Chứng khoán ngày 19/3: Thị trường tiếp tục phân hóa


Ngày 19/3, thị trường đã xuất hiện những biến động có khả năng đạt đỉnh trong nhóm cổ phiếu ngành trụ cột thì theo đánh giá của một số chuyên gia, thị trường mỗi bước đi lên đều khá khó khăn. Có thể thị trường sẽ tạo đỉnh ở vùng 1.010-1.020 này hoặc cao hơn một chút, tuy nhiên việc kiếm lợi nhuận hiện tại là không dễ dàng khi lần lượt các nhóm Midcap cuối cùng cũng bắt đầu tăng giá.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Số mã giảm giá nhiều hơn số mã tăng giá

Trong phiên sáng nay, thị trường lình xình và số mã giảm giá nhiều hơn số mã tăng giá. Chỉ số giảm nhẹ bởi các trụ lớn hầu hết đều tích lũy. VJC tăng 300 đồng, VIC tăng 700 đồng, VHM tăng 400 đồng, SAB tăng 2.800 đồng, MWG tăng 1.000 đồng, MSN tăng 500 đồng, GAS tăng 500 đồng, CTD tăng 1.400 đồng, BVH tăng 300 đồng… Chiều ngược lại VNM giảm 1.200 đồng, VHC giảm 1.300 đồng, VCB giảm 200 đồng, NVL giảm 600 đồng, HPG giảm 400 đồng, BMP giảm 1.000 đồng…

Nhóm ngân hàng hôm nay chững lại chỉ có các ngân hàng nhỏ hơn như MBB, HDB, LPB tăng nhẹ 100 đồng. VCB giảm nhẹ 200 đồng, CTG, BID giảm 100 đồng, ACB giảm 200 đồng… SHB đứng giá tham chiếu. Nhóm chứng khoán SSI tăng 100 đồng, SHS, VND, HCM đều tham chiếu. 

Nhóm dầu khí tăng khi GAS tăng hơn 500 đồng, PVD, PVT, PVB, PVC đều tăng khá tốt. PVS tăng 800 đồng với dòng tiền mua vào rất mạnh. PVT cũng quay lại mức giá 18.000 đồng… PVX tiếp tục tăng trần. Nhóm cao su chỉ có PHR tiếp tục tăng mạnh lên 53.000 đồng còn DPT và GVR… giảm nhẹ 100 đồng. 

Nhóm bán lẻ hôm nay tăng nhẹ khi SAB, MWG, PNJ, VJC… đều tăng giá. Nhưng VNM lại giảm hơn 1.000 đồng. Cổ phiếu dệt may cũng hồi phục khi TNG tăng 200 đồng. Ngoài ra các cổ phiếu dệt may ở UPCOM như HTG, VGG, VGT… lại tăng giá tốt, khả năng dòng tiền chốt lãi từ TCM, TNG… chạy qua đẩy giá.

Khối ngoại hôm nay bán ròng khoảng 55 tỷ đồng trên cả ba sàn. Họ mua vào các cổ phiếu VIC, HPG, PLX, GAS, CTG, CTD… Chiều ngược lại họ bán ra các cổ phiếu VNM, BID, VHM, DHG, VHC…

Kết thúc phiên sáng, VNIndex tăng nhẹ 0,62 điểm(0,06%) lên 1012,48 điểm. Thanh khoản đạt 104 triệu cổ phiếu khớp lệnh, trị giá đạt 2.060 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 133 mã tăng giá /152 mã giảm giá. HNX giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 110,87 điểm. Thanh khoản khớp lệnh đạt 31,9 triệu cổ phiếu, trị giá 374 tỷ đồng.

Giảm hơn 5 điểm, VN-Index mất mốc 1.010

Phiên giao dịch buổi chiều (19/3), chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tiêu cực, và đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong phiên. 

Trong đó, VIC, VHM, VCB, VNM, GAS, BID, TCB, VRE, CTG, PLX, VPB, NVL và POW là những mã vốn hóa lớn giảm giá, xóa nhòa nỗ lực tăng giá của SAB, MSN, HPG, BVH, HDB, EIB và BHN. Cụ thể, VIC giảm 0,25%, VHM giảm 0,32%, VCB giảm 1,18%, VNM giảm 0,8%, GAS giảm 0,48%, BID giảm 1,88%, TCB giảm 1,11%, VRE giảm 0,79%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC giảm 2% xuống 5.310 đồng/cổ phiếu. HAG tăng 0,18% lên 5.550 đồng/cổ phiếu. HHS tăng 0,99% lên 4.100 đồng/cổ phiếu. HAI giảm 1,08% xuống 1.830 đồng/cổ phiếu.

Về thanh khoản, FLC là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn HSX với hơn 10,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 5,34%. Các cổ phiếu khác như CTG, HPG, ROS và MBB cũng giao dịch khá sôi động, khi lần lượt khớp 7,5 triệu cổ phiếu; 7,4 triệu cổ phiếu; 7,2 triệu cổ phiếu và 6,4 triệu cổ phiếu.

Các chỉ số biến động thế nào?

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng ở mức 1.011,86 điểm, giảm 5,27 điểm, tương ứng giảm 0,52%. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (130 mã tăng/ 182 mã giảm). Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lần lượt đạt gần 240 triệu cổ phiếu và gần 5.800 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 0,83 điểm, tương ứng giảm 0,74%, đóng cửa ở mức 110,06 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (85 mã tăng/ 92 mã giảm). Khối lượng giao dịch đạt hơn 63 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 770 tỷ đồng.

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài

Ngày 19/3, khối ngoại mua ròng hơn 190 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng hơn 9 tỷ đồng trên HNX. Cụ thể, trên sàn HOSE, họ đã mua vào hơn 20 triệu cổ phiếu (trị giá hơn 943 tỷ đồng) và bán ra hơn 19 triệu cổ phiếu (trị giá hơn 753 tỷ đồng). Trên sàn HNX, họ mua vào hơn 1 triệu cổ phiếu (trị giá hơn 14 tỷ đồng) và bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu (trị giá hơn 23 tỷ đồng).

Trên sàn HOSE, khối ngoại tập trung mua ròng các cổ phiếu như CTG, E1VFVN30, HPG, CII và PLX. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng FLC, HBC, POW, NBB và BID. Trên sàn HNX, họ mua ròng tại các cổ phiếu ART, PVS, BCC, VIX, TIG và bán ròng tại SHB, VGC, VMC, CEO, S55.

Nhận định của công ty chứng khoán

Theo nhận định của Công ty chứng khoán ASEAN (ASEANSC): Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện mô hình 'Bearish Engulfing Pattern', là tín hiệu khá tiêu cực. Do đó, công ty này cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 990-1.000, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 970-980 điểm. Trong kịch bản tích cực, chỉ số cho phản ứng phục hồi trở lại thì vùng 1.010-1.020 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

 

ASEANSC khuyến nghị nhà đầu tư quan sát vùng hỗ trợ gần 990-1.000, nếu phá vỡ vùng hỗ trợ này thì VN-Index sẽ đi vào xu hướng giảm trong ngắn hạn. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 50% cash/ 50% stocks.