Tổng giám đốc Hiệp hội hạt nhân thế giới:

Điện hạt nhân có thể đạt công suất 1000 Gwe vào năm 2050

Hà Anh (Theo World-nuclear-news)

Công nghiệp hạt nhân có thể đạt được đà cần thiết để tạo thêm công suất 1000 GWe vào năm 2050. Thông tin trên được trang mạng world-nuclear-news ngày 16/09/2016 dẫn lời bà Agneta Rising, Tổng giám đốc Hiệp hội Hạt nhân Thế giới. Theo bà Rising, mục tiêu này là rất cần thiết để thế giới đảm bảo kịch bản mức 2 về biến đổi khí hậu.

Công nghiệp hạt nhân có thể đạt được đà cần thiết để tạo thêm công suất 1000 GWe vào năm 2050.
Công nghiệp hạt nhân có thể đạt được đà cần thiết để tạo thêm công suất 1000 GWe vào năm 2050.

Tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 41 của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (IEA) tại London (Anh), bà Rising cho biết, các tổ máy điện hạt nhân mới kết nối với mạng điện ở các quốc gia đã tăng gấp đôi vào năm 2015, với con số 10 lò phản ứng mỗi năm so với 5 lò vào năm 2014 và con số tương tự trong những năm trước đó.

“Chỉ điện hạt nhân mới có thể đảm bảo nguồn điện sạch, giá cả phải chăng và độ tin cậy cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng, trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu khí hậu”, bà Rising nói.

Bà Rising đã đề xuất lộ trình sau: 50 GWe công suất mới trong giai đoạn 2016-2020; 125 GWe trong giai đoạn 2021-2025 và 825 GWe trong giai đoạn 2026-2050. Điều đó có nghĩa là, trung bình công suất kết nối hàng năm lần lượt trong các giai đoạn là 10 GWe, 25 GWe và 33 GWe.

“Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng lớn thứ hai trên thế giới hiện nay và để đạt được mức khí thải thấp, điện hạt nhân là một phần quan trọng. Không có nước nào trên thế giới giảm lượng phát thải carbon mà không sử dụng năng lượng hạt nhân”, bà Rising nói.

“Để cung cấp 1000 GWe công suất hạt nhân mới vào năm 2050, đó là một nhiệm vụ khá lớn. Vì vậy, trong kế hoạch 5 năm tới, chúng ta cần phải cung cấp công suất kết nối 10 GWe và trong những năm sau đó công suất kết nối phải lên đến 25 GWe mỗi năm”.

“Trong 25 năm còn lại, cần phải có khoảng 33 GWe công suất kết nối mỗi năm. Nếu hình dung mỗi một lò phát công suất 1 GWE (hay 1.000 MW) có thể tính ra số lò phản ứng phải tăng thêm”.

“Trong 25 năm qua, thế giới chỉ cung cấp công suất kết nối hàng năm 5 GWe và đôi khi xuống đến 0. Năm 2015 đã tăng gấp đôi lên 10 GWe, nhưng thế giới cần phải tăng gấp đôi con số này trong những năm tới”.

Ngoài ra, theo bà, mỗi lò phản ứng được xây dựng đang cung cấp ngày càng nhiều điện hơn và “hệ số công suất đang tăng lên, trong những năm 80, vào khoảng 60% và hiện nay khoảng 80% so với công suất thiết kế”.

Những tỷ lệ này dựa trên hệ thống thông tin lò phản ứng năng lượng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (PRIS), cơ sở dữ liệu bao gồm cả các lò phản ứng của Nhật Bản thậm chí hiện nay không hoạt động.

Bà Rising cũng xua tan những chuyện hoang đường rằng các lò phản ứng hạt nhân cũ không hiệu quả như công nghệ mới và giải thích rằng việc bảo trì và nâng cấp trong những năm qua đã tăng hệ số công suất của chúng lên mức cao tương tự.

Bà dẫn chứng Thụy Điển là một ví dụ điển hình về "làm thế nào một nước có thể nhanh chóng phát triển điện hạt nhân. Thực tế này xua tan câu chuyện hoang đường rằng "các nước nhỏ không thể làm hạt nhân". Bà cho biết thêm, chính Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) cũng đang chứng minh rằng một nước nhỏ có thể nhanh chóng xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Ngành công nghiệp hạt nhân phải giải quyết ba trụ cột của sáng kiến Harmony của IEA nhằm đạt được 1000 GWe công suất mới. Vấn đề này bà Rising trình bày lần đầu tiên năm 2015. Đó là một sân chơi bình đẳng, hài hòa các quy trình quản lý và một mô hình an toàn hiệu quả.

Ngoài ra, theo bà, cũng cần phải tăng cường tiêu chuẩn hóa; quy trình cấp phép hợp lý; hài hòa và cập nhật các quy tắc và tiêu chuẩn toàn cầu; cho phép của thương mại quốc tế; cũng như quản lý an toàn hiệu quả. Bên cạnh đó, sự sáng tạo hạt nhân đòi hỏi sự phát triển và cấp phép kịp thời các công nghệ mới.

Bà Rising nói: “Các giải pháp thay thế cho hạt nhân nguy hiểm hơn nhiều - thậm chí kể cả tai nạn”. Bà trích dẫn một báo cáo năm 1998 bởi Viện Paul Scherrer, xem xét các tai nạn liên quan đến các cơ sở năng lượng và kết luận rằng: Xảy ra đến 1.943 vụ tai nạn với hơn 5 trường hợp tử vong, đến nay thủy điện là nguy hiểm nhất tiếp đến là than và khí.