Tình hình phân khúc du lịch nghỉ dưỡng của TP. Hồ Chí Minh và Phú Quốc

Cushman & Wakefield Việt Nam

Tình hình kinh tế

Nửa đầu 2014, TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước có mức tăng trưởng 8,2%, đạt gần 18 tỉ USD. Ngành dịch vu tăng trưởng 9,6%, đạt khoảng 60% tổng GDP của thành phố theo sau là các ngành công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng hằng năm khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011 – 2013, cao gấp 1,7 lần so với con số trung bình của cả nước. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trung bình 6,9%, thấp hơn so với mức 9,2% của cả nước. Mức tăng trưởng cao và chỉ số lạm phát thấp giúp TP. Hồ Chí Minh có nhiều ưu thế hơn so với Hà Nội – nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính phủ. Thành tích này giúp TP. Hồ Chí Minh khẳng định vị trí là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.

Tình hình phân khúc du lịch nghỉ dưỡng của TP. Hồ Chí Minh và Phú Quốc - Ảnh 1

Lượng khách du lịch đến

Năm 2013, Việt Nam đã đón 7,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,6% so với 2012. Bất chấp nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay, Việt Nam đang trên đà đạt được mục tiêu 8 triệu khách quốc tế năm 2014 với 4,9 triệu khách viếng thăm từ tháng 1 đến tháng 7, cao hơn 15,6% so với cùng kì năm ngoái. Tư tưởng bài trừ Trung Quốc do xung đột về chính trị và chủ quyền ở biển Đông đã dẫn đến leo thang bạo lực ở nhiều khu công nghiệp của Việt Nam đã dẫn đến số lượt khách quốc tế đến sụt giảm liên tiếp trong hai tháng 5 và 6, và thống kê gần đây đã cho thấy đã có sự phục hồi trong tháng 7. TP. Hồ Chí Minh đón tiếp 2,4 lượt khách quốc tế từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2014, tăng trưởng 9,1% so với cùng kì năm ngoái, với doanh thu từ du lịch cao hơn 8,5%. Trong khi số lượt khách du lịch bị ảnh hưởng trong tháng 5 (tháng duy nhất chứng kiến sự sụt giảm khách du lịch quốc tế), tăng trưởng từ thị trường châu Âu và sự phục hồi của số lượng khách Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển du lịch trong nửa năm sau. Dù có sự sụt giảm vào giữa năm, số lượng khách đã tăng nhanh hơn trong năm nay, với mức tăng trưởng của nửa đầu năm 2014 cao hơn 5% so với nửa đầu năm 2013 và cao hơn 9% so với toàn năm 2013.

Tình hình phân khúc du lịch nghỉ dưỡng của TP. Hồ Chí Minh và Phú Quốc - Ảnh 2

Nguồn cung khách sạn

Năm 2014, nguồn cung mới rất hạn chế, nổi bật chỉ có khách sạn Pullman Saigon Centre tại quận 1 khai trương năm 2014 với 306 phòng. Dự kiến trong thời gian tới, sẽ có hơn 2000 phòng cung cấp cho thành phố, trước mắt là năm 2015 sẽ có 1100 phòng chính thức đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự đóng góp đáng kể về nguồn cung của các thương hiệu quốc tế như khách sạn Ibis Sài Gòn (338 phòng), Le Meridien Saigon (350 phòng), M-Gallery (168 phòng) đang được xây dựng và khách sạn The Reverie Hotel sẽ sớm khai trương. Cùng với Pullman Saigon Centre, sự hoạt động của các khách sạn này sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn cung khối khách sạn hạng sang, với mức tăng trưởng nguồn cung dự kiến là 10% dự kiến vào năm 2015. Trong trung hạn, những dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện với phân khúc cao cấp của thị trường có thể kể đến hiện nay như Lavenue Crown, Union Square, Liberty Central và Ritz-Carlton Saigon (dự kiến khai trương năm 2017). Khách sạn nổi tiếng Caravelle đã bắt đầu được trùng tu vào tháng 5 năm 2014 và hoạt động lại vào năm 2016. Đây là lần sửa chữa quy mô nhất của khách sạn này trong 15 năm trở lại đây, dự báo mức độ cạnh tranh trong khối khách sạn cao cấp sẽ tiếp tục gay gắt hơn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn

Năm 2013, doanh thu từ dịch vụ du lịch và khách sạn ước tính đạt 21,5 tỉ đồng, tăng 19,5% so với 2012, với doanh thu từ khách sạn tăng 10,2% và dịch vụ du lịch tăng 24,6%. Mức tăng trưởng 2013 mạnh hơn so với 2012, với trung bình 13%, trong đó chỉ 3,5% cho khách sạn và 18,9% cho dịch vụ du lịch. Hoạt động thuê đã phục hồi ở mức thấp từ năm 2012, tăng 5% điểm đến 69% vào 2013. Tuy nhiên, ADR (Average Daily Rent – Giá thuê trung bình hàng ngày) giảm 7% so với cùng kì năm trước do các khách sạn đưa ra các mức giá và chương trình khuyến mãi nhằm duy trì thị phần và thu hút khách hàng. Do đó, doanh thu năm 2013 duy trì ở mức 59 USD/ngày. Dù căng thẳng về chính trị và chủ quyền lãnh thổ đã dẫn đến sụt giảm ở số lượt khách Trung Quốc tham quan vào quý II/2014 nhưng sự phục hồi đang có dấu hiệu diễn ra vào quý 3, khi Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho biết hoạt động thuê phòng tại các khách sạn lớn trong thành phố có sự tăng lên đáng kể.

Tình hình phân khúc du lịch nghỉ dưỡng của TP. Hồ Chí Minh và Phú Quốc - Ảnh 3

Triển vọng

Với sự sụt giảm đáng kể của số lượng khách Trung Quốc trong tháng 7 và 8, xung đột chính trị và chủ quyền có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2015. TP. Hồ Chí Minh với vai trò trung tâm kinh tế của mình có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng làm dịu sự sụt giảm này bằng việc thu hút khách du lich Trung Quốc đến các điểm du lịch nghỉ dưỡng. Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của khách Trung Quốc vì họ đóng góp đến 25% vào số lượt khách du lịch quốc tế năm 2013. Số lượt khách từ Nga – thị trường khách lớn nhất châu Âu của Việt Nam cũng có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Sự tăng trưởng trong ngắn hạn có lẽ sẽ nhờ vào các nguồn khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. TP. Hồ Chí Minh cũng đã được cấp phép để thành lập một bộ phận riêng biệt và chuyên trách hoạt động du lịch. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự tập trung của chính quyền khi đang có sự xoay chuyển mạnh mẽ của dịch vụ du lịch và khách sạn trong thời gian gần.

Cơ hội đầu tư

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất ở Việt Nam, cách TP. Hồ Chí Minh một giờ bay. Phú Quốc có tổng diện tích 593km2, bao gồm 29 hòn đảo, với phần lớn đất liền thuộc sự quản lý của Nhà nước, ví dụ như Vườn quốc gia Phú Quốc. Theo thống kê của chính quyền địa phương, từ 2011 đến 2013, GDP của huyện đảo này tăng trưởng trung bình 26,17% trong đó 66% thu nhập đến từ du lịch và dịch vụ. GDP bình quân đầu người vào cuối năm 2013 đạt 3347 USD, tăng 8.1 lần so với năm 2004. Điều này chứng tỏ ngành du lịch đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người dân địa phương. Khu vực huyện đảo chính hiện vẫn còn kém phát triển, các khối đế bán lẻ, trung tâm thương mại và các khu giải trí vẫn chưa đủ để đáp ứng số lượng và chất lượng cho khách du lịch ngày càng gia tăng. Hiện tại, hầu hết khách sạn trước biển đều tập trung trên Bãi Dài ở phía Tây hòn đảo. Với tổng số 18 bãi biển khác nhau, các khu vực khác của huyện đảo vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Về cơ sở hạ tầng, sân bay quốc tế Phú Quốc, sân bay quốc tế An Thới và tuyến cáp điện ngầm 110kV đã được hoàn thành. Đồng thời, dự án đường trục chính Bắc - Nam dài 51,5 km, đường vòng quanh đảo 99,5 km và hệ thống nước sạch đã được triển khai và dự tính sẽ được hoàn thành trong tương lai gần.

Trên đảo có khoảng 150 khách sạn lớn nhỏ, cung cấp tổng số 2,900 phòng, trong đó các khách sạn địa phương chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là phân khúc bình dân và tầm trung. Khách sạn 3 sao và 4 sao chiếm 30% thị trường. Chỉ có 2 khách sạn 5 sao, một là Salinda được xây dựng bởi tập đoàn cùng tên và đã khai trương tháng 10 năm 2014, còn lại là Dự án Vinpearl Phú Quốc (sẽ xây dựng một sân gôn và công viên giải trí trong giai đoạn 2). Khách sạn Crowne Plaza Phú Quốc được phát triển bởi tập đoàn BIM và tập đoàn khách sạn Intercontinental và khu nghỉ dưỡng Novotel Phú Quốc dự tính sẽ khai trương vào 2016.

Ước tính có khoảng 153.000 khách quốc tế tham quan Phú Quốc năm 2014 – một con số kỉ lục. Thử làm một phép so sánh, Phuket (Thái Lan) có quy mô nhỏ hơn Phú Quốc nhưng tổng số khách du lịch cao gấp 5 lần Phú Quốc và số lượng khách sạn thì nhiều hơn Phú Quốc gấp 11 lần.

Trao đổi về tiềm năng của du lịch Phú Quốc khi vừa đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có casino tại đây, Ông Jonathan Tizzard – Giám Đốc bộ phận Nghiên cứu & Định giá Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết “Với một vẻ đẹp tự nhiên và vị trí gần TPHCM cũng như các khu vực đô thị đông dân khác, Phú Quốc có tiềm năng lớn để trở thành một điểm nóng du lịch. Dự án casino được đề xuất sẽ thu hút các nhà đầu tư khác, bởi sự đầu tư khổng lồ của Nhà nước sẽ đòi hỏi sự phát triển của số lượng khách sạn, vùng dân cư và ngành thương mại, với hàng ngàn mét vuông đất cần thiết và hàng ngàn việc làm được tạo ra. Hiện tại, người có quốc tịch Việt Nam không được phép đánh bạc nhưng chính phủ vẫn đang xem xét vấn đề này. Nếu được thông qua, việc tìm kiếm một nhà đầu tư đủ tài chính 4 tỉ đô để đầu tư (như luật hiện hành quy định) là không khó và Phú Quốc không bao lâu nữa sẽ trở thành một trung tâm casino và du lịch hấp dẫn ở Đông Nam Á”.