Một số điểm mới trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Theo Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 168 (6/2016)

Ngày 06/4/2016, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi (Luật) gồm 5 chương, 22 điều đã được Quốc hội thông qua với 91,30% ý kiến tán thành. Luật có nhiều điểm mới và đã khắc phục, sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật. Từ 01/09/2016, Luật có hiệu lực thi hành thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 sẽ đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tại Khoản 3, Điều 5 quy định: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi hàng hóa nhập khẩu tương ứng. Để có cơ sở áp dụng thuế' suất thông thường khi thuế ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ Điều 10 quyết định việc áp dụng thuế' suất thông thường.

Để’ phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế, tại Điều 8, các quy định về trị giá tính thuế và thời điểm tính thuế được quy định chi tiết, cụ thể; trong đó thời điểm tính thuế có bổ sung quy định trường hợp hàng hóa được ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu nhưng có thay đổi về mục đích sử dụng.

Đối với hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Khoản 2, Điều 5 đã điều chỉnh một số quy định để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và các cam kết liên quan đến thuế' xuất khẩu như: TPP, Việt Nam - EU.

Điểm a, b, Khoản 3, Điều 5 đã bổ sung quy định về áp dụng thuế suất ưu đãi tương ứng đối với các hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa đáp ứng các điều kiện về xuất xứ nhằm thống nhất với chính sách thuế của hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào thi trường trong nước.

Đối với hàng hóa có giá trị hoặc số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu hoặc các hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế theo quy định tại Khoản 5, Khoản 9, Khoản 10, Điều 16.

Đối với người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan, Điều 9 đã điều chỉnh, bổ sung quy định thời hạn nộp thuế chậm nhất 10 ngày vào tháng kế tiếp cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc hàng hóa. Quy định mới thể hiện rõ sự ưu đãi và khuyến khích, tạo thuận lợi đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt Luật Hải quan và Luật Thuế.

Luật đã bổ sung một số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ trên cơ sở kế thừa, nâng cấp một số quy định của các Pháp lệnh liên quan từ Điều 12 đến Điều 15 Chương III. Một số quy định pháp lý từ Pháp lệnh thành nội dung Luật tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình hoàn thiện pháp luật, phù hợp với Điều 70 của Hiến pháp năm 2013.

Để phù hợp với các cam kết hội nhập, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển bảo hộ hợp lý sản xuất trpng nước, thúc đẩy cải cách hành chính đơn giản hóa biểu thuế để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, Luật cũng đã sửa đổi nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất tại Điều 10 Chương III.

Tại Điều 11, Luật sửa đổi thẩm quyền ban hành Biểu thuế xuất - nhập khẩu và Biểu khung thuế xuất khẩu để phù hợp Hiến pháp năm 2013 và tạo sự ổn định, thống nhất, phù hợp với xu hướng tham gia FTA.

Theo đó, Biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu sẽ do Quốc hội banh hành; danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng được quy định ngay trong Luật; Chính phủ trực tiếp banh hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế xuất - nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm trong việc sửa đổi biểu thuế nhập khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật trong các trường hợp cần thiết (Khoản 2 Điều 11).

Khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước

Khoản 11 Điều 16 sửa đổi bổ sung quy định về việc miễn thuế hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư để thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 (Luật Đầu tư); bỏ quy định về miễn thuế đối với phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân để khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời quy định phương tiện vận tải chuyên dụng trong dây chuyền công nghệ được miễn thuế là loại sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; miễn thuế đối với linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, nguyên liệu vật tư dùng để’ chế' tạo thiết bị, máy móc hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc thiết bị của các dự án ưu đãi đầu tư nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Luật sửa quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định của dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA sang ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư của các dự án được hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành có liên quan để đảm bảo sự bình đẳng giữa các dự án đầu tư có cùng địa bàn, lĩnh vực nhưng sử dụng các nguồn vốn khác nhau; bỏ quy định về miễn thuế tạo tài sản cố định là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu của dự án ưu đãi đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ cho phù hợp với Luật Đầu tư.

Từ Khoản 12 đến Khoản 14 Điều 16, Luật có bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được; sửa đổi bổ sung quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo; Khoản 16 - 17 Điều 16 quy định về miễn thuế đối với nguyên liệu, phụ tùng, vật tư, thiết bị phục vụ đóng tàu và phục vụ in, đúc tiền...

Khoản 7 và Khoản 9 Điều 16 đã điều chỉnh: Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được điều chỉnh thành đối tượng miễn thuế; hàng tạm nhập tái xuất là đối tượng miễn thuế có điều kiện về vảo lãnh, đặt cọc để’ khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.