Hành lang pháp lý mới

BHTG có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, theo đó, lần đầu tiên quyền lợi của người gửi tiền, sự an toàn lành mạnh của tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo tốt hơn khi pháp luật về BHTG được nâng lên ở mức cao nhất là Luật. Với việc ra đời của Nghị định số 68/2013/NĐ-CP cùng với Luật BHTG đã tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của BHTG, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, sự ổn định, lành mạnh của hệ thống các TCTD.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG, người được BHTG và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động BHTG. Theo đó, tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.

Tổ chức BHTG là pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Nguồn thu của tổ chức BHTG được miễn nộp các loại thuế. Tổ chức BHTG được trích một phần nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bù đắp chi phí. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN xác định mức cụ thể được trích.

Một số quy định cụ thể

Trên cơ sở các quy định của Luật BHTG và Luật các TCTD, Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định cụ thể các tổ chức tham gia BHTG là các TCTD có nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm: (i) Ngân hàng thương mại; (ii) Ngân hàng hợp tác xã; (iii) Quỹ tín dụng nhân dân; (iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và (v) Tổ chức tài chính vi mô. Do đặc thù trong hoạt động nhận tiền gửi, Nghị định số 68/2013/ NĐ-CP quy định tổ chức tài chính vi mô phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô nhưng không bao gồm tiền gửi tiết kiệm bắt buộc.

Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định cụ thể các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi là các Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Tổ chức tài chính vi mô.

Bên cạnh quy định cụ thể về trường hợp cấp mới chứng nhận tham gia BHTG, để phù hợp với tình hình thực tế, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP bổ sung về các trường hợp được cấp lại chứng nhận BHTG bao gồm: (i) Khi tổ chức tham gia BHTG được NHNN cho phép phục hồi hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân; (ii) Khi Chứng nhận BHTG bị mất, rách nát, hư hỏng; (iii) Khi có sự thay đổi thông tin Chứng nhận BHTG.

Nghị định số 68/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ thời hạn để thực hiện việc cấp lại chứng nhận BHTG là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm của tổ chức tham gia BHTG. Đồng thời, Nghị định này cũng quy định rõ đối với việc sử dụng và thu hồi chứng nhận bảo hiểm được cấp trước ngày Luật BHTG có hiệu lực.

Theo đó, chứng nhận BHTG được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng, trừ chứng nhận BHTG đã được cấp cho tổ chức không phải tham gia BHTG theo quy định của Luật BHTG. Chứng nhận BHTG đã được cấp cho tổ chức không phải tham gia BHTG theo quy định của Luật BHTG hết giá trị sử dụng.

Việc cung cấp thông tin của tổ chức BHTG cho NHNN thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật BHTG. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý kịp thời đối với các nguy cơ rủi ro, mất an toàn trong hoạt động (như mất khả năng chi trả) và các vi phạm khác của tổ chức tham gia BHTG, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP bổ sung quy định tổ chức BHTG có trách nhiệm báo cáo ngay với NHNN trong trường hợp: (i) Tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng hoặc vi phạm các quy định về pháp luật ngân hàng khác; (ii) Hoạt động của tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát tài sản hoặc có tác động tiêu cực tới các TCTD khác.

Bên cạnh đó, Nghị định quy định cụ thể mục đích tiếp cận thông tin của tổ chức BHTG là để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 13 Luật BHTG và quy định rõ một số thông tin được tiếp cận của NHNN bao gồm: (i) Một số chỉ tiêu báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê của NHNN; (ii) Báo cáo tài chính của tổ chức tham gia BHTG; (iii) Thông tin về việc cấp Giấy phép, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thông tin về việc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi đối với tổ chức tham gia BHTG; (iv) Thông tin về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản tổ chức tham gia BHTG; (v) Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia BHTG theo quy định pháp luật về kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD; (vi) Các thông tin khác theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.

Để hướng dẫn Khoản 12 Điều 13 Luật BHTG, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG bao gồm: (i) Văn bản đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc đề nghị Chính phủ bảo lãnh để vay từ TCTD, tổ chức khác do người có thẩm quyền của tổ chức BHTG ký; (ii) Kế hoạch trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm; (iii) Phương án, kế hoạch hoàn trả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả khoản vay từ TCTD, tổ chức khác; (iv) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Ngoài ra, các tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG phải ký hợp đồng ủy quyền trả tiền bảo hiểm. Nội dung hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG trong việc sử dụng số tiền do tổ chức BHTG chuyển để chi trả đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng đối tượng được trả tiền bảo hiểm.

Nhằm bảo đảm sự minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm, Nghị định quy định rõ các loại giấy tờ mà người được BHTG phải xuất trình khi nhận tiền bảo hiểm bao gồm chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Trường hợp người nhận tiền bảo hiểm là người được ủy quyền, người thừa kế của người được BHTG, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách là người được ủy quyền, người thừa kế của người được BHTG theo quy định của pháp luật. Trường hợp gửi tiền tiết kiệm, người được BHTG phải xuất trình thẻ tiết kiệm. Trường hợp mua giấy tờ có giá do tổ chức tham gia BHTG phát hành, người được BHTG phải xuất trình chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.

Để tạo điều kiện cho các tổ chức liên quan trong việc xác định quyền tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định về việc tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức BHTG như sau: (i) Đối với tổ chức tham gia BHTG là TCTD, việc tham gia thanh lý, quản lý tài sản của tổ chức BHTG được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản đối với TCTD; (ii) Đối với tổ chức tham gia BHTG là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc tham gia thanh lý, quản lý tài sản của tổ chức BHTG được thực hiện theo quy định của NHNN về thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Về cấp chứng nhận tham gia BHTG, Nghị định nêu, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia BHTG phải nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật BHTG. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG, tổ chức BHTG có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia BHTG.

Mặt khác, tổ chức tham gia BHTG được cấp lại Chứng nhận tham gia BHTG khi được NHNN cho phép phục hồi hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Chứng nhận tham gia BHTG và bản sao văn bản cho phép của NHNN Việt Nam về việc phục hồi hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức BHTG có trách nhiệm cấp lại Chứng nhận tham gia BHTG.


Hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo hiểm tiền gửi

ThS. NGUYỄN THỊ THANH HÒA

(Tài chính) Có hiệu lực thi hành từ ngày 19/8/2013, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được đánh giá là sẽ tạo chuyển biến tích cực đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam có được một hành lang pháp lý quy định và hướng dẫn đầy đủ nhất.

Xem thêm

Video nổi bật