Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2013

Theo gso.gov.vn

Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý. Chỉ số tồn kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo xu hướng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 0,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 10,1%.

Tính chung cả năm 2013, IIP ước tính tăng 5,9% so với năm trước, cao hơn mức tăng năm 2012, trong đó quý I tăng 5%; quý II tăng 5,5%; quý III tăng 5,4% và quý IV tăng 8%. Nếu loại trừ tháng Một (IIP tăng 27,5%) và tháng Hai (IIP giảm 15,1%) do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ là Tết Nguyên đán thì từ tháng Ba, IIP đạt mức 5 - 6%.

Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành khai khoáng (Chiếm 21,3% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) giảm 0,2% so với năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo (Chiếm khoảng 71% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 7,4%, cao hơn nhiều mức tăng 5,5% của năm 2012, trong đó quý I tăng 5,3%; quý II tăng 6,9%; quý III tăng 7,8% và quý IV tăng 10,1%; ngành sản xuất, phân phối điện (Chiếm 6,7% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 8,5%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải (Chiếm 1,1% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 9,1%. Trong mức tăng chung của toàn ngành năm nay, ngành chế biến, chế tạo đóng góp 5,3 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai thác làm giảm 0,1 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao trong cả năm 2013 so với năm 2012 là: Dệt tăng 21,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,6%; sản xuất trang phục tăng 10,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 9,6%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 9%.

Một số ngành có mức tăng khá là: Sản xuất đồ uống tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 7,7%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 6,7%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 0,5%; khai thác than cứng và than non giảm 1,8%; sản xuất kim loại giảm 2,6%; khai khoáng khác giảm 5,3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2013 so với năm 2012 của một số địa phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,3%; Đồng Nai tăng 7,6%; Bình Dương tăng 8,7%; Hà Nội tăng 4,5%; Hải Phòng tăng 4,3%; Bắc Ninh tăng 2,9%; Vĩnh Phúc tăng 14%; Cần Thơ tăng 7,7%; Hải Dương tăng 8,1%; Đà Nẵng tăng 10,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,8%; Quảng Ninh tăng 0,1%; Quảng Nam tăng 9,6%; Quảng Ngãi tăng 6,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (Cùng kỳ năm 2011 tăng 1,5% và năm 2012 tăng 3,6%).

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất xe có động cơ tăng 35,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 29,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 19,4%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,9%; sản xuất đồ uống tăng 13,7%; dệt tăng 12,8%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ mười một tháng tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2,3%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 1,1%; sản xuất kim loại giảm 1,5%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 9,3%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 8,8%; dệt tăng 6,3%; sản xuất trang phục giảm 1,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm 21,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 37,8%.

Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 127,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 96,4%; sản xuất kim loại tăng 45,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 32,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 27,6%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 là 71,1%; tỷ lệ tồn kho bình quân mười một tháng năm nay là 73,7%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân mười một tháng cao là: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 121,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 115,1%.

Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng dần dẫn đến tồn kho giảm dần. Mặc dù mức giảm chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu tốt đối với sản xuất công nghiệp trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu do tác dụng thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho hiệu quả. Mặt khác do kinh tế thế giới và đặc biệt là khu vực châu Âu bắt đầu phục hồi đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Tỷ lệ tồn kho năm nay (giữa giá trị hàng tồn kho cuối tháng so với giá trị sản xuất của tháng) cần được xem xét trong bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp. Từ đầu năm, tỷ lệ tồn kho luôn ở mức cao với trên 70% mặc dù đã có xu hướng giảm dần. (Tỷ lệ tồn kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường khoảng 65%).

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 01/12/2013 tăng 0,8% so với tháng 11 năm 2013 và tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,3%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,6%. Theo ngành kinh tế cấp I, công nghiệp khai khoáng giảm 1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,2%.

Những ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 01/12/2013 tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất xe có động cơ tăng 14%; sản xuất kim loại tăng 11%; sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 9,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính tăng 8,9%; dệt tăng 8,1%; sản xuất trang phục tăng 7,6%; sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 6,2%. Những ngành có chỉ số lao động tại thời điểm 01/12/2013 tăng thấp hoặc giảm so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất và phân phối điện tăng 3%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 2,6%; sản xuất đồ uống tăng 1,6%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 3,9%; khai khoáng khác giảm 9,1%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Đơn vị tính:%

 

11 tháng

năm 2013 so

với cùng kỳ

năm 2012

Tháng 12 năm

2013 so với

tháng 11

năm 2013

Tháng 12 năm

2013 so với

tháng 12 năm

năm 2012

Năm 2013

so với

năm 2012

 

Toàn ngành công nghiệp

105,8

104,4

107,0

105,9

Khai khoáng

99,7

105,0

100,7

99,8

Khai thác than cứng và than non

97,6

105,1

103,7

98,2

Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên

100,5

105,2

100,0

100,5

Khai khoáng khác

94,1

101,7

100,2

94,7

Công nghiệp chế biến, chế tạo

107,3

104,4

108,8

107,4

Sản xuất chế biến thực phẩm

105,0

115,2

115,3

106,0

Sản xuất đồ uống

108,1

104,6

116,6

108,8

Sản xuất thuốc lá

106,7

94,1

106,8

106,7

Dệt

120,7

100,6

134,1

121,8

Sản xuất trang phục

110,6

108,1

108,1

110,4

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

115,9

105,5

110,5

115,3

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

108,6

102,8

112,6

109,0

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

107,4

99,5

99,8

106,7

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

110,4

95,7

125,9

111,6

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

108,9

102,9

116,6

109,5

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

104,4

107,9

110,0

104,9

Sản xuất kim loại

97,5

100,8

95,8

97,4

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
(trừ máy móc, thiết bị)

114,6

104,4

112,3

114,4

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
và sản phẩm quang học

106,5

93,3

121,2

107,7

Sản xuất thiết bị điện

109,3

100,3

113,2

109,6

Sản xuất xe có động cơ

112,9

93,7

119,8

113,5

Sản xuất phương tiện vận tải khác

99,1

104,4

102,6

99,4

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

93,8

109,2

98,4

94,2

Sản xuất và phân phối điện

108,5

102,1

108,7

108,5

Sản xuất và phân phối điện

108,5

102,1

108,7

108,5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải

109,0

102,3

110,1

109,1

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

109,5

101,5

110,4

109,5

Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải;
tái chế phế liệu

108,0

104,1

109,3

108,1