LINH HOẠT QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ, ĐẢM BẢO MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NĂM 2023

Vẫn có một số áp lực lên mặt bằng giá nửa cuối năm 2023

Vẫn có một số áp lực lên mặt bằng giá nửa cuối năm 2023

Mặc dù Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng  3,29% so với cùng kỳ năm trước, dư địa kiểm soát lạm phát đang tăng dần, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế dự báo vẫn có một số áp lực lên mặt bằng giá cả trong nửa cuối năm, trong đó việc lương cơ bản tăng 20% sẽ tác động đến các hàng hóa, dịch vụ; giá các mặt hàng thiết yếu tăng theo quy luật vào thời điểm cuối năm...
Công tác quản lý, điều hành giá giúp kiểm soát lạm phát hiệu quả

Công tác quản lý, điều hành giá giúp kiểm soát lạm phát hiệu quả

Nhận định về các yếu tố tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nước 6 tháng đầu năm, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết, xu hướng tăng giá diễn ra vào các tháng Tết, nhưng sang tháng 3/2023 CPI đã quay đầu giảm kéo dài đến hết tháng 4/2023 và có xu hướng tăng nhẹ trở lại 2 tháng kế tiếp. Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.
Nhiều yếu tố sẽ kiềm chế lạm phát trung bình năm 2023

Nhiều yếu tố sẽ kiềm chế lạm phát trung bình năm 2023

Các chuyên gia kinh tế nhận định, tổng cầu yếu, cung tiền tăng trưởng chậm, lãi suất thực cao, tỷ giá và giá dầu khó tăng mạnh là những yếu tố sẽ kiềm chế lạm phát trung bình trong năm 2023 ở mức dự báo khoảng 2,5% và cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay sẽ được hoàn thành.
Có thể hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong năm 2023

Có thể hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong năm 2023

Trao đổi với phóng viên về diễn biến lạm phát 6 tháng đầu năm 2023 và dự báo cả năm 2023, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhận định, lạm phát trung bình cả năm 2023 sẽ vào khoảng 2,5%, khó vượt qua mức 3%, do đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong năm 2023 là có thể hoàn thành.