2013 tăng lên 7,9% (dự báo 7,8%) và tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động 63,6%. Như vậy, sau khi giảm về 7,7% (tháng 12/2012), tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tháng 1/2013 tăng nhẹ trở lại.  

Chỉ số PMI[12] thị trường Mỹ tháng 1/2013 đạt 55,8, cao hơn dự báo (55,3). Chỉ số ISM sản xuất tăng mạnh từ 50,2 lên 53,1 (dự báo 50,7), trong đó chỉ số lượng đặt hàng mới tăng từ 49,7 lên 53,3, lao động tăng từ 51,9 lên 54,0 và giá tăng nhẹ 55,5 lên 56,0. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ do Trường Đại học Michigan khảo sát tăng từ 72,9 lên 73,8, cao hơn so mức dự báo 71,5 trước đó.

Trước những thông tin trên, một số thành viên của Fed tiếp tục bày tỏ gói kích thích QE3 sẽ được giảm dần quy mô (hiện 85 tỷ USD/tháng) và kết thúc trong năm nay.

Tại khu vực đồng Euro, chỉ số PMI dịch vụ của Eurozone trong tháng 1/2013 tăng lên 48.6 (tháng 12/2012: 47,8, dự báo 48,3). Trong đó, PMI dịch vụ của Đức và Tây Ban Nha đều tăng mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức trong tháng 1 này bất ngờ giảm từ 6,9% xuống 6,8% (dự báo 6,9%), số người thất nghiệp giảm 16,000, tốt hơn nhiều so mức dự báo tăng 8,000 người. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng ở Đức cũng giảm xuống so các mức dự báo.

Tuy nhiên sang tháng 2, những tin tức kém khả quan về tình hình tăng trưởng dịch vụ trong Eurozone tiếp tục cho thấy khu vực đồng tiền chung vẫn đang trong giai đoạn cố gắng vực dậy từ suy thoái kinh tế. Chỉ số PMI dịch vụ tháng 2/2013 của Eurozone giảm từ 48,6 về 47,3, thấp hơn nhiều so mức kỳ vọng 49,2. Trong đó, PMI dịch vụ của Đức tăng nhẹ từ 49,8 lên 50,1 (dự báo 50,5) và PMI của Pháp giảm từ 43,6 về 42,9 (dự báo 43,8).

EURO tiếp tục xu hướng giảm điểm so USD khi về tới 1,3160 trong phiên Mỹ. Mặc dù kinh tế Mỹ đón nhận một số tin xấu nhưng quan điểm rút gói QE3 về trong năm nay được một số thành viên FOMC[13] bảo lưu nên đồng bạc xanh vẫn đang trong giai đoạn mạnh lên.

Những thông tin trên tác động làm đồng EURO giảm giá nhẹ so với đồng Đô La Mỹ. Cụ thể: 1 Euro đổi được 1,3642 USD (ngày 1/2); 1,3366 USD (ngày 10/2); 1,3273USD (ngày 20/2) và 1,3074USD (ngày 28/2).

- Thị trường trong nước: Trong tháng 22013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định ở mức 20.828 đồng/USD. Mức tỷ giá này được giữ nguyên không đổi từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 20.813 đồng lên 20.828 đồng/USD vào ngày 24/12/2011. Tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại vẫn giữ ổn định ở mức 21.036 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do, tỷ giá giao dịch USD có xu hướng tăng. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá mua vào/bán ra niêm yết đầu tháng ở mức 20.825-20.865 đồng/USD. Đến cuối tháng, tỷ giá niêm yết USD tăng ở cả chiều mua và chiều bán so với thời điểm đầu tháng là 75-115 đồng/USD với mức mua vào – bán ra là 20.900-20.980 đồng/USD. Trên thị trường tự do, giá USD có xu hướng duy trì trên mốc 21.000 đồng/USD, với giao dịch phổ biến ở mức mua vào/bán ra 21.040-21.090 đồng/USD.

Tỷ giá hạch toán giữa Đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tháng 3/2013 được Bộ Tài chính công bố áp dụng cho các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước là 1 USD = 20.828 đồng, ổn định so với tháng 2/2013. 

V. Tình hình thực hiện quản lý giá tại địa phương

Trong tháng 1/2013, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố đã thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:

1/ Thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường theo quy định; thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bà Rịa- Vũng Tàu; Bạc Liêu; Bắc Giang; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Phước, Cà Mau; Cao Bằng; Đà Nẵng; Điện Biên; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Nội; Hưng Yên; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Lạng Sơn; Lâm Đồng; Lai Châu; Nam Định; Nghệ An; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Trị; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Tuyên Quang; Trà Vinh; Vĩnh Long...

2/ Trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh; xác định giá cho thuê đất, giá đất khi Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng; xác định giá bán nhà thuộc sở hữu nhà nước:  Bình Phước (phê duyệt giá đất tính thu tiền sử dụng đất khu đất giao cho Công ty Cổ phần Sản xuất- Xây dựng- Thương mại và Nông nghiệp Hải Vương với tổng giá trị 191.093 triệu đồng tương ứng diện tích: 16.424.391m2 ); Bắc Giang (xác định giá đất cho 5 thửa đất cho thuê mới có giá trị trên 5 tỷ đồng; ban hành 15 quyết định  phê duyệt đơn giá thuê đất  tồng diện tích 710.491,6 m2 tiền thuê đất nộp hàng năm 5,68 tỷ đồng); Cao Bằng; Quảng Trị (định giá thuê đất cho Công ty TNHH MTV thương mại Đông Dương Xanh với diện tích thuê đất là 19,396 m2); Hà Nội (định giá thuê đất cho 18 trường hợp, tổng số tiền thuê đất 1 năm là 11,89 tỷ đồng với diện tích 131.570,7m2); Khánh Hòa (42 lô, tổng diện tích 10.523,8 m2 giá trúng thầu 6,11 tỷ đồng); Quảng Nam; Vĩnh Long (9/33 tổ chức hợp tác xã, cá nhân đến kê khai lại giá)

- Đấu giá đất: Bắc Giang (2241m2 giá khởi điểm 14,7 tỷ đồng m để xây dựng siêu thị Phấn Lôi)

3/ Thẩm định giá mua sắm, sửa chữa tài sản vật dụng, trang thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp: Bình Phước (giá trị đề nghị 3.814 triệu đồngm giá thẩm định 3.440 triệu đồng, giảm 374 triệu đồng); Bến Tre (64 lượt, tổng trị giá 1,32 tỷ đồng); Bạc Liêu (3 gói thầu mua sắm giá dự tóan 3,85 tỷ đồng giá sau thẩm định giảm 7,2 triệu đồng; 01 gói sửa chữa tài sản vật dụng dự tóan 1,8 tỷ đồng, tiết kiệm 93,3 triệu đồng); Cao Bằng (18 bộ hồ sơ, tổng dự tóan là 552,9 triệu đồng, giá thẩm định 491 triệu đồng, chênh lệch 61 triệu đồng); Quảng Trị (75 đơn vị đề nghị, tổng giá trị 7,12 tỷ đồng, giá thẩm định 6,65 tỷ đồng, chênh lệch 467,3 triệu đồng); Hà Nam (giảm chi 16,8 triệu đồng mua sắm tài sản);

4/ Tham gia thẩm định giá tài sản, hàng hóa tịch thu theo quyết định của tòa án, đội quản lý thị trường; định giá tài sản thanh lý, bán đấu giá hàng thanh lý, hàng tịch thu: Tây Ninh (tài sản tạm giữ tịch thu để xử phạt vi phạm hành chính 472,24 triệu đồng và tài sản bị thu giữ bán nhanh 1,3 triệu đồng; chuyển giao đấu giá định giá là 262,24 triệu đồng); Bắc Giang (2 đợt, tổng số tiền nộp ngân sách là 68,38 triệu đồng); Bạc Liêu; Quảng Trị (6 lượt, tổng trị giá hàng tịch thu là 869,1 triệu đồng); Quảng Trị (thu hồi tài sản để thanh lý 217,9 triệu đồng); Nghệ An (01 ô tô Hải Quan giá trị 800 triệu đồng, gỗ  của Chi cục kiểm lâm giá là 350 triệu, Chi cục quản lý thị trường tịch thu giá trị 545 triệu đồng); Khánh Hòa; Quảng Nam (định giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước 1,03 tỷ đồng)

- Định giá trị tài sản, xử lý và bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước: Bình Phước (323,3384 ha cao su tạo quỹ làm đường Lộc Tấn- Bù Đốp); Quảng Bình (định giá và bán tài sản tịch thu, nộp ngân sách 724,608 triệu đồng)

- Thẩm định giá trị tài sản thanh lý, bán đấu giá tài sản thanh lý: Bình Phước (82,9 ha rừng tại Nông trường Tân Lập)

- Tham gia hội đồng định giá tài sản phục vụ công tác xét xử của toà án và thi hành án, xử phạt hành chính: Tây Ninh (tố tụng hình sự 04 vụ tổng trị giá 25,6 triệu đồng); Cao Bằng (06 hồ sơ, trị giá 54,4 triệu đồng; 03 hồ sơ tố tụng hình sự với giá trị 132,955 triệu đồng); Khánh Hòa; Quảng Nam (02 vụ, tổng giá trị 22,9 triệu đồng); Vĩnh Long (07 vụ, tổng giá trị 4,72 tỷ đồng).

5/ Thông báo giá vật liệu đến chân công trình: Bắc Giang; Hưng Yên; Tây Ninh; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Khánh Hòa; Lâm Đồng

 6/ Quyết định giá và thẩm định giá đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất: Cao Bằng (02 hồ sơ); Đà Nẵng (690 hồ sơ có 429 hồ sơ bổ sung, tổng trị giá 33.367,3 triệu đồng giảm 20,7 triệu so với đề nghị); Quảng Trị; Thái Bình; Hà Nam; Nghệ An (thẩm định giá đền bù 1,767 tỷ đồng);

7/ Công tác thanh tra, kiểm tra: phối hợp với các sở, ngành tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống gian lận thương mại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện bình ổn giá thị trường, kiềm chế lạm phát...: Tây Ninh; Bến Tre; Bắc Ninh; Cà Mau; Cao Bằng; Hưng Yên (xử lý 8 trường hợp, phạt tiền 6 triệu và tịch thu 303 tuýt mỹ phẩm nhuộm tóc không rõ nguồn gốc, tạm giữ 103 chai, bịch rượu ngọai để chở kiềm tra hóa đơn); Điện Biên; Tuyên Quang; Thái Bình; Khánh Hòa; Quảng Bình;  Lâm Đồng; Vĩnh Long.


Chú Thích:

[1] Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 từ năm 2002 trở lại đây: 2002: tăng 2,2%, 2003: tăng 2,2%, 2004: tăng 32005: tăng 2,5%, 2006: tăng 2,1%, 2007: tăng 2,2%, 2008: tăng 3,56%, 2009: tăng 1,17%, 2010: tăng 1,96%, 2011: tăng 2,09%, %, 2012: tăng 1,37%.

[2] Giao thông tăng 0,81%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,60%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,58%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,45%; Văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,40%; Giáo dục tăng 0,03%.

[3]Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 3,0%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,85%, giá vé xe khách bình quân tăng trên 11%, giá vé tàu hoả tăng trên 4%; ngoài ra, trong tháng 2/2013, Tuyên Quang thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh, tác động chỉ số giá tiêu dùng tại địa phương tăng cao (tăng 5,95%).

[4] Theo NHNN dư nợ cho vay của toàn hệ thống tính đến 25/2/2013 là -0,16% so với cuối năm 2012.

[5] Theo báo cáo công nghiệp – thương mại 2 tháng đầu năm của Bộ Công Thương: Tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

[6] Quảng Bình: 750 tấn; tỉnh Quảng Trị: 2.190 tấn, Ninh Thuận:1.006 tấn, Ninh Bình: 1.013 tấn, Sơn La; 3.504 tấn, Yên Bái: 430 tấn, Cao Bằng: 500 tấn, Quảng Ngãi: 1.000 tấn, Nghệ An: 3.870 tấn, Hà Tĩnh: 1.680 tấn, Kon Tum: 1.293 tấn, Bình Định: 3.000 tấn, Lào Cai: 185 tấn, Phú Yên: 590 tấn, Thanh Hoá: 1.288 tấn, Quảng Nam: 2.653 tấn, Lai Châu: 2.160 tấn, Hà Nam: 1.980 tấn.

[7] Công văn 2623/BTC-QLG ngày 26/2/2013 của Bộ Tài chính v.v điều hành kinh doanh xăng dầu.

[8] Thông báo 386/TB-VPCP ngày 22/11/2012  cuả Văn phòng Chính phủ

[9] Tại thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã tiến hành hơn 950 cuộc kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về việc chấp hành giá cả, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Tại Khánh Hoà, từ ngày 01/02 đến ngày 04/02/2013, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá đối với 04 đơn vị, nộp ngân sách 30.000.000 đồng, trả lại cho các khách hàng có vé mua cao hơn giá kê khai 65.080.000 đồng; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang, đã xử phạt vi phạm hành chính về giá đối với 09 đơn vị có hành vi bán cao hơn giá đã niêm yết với số tiền phải nộp ngân sách 52.470.000 đồng, trả lại khách hàng 1.580.000 đồng.

[10] Nguồn: Báo cáo của Tổ Điều hành thị trường trong nước tháng 2/2013.

[11] Theo Công văn số 435/BYT-KHTC ngày 18/1/2013 của Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế năm 2012 và lộ trình năm 2013 dự kiến tháng 3/2013: Hải Phòng, tháng 4: Nam Định, Bình Thuận điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

[12] PMI – Purchasing Managers Index: Chỉ số quản lý mua hàng.

[13] FOMC- Federal Open Market Committee: Ủy ban thị trường mở.