Bí quyết để Agribank Sóng Thần giữ thị phần và phát triển bền vững

Thái Hằng

“Kịp thời sẻ chia, động viên, đồng hành hỗ trợ và linh hoạt nhiều giải pháp như giãn nợ, giảm lãi suất… để “cứu” doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản”, đấy là bí quyết mà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khu công nghiệp Sóng Thần (Agribank Sóng Thần) luôn ưu tiên lựa chọn trong suốt chặng đường phát triển.

Chi nhánh Agribank Sóng Thần (Thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương).
Chi nhánh Agribank Sóng Thần (Thị xã Dĩ An - tỉnh Bình Dương).

Chú trọng nâng cao nghiệp vụ và thái độ phục vụ khách hàng

Từ một chi nhánh cấp 2 (loại II) trực thuộc Agribank Bình Dương đến nay, Agribank Sóng Thần đã được nâng cấp và trở thành chi nhánh cấp 1 (loại I) trực thuộc Agribank Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sóng Thần (Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) tin tưởng, lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp FDI vốn Đài Loan trên địa bàn.

Chia sẻ về chặng đường phát triển của Agribank Sóng Thần, bà Phạm Thị Kim Nga, Giám đốc Agribank Sóng Thần cho biết: Lợi thế của Chi nhánh là có bề dày gắn bó với khách hàng. Tuy nhiên, để có thể giữ vững thị phần và gia tăng khách hàng mới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng cổ phần, liên doanh đến đầu tư (cụ thể là 64 chi nhánh ngân hàng thương mại, 10 quỹ tín dụng và 152 phòng giao dịch tham gia hoạt động), Chi nhánh luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên về nghiệp vụ, giao tiếp, marketing… nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hướng tới phục vụ khách hàng tận tình và chuyên nghiệp hơn, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa… Theo đó, mỗi cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn phải tự trau dồi, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ và không ngừng rèn luyện ngoại ngữ, nhất là về tiếng Hoa.

Bí quyết để Agribank Sóng Thần giữ thị phần và phát triển bền vững  - Ảnh 1
Bà Phạm Thị Kim Nga, Giám đốc Agribank Sóng Thần:
Toàn bộ nhân viên phục vụ khách hàng của Agribank Sóng Thần hiện nay đều thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa như tiếng mẹ đẻ. Có lẽ ưu thế này khiến cho nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng, lựa chọn giao dịch với chúng tôi, nhất là doanh nghiệp FDI vốn Đài Loan. Hiện nay Chi nhánh đang có giao dịch thường xuyên với trên 60% doanh nghiệp FDI vốn Đài Loan trên địa bàn.

“Toàn bộ nhân viên phục vụ khách hàng của Agribank Sóng Thần hiện nay đều thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa như tiếng mẹ đẻ. Có lẽ ưu thế này khiến cho nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng, lựa chọn giao dịch với chúng tôi, nhất là doanh nghiệp FDI vốn Đài Loan. Hiện nay Chi nhánh đang có giao dịch thường xuyên với trên 60% doanh nghiệp FDI vốn Đài Loan trên địa bàn”, bà Phạm Thị Kim Nga cho hay.

Ngoài nâng cao nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng, thời gian qua Agribank Sóng Thần đã triển khai hàng loạt chính sách linh hoạt về điều kiện vay vốn, lãi suất cho các đối tượng khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khách hàng hoạt động trong các ngành kinh doanh lương thực thực phẩm, nông sản, chế biến gỗ và cả vay tiêu dùng với cam kết áp dụng lãi suất cạnh tranh cho từng thời hạn, đối tượng vay. Đồng thời, cam kết cấp tín dụng ưu đãi và sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh. Nhờ đó, số lượng khách hàng của Chi nhánh đang dần mở rộng trên nhiều địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tính đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 11.410 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 8.026 tỷ đồng tăng 1.876 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng tín đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua là 30,5%, cao hơn 10,3% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 là 20,2%). Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,11%/tổng dư nợ (kế hoạch 0,4%).

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng song song với việc tăng thu dịch vụ ngoài việc đồng hành cùng khách hàng truyền thống, Chi nhánh cũng tập trung phát triển thêm khách hàng mới, chủ yếu là doanh nghiệp, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tính đến 31/12/2017 là 5.544 tỷ, với 243 doanh nghiệp; chiếm tỷ trọng 69,07% tổng dư nợ. Dư nợ vay cá nhân là 2.482 tỷ đồng, gồm 3.282 khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng 30,93% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ là 81,75 triệu USD, so với đầu năm tăng 18,28 triệu USD chủ yếu nhóm khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu.

Không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ mới

Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích cực (tổng sản phẩm của Tỉnh (GRDP) năm 2017 tăng 9,15%, bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng) là cơ hội để các ngân hàng thương mại trên địa bàn mở rộng và phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khối FDI, tăng thị phần cho sản phẩm thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tín dụng…

Tranh thủ cơ hội trên, Chi nhánh đã chủ động khảo sát ý kiến, kỳ vọng của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ, phân tích nguyên nhân cốt lõi để có giải pháp hỗ trợ khách hàng kịp thời, gia tăng niềm tin cho khách hàng hiện tại, làm nền tảng phát triển khách hàng và nhiều sản phẩm dịch vụ mới.

Tính đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 11.410 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 8.026 tỷ đồng tăng 1.876 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng tín đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua là 30,5%, cao hơn 10,3% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 là 20,2%). Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,11%/tổng dư nợ (kế hoạch 0,4%).

Triển khai nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới và phát triển kênh phân phối hiện có, đa dạng hóa các kênh quảng bá nhằm đưa sản phẩm đến với khách hàng; Tăng cường bán chéo các nhóm sản phẩm: tín dụng - thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ - dịch vụ thẻ, tiền gửi...

Theo bà Phạm Thị Kim Nga, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ trên mà thu dịch vụ của Chi nhánh đạt kết quả khá tốt (56.6 tỷ đồng), tăng 22% so với năm 2016; Tỷ trọng thu dịch vụ/tổng lợi nhuận toàn chi nhánh tăng từ 18,9% lên 19,73%, trong đó thu từ thanh toán trong nước và  kinh doanh ngoại tệ tiếp tục là 2 mảng chủ yếu đem lại nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Cụ thể như:

Sản phẩm thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán đạt 93.659 tỷ đồng tăng 4,9% so với năm 2016. Thu dịch vụ đạt 23.9 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016.

Kinh doanh ngoại tệ: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 799,3 triệu USD tăng 10,5 % so với năm 2016.

Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 696 triệu USD tăng 26,6% so với năm 2016, thu dịch vụ đạt 8,65 tỷ đồng, tăng 6,65 % so thực hiện năm 2016 (chiếm 15,28% tổng thu dịch vụ).

Hoạt động chi trả kiều hối: Doanh số chi trả dịch vụ kiều hối đến 30/11/2017 là 10,1 triệu USD, tăng 3,39 triệu USD so với năm 2016. Phí dịch vụ kiều hối thu được là 490 triệu đồng, tăng 13,95 % so thực hiện năm 2016.

Về dịch vụ thẻ và Ebanking, đến nay Chi nhánh đã có 43 máy ATM, 141 doanh nghiệp chi lương qua thẻ với số lượng thẻ còn hiệu lực là 340.079 thẻ; tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán phát hành thẻ là 655 tỷ đồng; có 286 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng với tổng dự nợ 5,7 tỷ đồng. Thu từ dịch vụ thẻ đạt 5,02 tỷ đồng, tăng tỷ lệ 9,8 % so thực hiện năm 2016. Số khách hàng sử dụng Ebanking là 1.086 khách hàng. Thu từ dịch vụ Ebanking đạt 2,44 tỷ đồng, tăng tỷ lệ 37,07 % so thực hiện năm 2016…