Cải cách để phục vụ

Thông tư 128/2013/TT-BTC gồm có 168 Điều, chia làm 7 phần. So với Thông tư số 194/2010/ TT-BTC trước đây, Thông tư 128/2013/TT-BTC được bổ sung 5 Điều mới, gồm: Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu (NK) (Điều 8); Đăng ký tờ khai hải quan (Điều 13); Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập khẩu (XNK); Tiền chậm nộp (Điều 131) và Nộp dần tiền thuế (Điều 132); Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng bãi bỏ một số quy định nằm rải rác tại các các thông tư cũ. Việc Thông tư 128/2013/TT-BTC ra đời được đánh giá là “cẩm nang” giúp ngành Hải quan thực thi nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi đối tượng tham gia hoạt động XNK.

Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC, những trường hợp được miễn thuế, gồm có: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất (TNTX) để dự hội nghị, triển lãm, khám chữa bệnh; hàng hóa của tổ chức, cá nhân mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định; hàng hóa XNK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam; hàng XNK để gia công theo quy định; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng NK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế NK; hàng hóa NK để phục vụ hoạt động dầu khí.

Các trường hợp được xét miễn thuế XNK gồm: Hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng; hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học; hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo; hàng hóa XNK làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu… loại hàng hóa được xét giảm thuế như hàng hóa XNK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa.

Một trong những cải cách tại thông tư này được DN đánh giá cao là Bộ Tài chính đã đưa ra quy định về việc lưu mẫu để phục vụ mục đích kiểm tra sau thông quan cũng không đạt được do pháp luật hiện hành quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm, trong khi đó mẫu sản phẩm được lưu trong thời hạn thực hiện hợp đồng gia công là 1 năm và thời hạn thanh khoản tờ khai nhập sản xuất XK là 45 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai XK.

Cùng với việc bỏ quy định lấy mẫu, lưu mẫu, quy định về thông báo định mức đối với hàng sản xuất XK cũng được sửa đổi theo hướng DN chỉ thông báo định mức nguyên liệu chính với cơ quan Hải quan, việc thông báo sẽ được thực hiện trước hoặc cùng thời điểm XK lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính.

Để giải quyết các vướng mắc về điều chỉnh định mức sau khi XK do các nguyên nhân khách quan, Thông tư đã bổ sung quy định cho điều chỉnh định mức sau khi XK sản phẩm nhưng trước thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, đồng thời, bãi bỏ việc nộp đơn chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan hàng chuyển cửa khẩu. Hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế đối với một số loại hình XNK cũng được đơn giản hơn.

Để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, Thông tư bổ sung thêm quy định về Đăng ký tờ khai hải quan. Trong đó, quy định cụ thể địa điểm đăng ký để đảm bảo hàng hóa được lưu giữ hoặc được chuyển về địa điểm nào thì phải đăng ký tờ khai hải quan tại chi cục hải quan quản lý địa điểm đó, tránh tình trạng hàng hóa về một nơi nhưng lại làm thủ tục nơi khác hoặc hàng hóa sau khi đăng ký tờ khai bị phân luồng Đỏ thì DN lại đề nghị hủy và đăng ký tờ khai mới tại chi cục hải quan khác.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc

Sau khi triển khai thực hiện, một số vướng mắc đã xuất hiện, trong đó nổi cộm là thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ quy định tại Điều 36 và Điều 54 và Điều 59 của Thông tư 128/2013/ TT-BTC. Trước những vướng mắc được phản ánh từ DN, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời, thể hiện sự cầu thị, lắng nghe và sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc cho DN.

Ngày 1/11/2013, Tổng cục Hải quan có Văn bản số 6501/TCHQ-GSQL hướng dẫn một số đơn vị hải quan và DN gặp vướng mắc khi thực hiện Điều 36 và Điều 45 của Thông tư 128/2013/TT-BTC. Theo đó, về thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ quy định tại Điều 45, nếu DN áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 47 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính; nếu DN áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 45 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Các trường hợp thủ tục XNK tại chỗ được thực hiện tại 2 đơn vị hải quan khác nhau nhưng 1 đơn vị hải quan áp dụng hải quan điện tử và 1 đơn vị hải quan áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo quy định tại Điều 45 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất XK quy định tại Điều 36, nếu DN không có cơ sở sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Thông tư 128. Theo đó, DN làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan thuộc cục hải quan tỉnh, thành phố nơi DN có cơ sở sản xuất. Trường hợp DN còn các tờ khai NK chưa được thanh khoản vì lý do chưa XK hết sản phẩm thì DN thực hiện cho đến khi thanh khoản xong các tờ khai NK. Các tờ khai NK phát sinh mới thì thực hiện theo đúng quy định tại Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

Trường hợp DN NK nguyên liệu để sản xuất hàng hóa XK nhưng không trực tiếp sản xuất mà thuê DN khác sản xuất, gia công thuộc cùng một cục hải quan quản lý thì được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại 1 chi cục hải quan thuộc cục hải quan nơi DN nhận sản xuất gia công có cơ sở sản xuất. Nếu nơi DN có cơ sở sản xuất không có tổ chức hải quan thì DN được lựa chọn một chi cục hải quan thuận tiện thuộc cục hải quan quản lý địa bàn nơi DN có cơ sở sản xuất để làm thủ tục.

Bên cạnh đó, ngay sau khi nhận được phản ánh của một số hiệp hội DN và Cục Hải quan địa phương về khó khăn trong quá trình thực hiện điểm b khoản 2 Điều 27 Thông tư 128/2013/ TT-BTC liên quan đến việc đưa hàng phải kiểm tra chuyên ngành về bảo quản, ngày 07/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 15269/BTC-TCHQ tháo gỡ vướng mắc. Cụ thể, đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ ô tô và xe gắn máy) thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Thông tư 128/2013/ TT-BTC.

Đối với hàng hóa khác mang tính chất đặc thù thì được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan; Đối với ô tô, xe máy, DN được mang về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của DN để kiểm tra và bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận trên giấy đăng ký kiểm tra. DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa đến khi cơ quan hải quan xác nhận thông quan.

Như vậy, với việc ban hành Thông tư 128/2013/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã thể hiện tinh thần cải cạnh mạnh mẽ nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định nằm rải rác trong các văn bản khác, giảm bớt thủ tục hải quan, dễ dàng tra cứu và áp dụng các quy định một cách thống nhất. Đồng thời, ngay sau khi có vướng mắc xuất hiện, Bộ Tài chính đã cũng Tổng cục Hải quan nhanh chóng có biện pháp tháo gỡ thể hiện tinh thần phục vụ cao.

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan

ThS. ĐƯỜNG THỊ QUỲNH LIÊN

(Tài chính) Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2013, Thông tư 128/2013/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 10/9/2013 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK thay thế một số quy định nằm rải rác trong các văn bản khác, giảm bớt thủ tục hải quan, dễ dàng tra cứu và áp dụng các quy định một cách thống nhất. Tuy nhiên, sau khi triển khai đã xuất hiện một số vướng mắc tại các doanh nghiệp (DN), ngay lập tức Bộ Tài chính cùng Tổng cục Hải quan đã có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Xem thêm

Video nổi bật