Ngày 21/01/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 130.000.000 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIG) vào giao dịch.
Với mức tăng trưởng ấn tượng, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh và vẫn là một trong những thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Vượt qua những khó khăn, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã cổ phiếu: CRE) vừa báo lãi gần 302 tỷ đồng trong năm 2020. Trong đó, hai lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho CRE là môi giới và đầu tư bất động sản. Kết quả này sẽ tiếp thêm động lực cho Cen Land cán đích mốc doanh thu mới trong năm 2021.
Năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất thế giới.
Theo số liệu công bố qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2020, đã có 2.408 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành thành công đạt 403,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 69% tổng giá trị đăng ký, tăng 35,9% so với năm 2019.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó nêu rõ về những lĩnh vực các công ty chứng khoán hạn chế đầu tư.
Ngày 14/1/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải tham dự và chủ trì Hội nghị.
Trên thị trường các cổ phiếu thoái vốn tăng mạnh nhờ yếu tố thoái vốn Nhà nước đang được giới đầu tư ráo riết săn mua.
Kể từ ngày 1/1/2021, các hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị phạt nặng theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh vừa được Chính phủ ban hành.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có hướng dẫn thực hiện một số vấn đề liên quan đến công bố thông tin về Báo cáo tình hình quản trị công ty, báo cáo thường niên và việc gia hạn báo cáo tài chính đối với công ty đại chúng theo quy định tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, quy định rõ các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động lưu ký, đăng ký hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Trong năm 2020, tình trạng vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có xu hướng giảm dù chế tài xử phạt khá nặng và cơ quan quản lý đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Trước tình hình đó, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quy định rõ các mức xử phạt nghiêm đối với hành vi không công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
Kể từ ngày 1/1/2021, các tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh. Trong quá trình đầu tư chứng khoán phái sinh, kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, tính chung trong tháng 12/2020, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 100 tỷ đồng trên thị trường UPCoM. Trong đó, 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất ACV, MIG, QNS, VEA và LTG, trong khi đó, 5 cổ phiếu bị bán nhiều nhất là MSR, ACV, VEA, BSR và LTG.
Báo cáo giám sát giao dịch bất thường là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện khi phát hiện ra các nghi vấn trong giao dịch chứng khoán.
Thông tư số 119/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán có hiệu lực từ ngày 15/2/2021 đã quy định cụ thể về chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
Một cá nhân vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với số tiền lên đến 550 triệu đồng vì hành vi thao túng cổ phiếu.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Trong đó, quy định rõ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh là một trong những quy định đáng chú ý trong Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh vừa được Chính phủ ban hành.