Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013, nguồn vốn đầu tư vào phát triển giao thông nông thôn (GTNT) ở huyện Nghĩa Đàn không ngừng tăng lên. Nguồn vốn tài trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm tới 87,25% tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2010-2013 (bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ 26,75%, ngân sách Tỉnh hỗ trợ là 35,29%, ngân sách Huyện là 25,21%). Nguồn vốn NSNN các cấp đầu tư cho GTNT trung bình hàng năm tăng hơn 13%, đáp ứng yêu cầu về vốn cho các công trình GTNT trên địa bàn.

Phong trào xây dựng đường GTNT ở hầu hết các xã trong huyện phát triển nhanh, mạng lưới GTNT được cải thiện đáng kể, tạo nên bộ mặt nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng. Có thể chỉ ra những lợi ích mà các dự án đầu tư đường GTNT mang lại, đó là:

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương - giao lưu văn hóa cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. GTNT góp phần xóa đi các khoảng cách phát triển giữa các vùng thông qua các dự án đường nhánh, đường huyện, đường xã, tăng mối liên hệ trong mạng lưới vận tải quốc gia và mở rộng khả năng tiếp cận lợi ích từ dự án cho nhiều người ở các xã nghèo hơn, kém phát triển.

Phát triển giao thông nông thôn bằng vốn ngân sách: Thực tế tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An - Ảnh 1

Phát triển giao thông vận tải nói chung và GTNT nói riêng là nội dung của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Nghĩa Đàn. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nhân dân và các cấp chính quyền tại Nghĩa Đàn đã hưởng ứng tích cực phong trào làm đường GTNT. Đến nay, nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt được tiêu chí về đường GTNT theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, các dự án GTNT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã, đang và sẽ thúc đẩy các xã trên địa bàn sớm hoàn thành tiêu chí về GTNT, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Các dự án GTNT trên địa bàn sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế và từng bước xóa đói giảm nghèo cho dân cư vùng dự án. Đồng thời với việc triển khai các dự án đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng cơ hội nâng cao thu nhập đối với dân cư khu vực dự án.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An, kinh tế Nghĩa Đàn đã chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư giảm xuống, công nghiệp và dịch vụ tăng lên theo hàng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng không chỉ đối với các ngành mà trong nội bộ từng ngành. Có được kết quả đó, phải kể đến vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống GTNT. Là một huyện miền núi bán sơn địa với địa hình phức tạp và đa dạng, việc phát triển hệ thống đường GTNT là khâu rất quan trọng nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế của dân cư, thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Bên cạnh đó, với tiềm năng đất đai, vị trí địa lý nằm trên đường Hồ Chí Minh xuyên Việt, Nghĩa Đàn đã và đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, với nhiều cơ chế chính sách thông thoáng, hiệu quả. Huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc tích cực, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc chỉ đạo thu hút mọi nguồn lực để nâng cấp và xây dựng các tuyến đường GTNT trên địa bàn. Nhờ đó đã thu hút được nhiều dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Một số dự án trọng điểm đã được triển khai và đem lại hiệu quả kinh tế như: Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Long, Nghĩa Hội; Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp đi vào ổn định; Nhà máy sữa tươi sạch TH…

Tồn tại và hạn chế

Thực tế cho thấy, lâu nay khâu kiểm soát vốn đầu tư từ NSNN thường lỏng lẻo, dễ xảy ra tình trạng thất thoát, dàn trải và lãng phí. Cụ thể:

Một là, sử dụng vốn ngân sách cho GTNT hiệu quả đem lại có nơi, có lúc chưa cao. Chẳng hạn, dự án đầu tư thường duyệt thấp hơn nhưng quá trình xây dựng thường phát sinh khá nhiều, khiến cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư. Ngoài ra, trong bố trí kế hoạch vốn thường ít nhưng rất phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, gây thất thoát lớn.

Hai là, việc huy động vốn cho giao thông bước đầu chỉ đáp ứng được về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế chưa như kỳ vọng.

Ba là, trong chỉ đạo điều hành, một số đơn vị liên quan chưa phối hợp chặt chẽ, vừa chồng chéo vừa thiếu nhất quán, trùng lặp, công tác thẩm định dự án còn tuỳ tiện.

Bốn là, các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước cũng như của Tỉnh chưa thực hiện đồng bộ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Một số kiến nghị, đề xuất

Hàng năm, ngân sách huyện Nghĩa Đàn dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư cho GTNT. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước chất lượng hoạt động đầu tư trên địa bàn còn hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên thì việc nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trình GTNT từ nguồn NSNN là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, thời gian tới, cần tập trung triển khai một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, cụ thể:

- Đẩy nhanh tiến độ công trình, thực hiện đồng bộ giữa các khâu: Công trình phải được đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh kéo dài gây tình trạng thất thoát vốn một cách nhanh chóng, do tiền trả công tăng, nguyên vật liệu bị hao mòn theo thời gian. Nên thực hiện theo hình thức khoán thời hạn hoàn thành công trình một cách rõ ràng. Mặt khác, cần đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học vào xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT.

- Tăng cường quản lý chi phí các nguyên vật liệu: Trên mỗi km đường được xây dựng cần được tính toán cụ thể về số lượng nguyên vật liệu cụ thể. Đồng thời, cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng từ trung ương đến địa phương đối với công tác quản lý chi phí các nguyên vật liệu. Cần chấm dứt ngay tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không có đủ điều kiện năng lực thi công.

Nguồn vốn tài trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm tới 87,25% tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT tại huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2010- 2013 (bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ 26,75%, ngân sách Tỉnh hỗ trợ là 35,29%, ngân sách Huyện là 25,21%). Nguồn vốn NSNN các cấp đầu tư cho GTNT trung bình hàng năm tăng hơn 13%.

- Lựa chọn nhà thầu có chất lượng thi công và quản lý thi công tốt: Đối với các nhà thầu cần bổ sung cơ chế quản lý chặt chẽ và quy định về năng lực hành nghề của nhà thầu. Cần chấm dứt ngay tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không có đủ điều kiện năng lực thi công.

- Tăng cường giám sát chất lượng công trình thi công: Các tuyến đường do huyện làm chủ đầu tư thực hiện quản lý chất lượng theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành. Đối với các tuyến đường xã, thôn xóm ấp, địa phương cần tổ chức lực lượng giám sát quản lý chất lượng, nghiệm thu thông qua Ban quản lý của huyện. Công trình thi công xong phải nghiệm thu về khối lượng, chất lượng, giá trị và bàn giao đưa vào sử dụng.

- Rà soát hoàn thiện hệ thống các định mức: Tiến hành rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, thực hiện giám sát thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch 5 năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư. Khi xem xét dự án phải kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn, không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và cộng đồng: HĐND, UBND các cấp cần có biện pháp thực hiện việc giám sát cộng đồng đối với cả hoạt động đầu tư trên địa bàn của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia giám sát và đóng góp ý kiến về các hoạt động đầu tư ở địa phương. Đặc biệt, là đầu tư công trình GTNT, với chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vừa huy động sự đóng góp công sức và tiền của đảm bảo tính minh bạch của công trình.

- Chấn chỉnh công tác đấu thầu: Để nâng cao chất lượng cho dự án đầu tư, cần phải tăng cường giám sát ngay từ khâu đấu thầu. Mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một bộ ngành chủ quản. Ngoài ra, cần tạo ra môi trường đấu thầu rộng rãi, dân chủ, công bằng.

Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trình GTNT từ NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt việc này, tin chắc rằng Nghĩa Đàn – Nghệ An tiếp tục sẽ có những thành công.

Phát triển giao thông nông thôn bằng vốn ngân sách: Thực tế tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

(Tài chính) Thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, phát triển giao thông nông thôn tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã có sự phát triển đáng kể. Nhiều dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và cộng đồng đã tạo sự liên hoàn quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn.

Xem thêm

Video nổi bật