Yêu cầu về nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân

Hải An

(Tài chính)Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự vận hành an toàn hiệu quả của nhà máy điện hạt nhân. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cũng như chủ đầu tư đều đã xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể cho từng giai đoạn.

Theo lộ trình, năm 2015, Việt Nam sẽ bắt tay vào xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên với công suất 1.000 MW, sau đó sẽ lần lượt đưa vào sử dụng các tổ máy tiếp theo. Điện hạt nhân là ngành công nghiệp đặc biệt liên quan đến an toàn phóng xạ. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, nhiều sự cố của các nhà máy điện hạt nhân đã bắt nguồn từ sự bất cẩn, thiếu hiểu biết của người vận hành chứ không phải do thiết kế, kỹ thuật.

Vì vậy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự vận hành an toàn hiệu quả của nhà máy điện hạt nhân. Những người tham gia lĩnh vực này phải được đào tạo rất bài bản, chặt chẽ.

Để vận hành một nhà máy điện hạt nhân công suất 1.000MW cần 3.500 - 4.500 người, trong đó có 500 - 700 chuyên gia (trình độ đại học và trên đại học), 700 - 1.000 kỹ thuật viên và 2.200 - 3.000 công nhân lành nghề.Đây là một trong những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam khi phát triển điện hạt nhân. Khắc phục khó khăn này, Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo thông qua các đề án, dự án để nâng cao nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân cho các bộ ngành, các đầu mối liên quan.

Cụ thể, ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử". Quan điểm của Đề án là phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước, Nhà nước có chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển điện hạt nhân và yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được triển khai từ năm 2010 với tổng kinh phí thực hiện là 3.000 tỷ đồng (trong đó sử dụng từ ngân sách nhà nước là 2.000 tỷ đồng). Một đề án riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án Nhà máy Điện hạt nhân tại Ninh Thuận cũng đã được Chính phủ phê duyệt (Quyết định 584/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án NMĐHN tại Ninh Thuận).

Nguồn nhân lực cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (chuẩn bị sản xuất)

90

120

150

180

(30)

120

(30)

220

(100)

220

(180)

220

(180)

200

200

200

200

200

Ninh Thuận 1

400

800

1100

1100

1100

Ninh Thuận 2

400

800

1100

1100

1100

Tổng

90

120

150

210

250

320

400

400

1000

1800

2400

2400

2400

Trên cơ sở Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từng bộ, ngành cũng như chủ đầu tư đều đã xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực theo nhiệm vụ được giao trong chương trình phát triển điện hạt nhân. Việc đầu tư kinh phí cho đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân, đặc biệt là đào tạo cơ bản là rất quan trọng. Công tác này đang được tập trung cao độ có thể đào tạo các kỹ sư từ các sinh viên tài năng. Đồng thời đào tạo cập nhật các thông tin điện hạt nhân cho các kỹ sư, cán bộ đang công tác tại Việt Nam. Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ đang thực thi quản lý nhà nước, cán bộ quản lý kỹ thuật. Đối với việc đào tạo công nhân kỹ thuật liên quan đến điện hạt nhân đã có kế hoạch triển khai rộng rãi ở các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Việc đào tạo tại các trường đại học ở nước ngoài đang được triển khai đồng loạt.