Chung tay hoàn thành mục tiêu xóa đói, giảm nghèo


Góp phần hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam có sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, trong đó có ngành Ngân hàng và Agribank thông qua việc triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng, hỗ trợ “tam nông”, tín dụng cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

Trong hơn 3 thập kỷ qua, Agribank đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực, góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nguồn: Agribank.
Trong hơn 3 thập kỷ qua, Agribank đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực, góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nguồn: Agribank.

Trong suốt hành trình 35 năm đổi mới của đất nước, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Năm 2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa nghèo, về đích trước 10 năm so với thời hạn đề ra (năm 2015). Việt Nam cũng trở thành một trong những nước đi đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều để giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân cả nước là 1%-1,5%/năm và riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm. Theo đó, cùng với phát triển kinh tế, hàng loạt các chương trình, chính sách nhằm hướng tới giảm nghèo đa chiều một cách bền vững được ban hành và triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức xã hội quốc tế.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân cả nước là 1%-1,5%/năm và riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm.

Theo đó, cùng với phát triển kinh tế, hàng loạt các chương trình, chính sách nhằm hướng tới giảm nghèo đa chiều một cách bền vững được ban hành và triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức xã hội quốc tế.

Với nỗ lực đó, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm còn 2,75%, với hơn 8 triệu người thoát nghèo và cận nghèo.

Mức thu nhập bình quân của người nghèo giai đoạn 2016-2020 đã tăng 1,6 lần so với trước giai đoạn 2010-2015. Điều này cho thấy, “thoát nghèo” thực sự trở thành phong trào trên phạm vi cả nước, được đông đảo nhân dân hưởng ứng và nhiều người nghèo tích cực tham gia, thực hiện.

Góp phần hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam có sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, trong đó có ngành Ngân hàng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) thông qua việc triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng, hỗ trợ “tam nông”, tín dụng cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

Trong hơn 3 thập kỷ qua, Agribank đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực, góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tiêu biểu như, thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2018 của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, từ năm 2015 đến nay, Agribank đã cho vay gần 220 nghìn lượt khách hàng; doanh số cho vay đạt trên 6.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay tại thời điểm 31/03/2021 là 643 tỷ đồng với 7.685 khách hàng. Từ đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và đem đến cuộc sống mới khởi sắc cho người dân khu vực nông thôn.

Agribank cũng tiên phong cung cấp nguồn vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế, với tổng dư nợ tín dụng gần 1,3 triệu tỷ đồng và hơn 20 triệu khách hàng. Nguồn vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Hàng năm, Agribank dành hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn với lãi suất cho vay ưu đãi, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Tính đến 31/03/2021, Agribank cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 843.040 tỷ đồng với gần 3,2 triệu khách hàng; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 1.953 tỷ đồng với 7.690 khách hàng; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a đạt 903 tỷ đồng với 16.585 khách hàng; Cho vay một số chính sách phát triển thủy sản đạt 3.744 tỷ đồng với 581 khách hàng; Cho vay tái canh cà phê đạt 259 tỷ đồng với 740 khách hàng; Cho vay xây dựng nông thôn mới tại 100% số xã trên cả nước đạt 570.883 tỷ đồng với 2.436.436 khách hàng…

Thông qua phối hợp với Trung ương Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Agribank cũng đã phát triển gần 69.000 tổ vay vốn với gần 1,4 triệu thành viên, dư nợ cho vay đạt 174.032tỷ đồng; đồng thời, triển khai an toàn 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với 15.690 phiên giao dịch, phục vụ gần 1,5 triệu khách hàng tại địa bàn 454 xã trên toàn quốc, giải ngân 5.679 tỷ đồng, thu nợ 6.208 tỷ đồng, huy động tiết kiệm 3.416 tỷ đồng...

Với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, Agribank đang tích cực triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn và cho vay, với nguồn vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng.

Tính đến 31/03/2021, kết quả triển khai Đề án đạt gần 500 tỷ đồng, hạn mức thấu chi đã cấp là trên 1.756 tỷ đồng với 266.853 thẻ và 2.530 POS được lắp đặt mới.

Hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình sau hơn 2 năm triển khai đạt nhiều kết quả quan trọng, doanh số đã vượt xa quy mô ban đầu với doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình đạt 29.931 tỷ đồng, dư nợ 2.319 tỷ đồng, số khách hàng lũy kế từ đầu chương trình là 499.180 khách hàng.

Gần đây, nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng, Agribank thực hiện chính sách miễn phí chuyển tiền trong nước, áp dụng tại 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và các kênh ngân hàng điện tử. 

(*) Đinh Thị Nguyên.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2021.