Bước phát triển mới

Sau khi Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vào tháng 7/2012, công tác triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã đượcBđẩy lên bước phát triển mới. Các nội dung khai thí điểm theo Quyết định 315/QĐ-TTg, ngày 1/3/2011, tại các tỉnh, thành phố

tiếp tục được tuyên truyền, nhân rộng xuống khắp các xã, địa bàn và đa dạng các đối tượng trong diện hưởng bảo hiểm. Chủ trương lớn dần đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong các cấp lãnh đạo, các cơ quan, người dân về sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, đời sống nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nếu như tính đến 30/6/2012, tại 20 tỉnh, thành phố thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, mới thu hút được 106.763 hộ dân ký hợp đồng bảo hiểm thì đến thời điểm hiện tại, con số này đã tăng lên 160.787 hộ. Đặc biệt, có 85% số hộ tham gia bảo hiểm thuộc diện hộ nghèo. Tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 1.845 tỷ đồng, phí bảo hiểm là 130.518 triệu đồng …

Về bảo hiểm cây lúa, các địa phương là vùng chuyên canh sản xuất lương thực đều là địa bàn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con. Chỉ riêng tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang… tổng số hộ tham

Quyết định số 2114/QĐ-BTC, ngày 24/8/2012 của Bộ Tài chính đã sửa đổi bổ sung một số quy định về bảo hiểm nông nghiệp tại quyết định 3035/QĐ – BTC, ban hành năm 2011. Mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa đã nâng lên 90% năng suất bình quân xã, thay cho mức 80% trước đây nhằm tăng giá trị bồi thường cho nông dân tham gia.
gia bảo hiểm đã là 149.502 hộ, tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 36.997 ha với tổng giá trị được bảo hiểm hơn 823.255 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 35.970 triệu đồng. Khi thiên tai, thiệt hại xảy ra, doanh nghiệp (DN) bảo hiểm đã kịp thời bồi thường cho bà con tại Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền là 6 tỷ đồng.

Với loại hình bảo hiểm vật nuôi, các DN bảo hiểm đã đẩy mạnh triển khai tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội… Đến hết tháng 9/2012, các địa phương nói trên đã có 7.362 hộ dân tiến hành ký hợp đồng cho 3.700 con trâu, bò; 179.800 con lợn và 821.000 con gia cầm. Tổng giá trị được bảo hiểm là 186.378 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 12.259 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 23 triệu đồng.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, bảo hiểm nông nghiệp đã “phủ sóng” tới 3.923 hộ nuôi trồng với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 1.032 ha; tổng giá trị được bảo hiểm là 836.34 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 82.288 triệu đồng. Trong quá trình thí điểm, đã phát sinh bồi thường 35.854 triệu đồng cho các hộ mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản gặp thiên tai…

Cải tiến chính sách, tăng sức hấp dẫn

Nhằm tăng sức hấp dẫn của bảo hiểm nông nghiệp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã không ngừng cải tiến cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những điểm chưa phù hợp với thực tiễn ở một số địa phương. Nhằm bảo đảm cao nhất quyền lợi bảo hiểm cho bà con nông dân tham gia, ngày 24/8/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2114/ QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp. Quyết định này đã bổ sung vịt nuôi vào đối tượng bảo hiểm vật nuôi và bỏ quy định cá basa thuộc đối tượng bảo hiểm tôm/cá. Quyết định trên cũng mở rộng rủi ro thiên tai được bảo hiểm (giông, lốc xoáy); bổ sung rủi ro dịch bệnh được bảo hiểm đối với trâu, bò (tụ huyết trùng, nhiệt thán), lợn (đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả), gà, vịt (bệnh Niu-cát-xơn, gumboro và dịch tả - vịt).

Quyết định 2114/QĐ-BTC đã làm rõ quy trình xác nhận dịch bệnh, đảm bảo minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác cho người được bảo hiểm. Quyền lợi của người được tham gia bảo hiểm cũng tăng lên khi phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm, cụ thể với cây lúa được giảm từ 4,97% đến 20% phí; vật nuôi, giảm từ 10% đến 50% phí... Số tiền bảo hiểm đối với bò sữa là 60 triệu đồng thay cho mức 35 triệu đồng...

Theo ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thì qua thời gian triển khai thí điểm, kết quả ban đầu đạt được của loại hình bảo hiểm nông nghiệp là rất đáng ghi nhận. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, những địa phương triển khai bảo hiểm nông nghiệp đều nhận được sự tham gia ngày một tích cực của người dân. Việc bồi thường thiệt hại cho người tham gia được thực hiện nhanh, gọn và đúng quy định, tạo niềm tin cho người dân về một chính sách ưu việt khi tham gia bảo hiểm. Điều này đã khẳng định sự đúng đắn về chính sách của Đảng và Nhà nước và tin rằng, chủ trương lớn này sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong đời sống, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai, dịch bệnh đối với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ sự phát triển của khu vực “tam nông”.

Bài đăng trên Tài chính Đầu tư 10-2012

Bảo hiểm nông nghiệp: “Bén rễ” trong đời sống

Việt Hùng

(Tài chính) Hơn một năm sau khi Bộ Tài chính quyết tâm đẩy mạnh thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, loại hình bảo hiểm mới này đang từng bước “bén rễ” trong đời sống...

Xem thêm

Video nổi bật