Agribank Đồng Nai: Đồng hành cùng khách hàng trong những thời điểm khó khăn nhất

PV.

Dự báo mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng tăng, Agribank Đồng Nai xác định hướng trọng tâm của công tác tín dụng năm 2018 và các năm tiếp theo là đầu tư mạnh cho nông nghiệp sạch, kỹ thuật cao, mở rộng cho vay theo Nghị định 55/NĐ-CP của Chính phủ.

Phòng giao dịch Agribank Đồng Nai.
Phòng giao dịch Agribank Đồng Nai.

Kịp thời giúp khách hàng khắc phục khó khăn

Năm 2017 Đồng Nai là địa phương gặp nhiều khó khăn trong khâu giải quyết đầu ra cho nông súc sản, giá cả các loại nông sản như chuối, cà phê, tiêu ... Giá thịt heo, thịt gà có nhiều thời điểm xuống thấp hơn giá thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt, chăn nuôi nói riêng và ngành Nông nghiệp của Tỉnh nói chung.

Agribank Đồng Nai: Đồng hành cùng khách hàng trong những thời điểm khó khăn nhất - Ảnh 1
Ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Agribank Đồng Nai:
"2017 là năm vất vả nhất từ trước tới nay đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng, đồng hành, chung thủy cùng bà con nông dân, Agribank Đồng Nai đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ vốn vay kịp thời, giúp các hộ chăn nuôi heo vượt qua được khó khăn trước mắt, ổn định và tiếp tục phát triển bền vững".

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Agribank Đồng Nai nhấn mạnh: 2017 là năm vất vả nhất từ trước tới nay đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng, đồng hành, chung thủy cùng bà con nông dân, Agribank Đồng Nai đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ vốn vay kịp thời, giúp các hộ chăn nuôi heo vượt qua được khó khăn trước mắt, ổn định và tiếp tục phát triển bền vững.

“Đến nay, những hộ vay đầu tư chăn nuôi heo đến thời điểm trả nợ gặp khó khăn đều được Agribank cơ cấu lại kỳ hạn nợ cho đến khi trả được. Với những hộ đã vay vốn từ Agribank đầu tư cho chăn nuôi heo, nếu muốn vay thêm vốn chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện sẽ được ngân hàng cho vay”, ông Trinh cho biết.

Kịp thời có giải pháp hỗ trợ người dân trong những thời điểm khó khăn chính là phương kế phát triển dài lâu của hệ thống Agribank nói chung và của Agribank Đồng Nai nói riêng, bởi dù ở đâu và bất kỳ thời điểm nào, Agribank cũng là tổ chức tín dụng gắn bó bền chắc, chung thủy cùng người nông dân và những miền quê lam lũ…

Lý giải với chúng tôi vì sao không lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng khác với mức lãi suất ưu đãi, ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi và Thức ăn gia súc Thanh Bình (Biên Hòa, Đồng Nai) cho khẳng định: Trong kinh doanh, lãi suất đôi lúc chưa phải là vấn đề lớn, quan trọng là thái độ phục vụ, sự tin tưởng, gắn bó, thủy chung.

“So với những ngân hàng mà chúng tôi thường đặt quan hệ hợp tác, thì phải khẳng định Agribank là ngân hàng số một về phục vụ, giải ngân nhanh, tận tình hỗ trợ khách hàng trong mọi thời điểm. Ý nghĩa nhất là vào thời điểm năm 2000, khi công ty bên bờ vực phá sản, Agribank đã tin tưởng và có giải pháp hộ trợ công ty vượt qua thời điểm khó khăn và tiếp tục cho vay sau khi công ty trả hết nợ”, ông Bình nói.

Nhờ có sự linh hoạt và sẻ chia trong triển khai hoạt động tín dụng, tính đến cuối năm 2017, doanh số cho vay và dư nợ cho vay của Agribank Đồng Nai đều có sự tăng trưởng cao so đầu năm 2017, trong đó chi nhánh tăng trưởng mạnh nhất là chi nhánh Tam Phước (+56%), chi nhánh tăng trưởng thấp nhất là chi nhánh Xuân Lộc cũng đạt tốc độ tăng trưởng là 16%, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn tỉnh đạt 21%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2016, gần bằng tốc độ tăng trưởng của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Ngân hàng.

Tất cả các chi nhánh đều đạt và vượt kế hoạch dư nợ được giao, góp phần đưa tỷ lệ đạt kế hoạch của toàn tỉnh đạt 107%. Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay các xã nông thôn mới của Agribank Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.

Giữ vững vai trò là “bà đỡ” của khu vực nông nghiệp, nông thôn

Nối tiếp những thành quả đã đạt được, năm 2018, Agribank Đồng Nai đặt mục tiêu cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ tối thiểu 88% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Và để có thể hoàn thành mục tiêu trên, ngoài việc nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động, linh hoạt trong điều hành, Agribank Đồng Nai sẽ bám sát tình hình thực tế tại địa phương, thế mạnh của từng chi nhánh, tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Chính phủ, các lĩnh vực Agribank có thế mạnh (tín dụng bán lẻ, tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn), mở rộng cho vay các lĩnh vực (xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

Đồng thời, đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn, đưa tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ đến cuối năm đạt kế hoạch được giao, đảm bảo hiệu quả kinh doanh; Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay qua tổ nhóm đối với các khoản vay nhỏ (dưới 200 triệu đồng); Phát huy tối đa hiệu quả của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, nâng cao năng suất lao động, giảm tải trong tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Đặc biệt là có giải pháp đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng, phân tích theo từng loại hình khách hàng, từng ngành nghề đầu tư và thế mạnh của từng địa phương, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để xây dựng đề án tiếp cận, áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, mở rộng tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trang trại và các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ quy mô lớn nhằm tăng trưởng tín dụng một cách chủ động thực hiện có hiệu quả.

Tính đến cuối năm 2017, doanh số cho vay và dư nợ cho vay của Agribank Đồng Nai đều có sự tăng trưởng cao so đầu năm 2017, trong đó chi nhánh tăng trưởng mạnh nhất là chi nhánh Tam Phước (+56%), chi nhánh tăng trưởng thấp nhất là chi nhánh Xuân Lộc cũng đạt tốc độ tăng trưởng là 16%, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn tỉnh đạt 21%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2016, gần bằng tốc độ tăng trưởng của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Ngân hàng.