Những quy định mới liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế

PV. (Tổng hợp)

(Tài chính) Từ ngày 1/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành. Liên quan đến lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đề cập đến các vấn đề như đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế; cải cách - hiện đại hoá và hội nhập; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế. Mới đây, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng một số nội dung trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp theo hình thức hỏi - đáp có liên quan cụ thể đến lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ để dễ dàng thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành. FinancePlus.vn trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung các vấn đề trao đổi này.

Câu hỏi 1: Đề nghị hướng dẫn quy định về thoả thuận trước về phương pháp xác định trị giá tính thuế?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 5 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 hướng dẫn thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai làn và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường.

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đươc xác lâp trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Câu hỏi 2: Doanh nghiệp tự tính và nộp phạt chậm nộp hay đến khi Cơ quan Hải quan ra Quyết định phạt chậm nộp thì mói nộp tiền?

Trả lời:

Về vấn đề này, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế không thay đổi. Căn cứ theo điều 30 Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2007 quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp này, Công ty tự tính số tiền chậm nộp và nộp theo quy định mà không chờ đến khi Cơ quan Hải quan ra Quyết định chậm nộp rồi mới thực hiện việc nộp tiền.

Câu hỏi 3: Nếu bị phát sinh phạt chậm nộp thì có ảnh hưởng đến việc được ân hạn thuế 275 ngày đối với tờ khai nhập khẩu theo loại hình NSXXK hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 42 Luật sửa đồi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tổng thời gian ít nhất hai năm liên tục tính (trước đây quy định là 01 năm) đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế; nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt;..

Như vậy, tại thời điểm đăng ký tờ khai nếu Công ty có phát sinh tiền chậm nộp thuế sẽ không đảm bảo điều kiện để hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hưởng thời hạn nộp thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Câu hỏi 4: Trước đây, Công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để tiêu thụ trong nước (loại hình NĐT-KD) được hưởng ân hạn nợ thuế 30 ngày. Nay khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực thì điều kiện gì để loại hình NĐT-KD được hưởng ân hạn nợ thuế?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 42 Luật sửa đổi bồ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước (loại hình NĐT-KD) thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không nộp thuế ngay nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh thi được thông quan hàng hóa; thòi hạn bảo lãnh tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai; tổng thời hạn bảo lãnh phải nộp tiên chậm nộp kê từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế.

Câu hỏi 6: Thời điểm tính phạt chậm nộp được tính như thế nào? Tính từ ngày phát sinh tờ khai đối với tờ khai miễn kiểm tra và từ ngày đóng dấu thông quan đối với tò khai kiểm hoá?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 42 Luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế quy định trường hợp được tổ chức tín đụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày đươc thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định tại Điều 106 của Luật này.

Câu hỏi 7: Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp như thế nào khi Luật sửa đổi bỗ sung Luật quản lý có hiệu lực?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 45 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:

Tiền thuế nợ quả hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

Tiền chậm nộp thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

Tiền thuế nợ quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng cảc biện pháp cưỡng chế

Tiền chậm nộp chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

đ) Tiền thuế phát sinh;

Tiền phạt.

Câu hỏi 8: Thời điểm xác nhận doanh nghiệp đã nộp thuế (có phải là ngày ngân hàng đóng dấu trên Giấy nộp tiền)?

Trả lời:

Về vấn đề này, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế không thay đổi. Căn cứ theo điều 46 Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2007 quy định ngày đã nộp thuế được xác định là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: hoặc ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức đuợc cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt.

Trường hợp Công ty nộp thuế bằng chuyển khoản thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng thương mại xác nhận trên chứng từ nộp thuế của Công ty.

Câu hỏi 9: Nội dung hoàn thuế (không thu thuế) có sủa đổi, bổ sung ữong Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế không?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 60 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định đối với hồ sơ giải quyết hồ sơ hoàn thuế (không thu) thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc và đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày (Trước đây theo quy định đối với hồ sơ hoàn thuế ( không thu) thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là 15 ngày và đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước. hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày).

Câu 10: Cho biết thủ tục xóa tiền thuế, tiền phạt?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 65 Luật sừa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà khônạ còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không cỏ tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ mà cơ quan quản lý thuế đã áp dung tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.

Câu 11: Chế độ kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 78 Luật sửa đồi, bổ sung Luật Quản lý thuế quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo tiêu thức đánh giá rủi ro; theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm do Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên phê duyệt và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá 1 lần trong năm (Luật Quản lý thuế hiện hành quy định kiểm tra thuế chủ yếu theo hồ sơ khai thuế và giải trình của người nộp thuế).

Câu hỏi 12: Hiện nay, tình hình hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn do không tìm kiếm được thị trường xuất khẩu, do đó Công ty kiến nghị xin được gia hạn chậm nộp thuế?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 92 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.

Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Như vậy, việc bổ sung quy định nộp dần tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần cho phép người nộp thuế được nộp dần tiền nợ thuế trong một khoảng thời gian nhất định, hỗ trợ cho người nộp thuế, đặc biệt là trong các trường hợp người nộp thuế có số tiền nợ thuế lớn (do bị phạt từ 1 lần đến 3 lần thuế) và có khó khăn về tài chính trong ngắn hạn.

Câu hỏi 13: Tuần tự áp dụng có liên quan đến các biện pháp thi hành quyết định hành chính thuế được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 93 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định trong trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quy định tại Điều 94 của Luật này quyết định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan Hải quan được lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời.

Câu hỏi 14: Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có thay đổi trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 106 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày

Như vậy, khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 thì số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày có mức phạt lũy tiến 0.07%/ngày chậm nộp/so tiền nộp chậm (trước đây là 0.05%/ngày chậm nộp/số tiền nộp chậm).

Câu hỏi 15: Đối với với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì mức xừ phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 107 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu người nộp thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định, người nộp thuế còn bị xử phạt như sau;

Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai nhưng trước khi cơ quan hải quan kiếm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo quy đình tại khoản 2 Điều 34 của Luật này;

Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này”.

Như vậy, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu người nộp thuế khai sai dẫn đến thiểu số tiền thuế phải nộp hoặc táng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thuế mà người nộp thuế không tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì phạt 20%.

Câu 16:  Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế có thay đổi trong Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 110 Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực ngàỵ 01/07/2013 hưóng dẫn doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm (trước đây thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước),

Câu 17: Đề nghị cho biết điều kiện thành lập kho bảo thuế, chế độ ưu đãi là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp và hải quan ra sao?

Trả lời:

Căn cứ theo điều 27 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định kho bảo thuế là kho được thành lập chỉ để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế.

Điều kiện thành lập kho bảo thuế là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; không nợ thuế thuộc diện phải cưỡng chế; có hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho đầy đủ theo quy định của pháp luật và kho được xây dựng trong khu vực bảo đảm yêu cầu quản lý, giám sát của cơ quan hải quan.

Cục trưởng Hải quan ra quyết định thành lập kho bảo thuế.

Doanh nghiệp có kho bảo thuế chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho bảo thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát kho bảo thuế. Cơ quan hải quan không trực tiếp giám sát, niêm phong kho bảo thuế.