Agribank – đơn vị dẫn đầu trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc

PV.

Agribank triển khai dịch vụ thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc kể từ năm 1997. Từ đó đến nay, ngân hàng đã dần chiếm lĩnh thị phần, bởi hình thức thanh toán phong phú, thủ tục đơn giản, an toàn.

Agribank Lào Cai đơn vị dẫn đầu về doanh số thanh toán ủy thác trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc.
Agribank Lào Cai đơn vị dẫn đầu về doanh số thanh toán ủy thác trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc.

Agribank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc từ năm 1997. Trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc, trải qua 19 năm triển khai dịch vụ, Agribank đã trở thành ngân hàng hàng đầu, chiếm thị phần cao nhất trên thị trường.

Từ năm 2009 đến nay, doanh số thanh toán vẫn Tăng trưởng, thu dịch vụ cao hơn so với thời điểm trước, song đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại.

Được biết, với hình thức thanh toán biên mậu phong phú, thủ tục đơn giản, an toàn, Agribank đã tạo được uy tín đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán biên mậu, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.

Hoạt động ủy thác dịch vụ thanh toán biên mậu tiếp tục được đẩy mạnh. Số lượng các đơn vị tham gia ủy thác thanh toán biên mậu (bao gồm cả các chi nhánh của Agribank và các ngân hàng thương mại khác) tăng mạnh.

Kết quả hoạt động thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc thông qua Agribank (Tỷ VNĐ):

Chỉ tiêu

Tháng 5/2016

Tháng 6/2016

6 tháng 2015

6 tháng 2016

So với cùng kỳ (%)

Doanh số

3,754

3,222

10,547

19,334

Tăng 83

Xuất khẩu

3,235

2,704

6,833

16,222

Tăng 137

Nhập khẩu

519

518

3,714

3,112

Giảm 16

Kết quả hoạt động thanh toán biên mậu tại thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu tăng 83%, phí tăng 16% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhập khẩu giảm 16% so với cùng kỳ bởi do Trung Quốc đang xây dựng chính sách để siết chặt xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Việt Nam.

Nhìn chung, thanh toán biên mậu tiếp tục mang lại lợi nhuận cho Agribank nói chung và các chi nhánh nói riêng. Nếu tính theo Chi nhánh, Chi nhánh Lào Cai và Móng Cái là 2 đơn vị dẫn đầu về thu phí trong hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc cũng như có tỷ lệ thu về thanh toán biên mậu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phí dịch vụ của Chi nhánh.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này, thời gian qua Agribank thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát nghiệp vụ thanh toán biên mậu tại các Chi nhánh và ngân hàng đối tác để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá nhu cầu về sản phẩm dịch vụ thanh toán biên mậu của đối tác.

Thông qua đó, tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác về thanh toán biên mậu trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Triển khai hoạt động thanh toán biên mậu còn có Agribank Lạng Sơn, Hà Giang…

Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Agribank tích cực nghiên cứu và xây dựng giải pháp thanh toán biên mậu qua Internet (CBPS). Hiện hệ thống này đang dần hoàn thiện và đang trong quá trình chạy thử nghiệm.

Khi hệ thống CBPS đi vào vận hành chính thức, các giao dịch thanh toán biên mậu sẽ không còn phải thực hiện thủ công, chứng từ trao tay mà thay vào đó sẽ được truyền qua mạng Internet và hạch toán trực tiếp. Qua đó, giảm khá lớn nguồn lực về thời gian, chi phí, nhân lực, phát huy tối đa hiệu quả thanh toán cho Chi nhánh.

CBPS là sản phẩm mang tính đột phá của Agribank về nghiệp vụ thanh toán biên mậu, dự kiến hệ thống sẽ chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2016.

- Giai đoạn 1997-2008, Agribank thiết lập quan hệ hợp tác thanh toán biên mậu với 4 đối tác phía Trung Quốc, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (1997), Ngân hàng Trung Quốc (2003), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (2003), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (2004).

- Giai đoạn 2009 đến nay, Agribank mở rộng quan hệ thêm với các đối tác sau: Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc (2012), Ngân hàng Phú Điền, Hợp tác xã tín dụng Vân Nam (2013), Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung quốc (2014), Ngân hàng Quế Lâm (2016).