Chứng khoán phái sinh tuần qua: Loạn nhịp!

Theo Đầu tư Chứng khoán

Tuần qua (4 - 8/12), thị trường diễn biến theo một kịch bản không quá bất ngờ, nhưng mức biến động mạnh trong hầu hết các phiên khiến tâm lý nhiều nhà đầu tư căng thẳng, tim đập loạn nhịp…, chỉ ổn định trở lại trong phiên cuối tuần.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phiên thứ Hai (4/12), chỉ số VN30 mở cửa gần như không tăng, nhưng sau đó có diễn biến tăng dần, đóng cửa phiên chiều tại 966,44 điểm, tăng gần 14 điểm. Giá các mã chứng khoán phái sinh đạt mức tăng từ 23,5 - 33 điểm.

Giá tăng mạnh nhưng thanh khoản giảm nhẹ so với phiên liền trước, bởi trong phiên giao dịch buổi sáng, cả bên mua và bên bán khá thận trọng, mức tăng giá không nhiều, dù VN30 liên tục tăng.

Trong phiên chiều, VN30 tăng thêm không đáng kể, nhưng diễn biến vững vàng khiến bên mua tăng mức giá đặt mua, còn bên bán tăng mức giá chào bán, khiến kết thúc phiên đầu tuần, giá các chứng khoán phái sinh tăng cao so với mức tăng của chỉ số.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Loạn nhịp! - Ảnh 1
 Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua.

Phiên thứ Ba (5/12), trong bối cảnh VN30 đứng ở mức cao nhất kể từ đầu năm, phiên giao dịch mở cửa diễn ra trong tâm thế thăm dò, với mức tăng nhẹ. VN30 kết thúc phiên sáng dao động quanh tham chiếu. Sang đến phiên chiều, chỉ số có diễn biến giảm dần, khiến bên bán đẩy mạnh bán ra, còn bên mua liên tục hạ thấp giá đặt mua.

Kết thúc phiên, giá các mã chứng khoán phái sinh giảm từ 24 - 33 điểm, trong khi đó VN30 giảm gần 22,4 điểm. Thanh khoản tăng gần gấp đôi, với hơn 15.300 hợp đồng được chuyển nhượng, vì nhiều nhà đầu tư thực hiện giao dịch đối ứng nhằm hạn chế thua lỗ (trước đó mua vào thì bán ra) hoặc chốt lời trong phiên (trước đó bán ra thì mua vào).

Một số nhà đầu tư tăng cường nắm giữ vị thế bán với kỳ vọng giá còn giảm. Đây là lý do khiến khối lượng hợp đồng mở (OI), tức khối lượng hợp đồng lưu hành thời điểm cuối phiên tăng hơn 330 hợp đồng, đạt hơn 8.650 hợp đồng.

Mức biến động giá trong phiên của chứng khoán phái sinh*

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

4/12

22,8

23,0

30,8

21,0

14,22

5/12

40,4

38,0

31,0

30,1

26,28

6/12

30,5

31,9

34,0

33,3

21,33

7/12

22,3

27,5

30,0

28,0

22,29

8/12

14,0

11,8

9,9

10,2

14,54

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

Mặc dù phiên thứ Ba giảm điểm mạnh, nhưng tâm lý bi quan không xuất hiện trên diện rộng trong phiên khớp lệnh xác định giá mở cửa ngày thứ Tư (6/12). VN30 giảm hơn 3 điểm, giá các chứng khoán phái sinh giảm từ 2 - 8,9 điểm (mã đáo hạn tháng 12 giảm 2 điểm, mã đáo hạn tháng 1/2018 giảm 8,9 điểm, mã đáo hạn tháng 3/2018 giảm 5 điểm, mã đáo hạn tháng 6/2018 giảm 6 điểm).

Thông thường, phiên xác định giá mở cửa ít có lệnh mua bán vì ít có căn cứ để xác định giá, mà nhà đầu tư tập trung giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến giá theo sát diễn biến của chỉ số. Trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa, chỉ có chưa đầy 200 hợp đồng được giao dịch.

Chỉ số VN30 liên tục chìm trong sắc đỏ sau đó khiến nhiều nhà đầu tư bi quan. Trong phiên chiều 6/12, VN30 có thời điểm giảm hơn 24 điểm, các mã chứng khoán phái sinh có thời điểm giảm từ 31,6 - 39,9 điểm.

Giao dịch phái sinh tăng vọt, với hơn 21.300 hợp đồng được chuyển nhượng, chủ yếu vì bên mua mua vào nhằm cắt lỗ, bên bán bán ra nhằm chốt lời. Khối lượng hợp đồng mở giảm hơn 280 hợp đồng.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

4/12

24,4

27,0

33,0

23,5

13,98

5/12

-33,0

-29,0

-28,0

-24,0

-22,37

6/12

-6,0

-25,0

-17,0

-6,2

-5,01

7/12

-12,0

-6,9

-7,0

-11,7

-10,32

8/12

-1,0

4,8

2,4

0,8

1,51

Tổng

-27,6

-29,1

-16,6

-17,6

-22,21

Phiên thứ Năm (7/12), VN30 mở cửa phiên sáng tăng 3 điểm. Diễn biến này không bất ngờ khi trước đó, kết thúc phiên chiều thứ Tư, VN30 hồi mạnh, chỉ còn giảm 5 điểm, giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại và kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Mặc dù vậy, kết quả của phiên mở cửa không có nhiều ý nghĩa, các nhà đầu tư vẫn căn cứ vào diễn biến của chỉ số trong đợt khớp lệnh liên tục để ra quyết định giao dịch. Trên sàn phái sinh, giá mở cửa hầu như không thay đổi so với tham chiếu (riêng hợp đồng đáo hạn tháng 1/2018 giảm hơn 4 điểm).

Kỳ vọng vào sự phục hồi của VN30 không thành hiện thực khi chỉ số liên tục có diễn biến giảm. Kết thúc phiên, VN30 giảm hơn 10 điểm; các mã phái sinh giảm từ 6,9 - 12 điểm.

Phiên thứ Sáu (8/12), tâm lý hầu hết nhà đầu tư đều ổn định, giúp VN30 và giá các chứng khoán phái sinh không còn biến động mạnh. Chốt tuần, VN30 tăng 1,5 điểm, đóng cửa tại 930,25 điểm; giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 12 giảm 1 điểm, giá các hợp đồng khác tăng từ 0,8 - 4,8 điểm.

Giá thanh toán cuối ngày của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

1/12

963,6

978,0

985,0

1.000,5

952,46

4/12

988,0

1.005,0

1.018,0

1.024,0

966,44

5/12

955,0

976,0

990,0

1.000,0

944,07

6/12

949,0

951,0

973,0

993,8

939,06

7/12

937,0

944,1

966,0

982,1

928,74

8/12

936,0

948,9

968,4

982,9

930,25

Tính chung cả tuần, VN30 giảm 22,2 điểm; giá các mã chứng khoán phái sinh giảm 16,6 - 29,1 điểm. Tổng cộng có 79.634 hợp đồng được giao dịch, trị giá 7.576 tỷ đồng, tăng 66% so với tuần trước đó.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

OI

4/12

7.904

769,9

8.321

5/12

15.317

1.500,2

8.653

6/12

21.342

2.009,4

8.371

7/12

18.320

1.727,0

8.343

8/12

16.751

1.569,4

8.732

Tổng

79.634

7.576,0

8.321

“Mức độ chiều chỉnh của VN30 trong tuần qua chưa nhiều so với diễn biến tăng mạnh kể từ đầu tháng 11, nhưng bên bán đang có dấu hiệu tiết giảm nguồn cung.
Cuối tuần qua, nhiều mã vốn hóa lớn tăng giá trở lại cho thấy thị trường nhiều khả năng sẽ có diễn biến khả quan. Tôi sẽ cân nhắc nắm giữ vị thế mua chứng khoán phái sinh”, một nhà đầu tư chia sẻ.