Tăng cường biện pháp giám sát quản lý đối với xăng dầu

Theo customs.gov.vn

(Tài chính) Ngày 16/12/2013, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 7756/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tăng cường biện pháp giám sát quản lý đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển; tàu biển xuất nhập cảnh và tàu biển xuất nhập khẩu.

Tăng cường biện pháp giám sát quản lý đối với xăng dầu
Công chức Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 giám sát xăng dầu Nhập khẩu. Nguồn: internet

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh; tàu biển xuất nhập cảnh và tàu biển xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai tiếp một số nội dung sau:

Thứ nhất, về cung ứng xăng dầu (tái xuất) cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu ti cảng biển, cảng sông quc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quc tế xuất cảnh:

- Về thủ tục mở tờ khai tái xuất: Thực hiện đầy đủ và đúng quy định về thủ tục và hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính;

- Tiến hành giám sát xăng dầu tái xuất cho tàu biển;

- Theo dõi, báo cáo và xử lý: Khi nhận được các báo cáo vi phạm của các tàu biển đã cung ứng xăng dầu thì tiến hành chỉ đạo, phối hợp với Ban Quản lý rủi ro để phân luồng đỏ đối với lô hàng xăng dầu cung ứng cho các tàu biển vi phạm; tất cả các hồ sơ cung ứng xăng dầu cho tàu biển đều phải được phân luồng vàng để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

-  Đối với những lô hàng xăng dầu đã thực hiện mở tờ khai tái xuất theo hình thức cung ứng xăng dầu cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam nhưng xác định không đúng đối tượng thì chỉ đạo kiểm tra sau thông quan để truy thu thuế và các vấn đề khác có liên quan theo quy định về tạm nhập tái xuất xăng dầu.

Thứ hai, về việc xuất cảnh, nhập cảnh tàu, thuyền:

Chi cục trưởng cửa khẩu cảng biển chịu trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ, Biên phòng để tổ chức bố trí lực lượng, chỉ đạo đôn đốc theo dõi, nắm bắt vị trí neo đậu, di chuyển trong phạm vi địa bàn quản lý; tình trạng đang neo đậu chở hàng, bị mắc cạn, hỏng hóc hoặc lý do khác... và các rủi ro, nghi vấn liên quan...

Trường hợp làm thủ tục tại cửa khẩu cảng sông quốc tế, cảng xăng dầu chuyên dùng, cảng thủy nội địa (được phép làm thủ tục tàu biển chạy tuyến quốc tế) thì việc theo dõi giám sát đối với tàu trọng điểm được thực hiện theo Điều 22 Quyết định số 2408/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2008.

Đối với những tàu biển đã được thực hiện thủ tục nhập cảnh nhưng chưa xuất cảnh, yêu cầu Cục Hải quan địa phương tiến hành rà soát để xử lý.

Thứ ba, về việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu, thuyền:

- Hồ sơ hải quan nhập khẩu, xuất tàu biển thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 hoặc Điều 35 Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

- Trong trường hợp không đủ cơ sở để xác định hàng hóa là phương tiện có phải là tàu biển hay không thì trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.

- Đối với những tàu biển đã được thực hiện mở tờ khai nhập khẩu (từ ngày 01/01/2006 đến ngày 30/10/2013), căn cứ vào các tiêu chí và các chứng từ quy định điều kiện đối với tàu biển nhập khẩu tại các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm mở tờ khai để tiến hành rà soát, đánh giá việc áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế đối với tàu biển xuất nhập khẩu và các vấn đề khác có liên quan theo quy định.