Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường tại Đà Lạt

Yến Tâm

Đà Lạt là thành phố nổi tiếng với thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, quanh năm muôn hoa khoe sắc, nhưng giờ đây đang phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt.

Sạt lở đất đã trở nên phổ biến hơn ở Đà Lạt trong những năm gần đây.
Sạt lở đất đã trở nên phổ biến hơn ở Đà Lạt trong những năm gần đây.

Hậu quả của đô thị hóa

Ngày 13/7/2023, Viện kiểm sát Nhân dân TP. Đà Lạt đã truy tố 2 bị can liên quan đến vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng). Đáng nói, vụ lở đất làm 2 người chết và 5 người bị thương.

Sạt lở đất đã trở nên phổ biến hơn ở Đà Lạt trong những năm gần đây. Chẳng hạn, trong trong hai ngày 17 và 18/6/2023 tại đèo Prenn đã xảy ra hai vụ sạt lở đất khiến ba người tử vong.Trước đó, một vụ sạt lở đất khác khiến một người chết trên đường Ngô Thì Sỹ vào ngày 9/3/2023.

TP. Đà Lạt hiện cũng đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt nặng nề mỗi khi trời mưa to. Trận mưa ngày 23/6 và 12/7 khiến nhiều tuyến phố chìm trong nước.

Hai vụ sạt lở đất khiến ba người tử vong tại Đà Lạt.
Hai vụ sạt lở đất khiến ba người tử vong tại Đà Lạt.

Từng được coi là thành phố mộng mơ, giờ đây với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng, TP. Đà Lạt đang ngày càng mất đi màu xanh bởi hàng loạt tòa nhà cao tầng.

Theo đó, những nhà đầu tư bất động sản luôn tìm kiếm những mảnh đất có view đẹp, nhìn ra thung lũng hay đồi thông mà không quan tâm cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, môi trường bị ảnh hưởng. Những con suối ở Đà Lạt dần bị lấp, thay vào đó đường bê tông, rác. Mất rừng, mất suối, Đà Lạt ngày càng ngột ngạt và nhạy cảm với thiên tai.

Ông Đinh Quốc Dân – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, mưa lớn thường là nguyên nhân gây sạt lở ở thành phố mỗi năm. Khu vực xảy ra sự việc gần đây là khu dân cư, phía trước là đồi, bên cạnh là thung lũng, phía sau là một ngọn đồi lớn.

Hiện nay, thực trạng đua nhau xây dựng nhà cao tầng đang diễn ra tràn lan tại các vùng cao của Việt Nam, khu vực với cảnh qua thiên nhiên phong phú, đa dạn và tiềm năng phát triển kinh tế nhanh, thu lợi nhuận lớn.

Về vấn đề này, ông Đinh Quốc Dân giải thích: “Để tạo ra một địa điểm xây dựng, người dân thường sử dụng hai phương pháp. Đầu tiên là xẻ sườn núi thành các cao nguyên có độ dốc lớn từ 50-70 độ trở lên, khi trời mưa, đất bị ngấm nước làm giảm độ bền. Nếu các cao nguyên không được gia cố và bảo vệ đúng cách sẽ sụp đổ”.

Công tác quản lý tại địa phương cần thắt chặt, khẩn trương

Bàn về giải pháp chống sạt lở ở Đà Lạt, ông Đinh Quốc Dân cho rằng cần rà soát lại công tác quản lý, cấp phép xây dựng ở những vị trí cụ thể, đảm bảo tối đa an toàn công trình.

PGS. Lưu Đức Hải – Chủ tịch Hội kinh tế môi trường Việt Nam đề xuất các dự án đầu tư phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường 2020, có báo cáo các đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường được phê duyệt.

Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, phải có giải pháp kỹ thuật phòng ngừa sự cố môi trường. Cơ quan quản lý địa phượng cần rà soát lại tất cả các dự án xem có đủ các nội dung này hay không. Nếu không, các cơ quan cần yêu cầu các biện pháp ngay lập tức để tránh phát sinh vấn đề tương tự.

Cùng với đó, ông  Hải cho biết, đối với các dự án xây dựng hạ tầng du lịch, tác động môi trường phải được cơ quan quản lý môi trường thẩm định. Nếu không đánh giá hoặc đánh giá không nghiêm túc thì chủ dự án và cơ quan quản lý môi trường phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các tồn tại.

Hiện nay, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2013 và Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi 2012 đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Trong chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu của Việt Nam nêu rõ là môi trường phải có chất lượng tốt, đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn cho mọi người.