Yêu cầu thực tiễn

Việc Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định với các quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là đồng thời giải quyết được mục tiêu kép trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý khi đưa ra các khung, chế tài xử phạt, cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2013, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gồm 3 Chương, 56; quy định cụ thể cho các vấn đề: Xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Điều khoản thi hành.

Vi phạm hành chính về thuế bao gồm vi phạm các quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đối với các loại thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định pháp luật.

Những quy định cụ thể

Hành vi vi phạm

Theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP, người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì bị phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm cao hơn so với quy định. Nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Cụ thể các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn là:

Một là, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Hai là, hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định nêu trên nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.

Ba là, hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế.

Tuy nhiên, người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào NSNN trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì bị phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm cao hơn so với quy định. Nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Cụ thể các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn là:

Một là, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Hai là, hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định nêu trên nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.

Ba là, hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế. Tuy nhiên, người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào NSNN trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.

Bốn là, sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

Các hình thức xử phạt

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm: Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế, trốn, gian lận.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trường hợp người nộp thuế là tổ chức có một trong các hành vi: Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm...; nếu vi phạm lần đầu (không thuộc 4 trường hợp khai sai kể trên), hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì mức phạt tiền là 1 lần tính trên số thuế trốn, gian lận.

Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.

Các trường hợp cưỡng chế và hình thức thi hành

Điều 18 của Nghị định quy định về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như i) người nộp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày; ii) người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn; iii) tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; iv) quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt…

Các hình thức cưỡng chế bao gồm: trích tiền từ tài khoản; yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tượng cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Xử phạt nghiêm minh các sai phạm hành chính thuế

ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

(Tài chính) Ngày 16/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Ngay sau khi Nghị định được ban hành đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi có nhiều chế tài xử phạt vi phạm mới liên quan trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Bài viết phân tích những điểm mới tại Nghị định này.

Xem thêm

Video nổi bật