Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền đầu cơ

Theo Đầu tư Chứng khoán

Dòng tiền đầu cơ đang đổ dồn về nhóm cổ phiếu bất động sản, giúp nhóm này có chuỗi ngày tăng ấn tượng, dù nhóm cổ phiếu này cũng trong tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền đầu cơ

Cổ phiếu khoáng sản là cổ phiếu thường đi đầu trong các đợt sóng của thị trường chứng khoán Việt Nam . Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều công ty khoáng sản đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, trong bức tranh kết quả kinh doanh này tồn tại nhiều mảng sáng tối khác nhau.

Nhiều công ty khoáng sản có kết quả kinh doanh khả quan 9 tháng đầu năm 2012 như CTCP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM), CTCP Khoáng sản Bình Định (BMC), CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai (LCM), CTCP Đá Núi Nhỏ (NNC), CTCP Thương mại và khai thác khoáng sản Dương Hiếu (DHM)…

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2012, BMC đạt doanh thu 274 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ đạt 214 tỷ đồng). Trong khi đó, LCM đạt doanh thu 83,4 tỷ đồng, tăng hơn 105,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận 9 tháng đạt 42,3 tỷ đồng, tăng 111,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của LCM 9 tháng 2012 cũng bằng 190% so với cả năm 2011.

Tuy nhiên, xét về doanh thu, DHM là công ty có doanh thu cao nhất, đạt 572 tỷ đồng. Trong khi đó, xét về lợi nhuận thì cả BMC, HGM, NNC, LCM và DHM đều đạt trên 40 tỷ đồng.

Bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan trên, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thoát khỏi những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 9 tháng đầu năm 2012, CTCP Khoáng sản Bắc Giang (BGM) chỉ lãi 707 triệu đồng, CTCP Tập đoàn khoáng sản Hamico (KSH) chỉ lãi 1,24 tỷ đồng, CTCP Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (MIC) thậm chí lỗ hơn 4 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty này cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ tiêu

Doanh thu (triệu đồng)

Lợi nhuận (triệu đồng)

Lợi nhuận ròng biên (%)

EPS (đồng)

ROE (%)

ROA (%)

P/E

LCM

83.407

42.356

50,79

4,944

27,75

26,43

3,14

HGM

138.460

101.253

73,13

16,072

36,86

29,62

5,23

NNC

191.182

49.952

26,13

5,697

31,53

23,43

5,92

DHM (*)

572.247

38.337

6,7

2,396

21,58

17,87

6,51

BMC

274.768

74.402

27,08

6,004

35,2

24,32

8,16

KSH

50.514

1.245

2,46

106,5

0,99

0,59

60,09

BGM

49

707

1.443

42,08

0,34

0,32

90,3

MIC

49.307

-4.085

NA

NA

NA

NA

NA

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý III/2012 các công ty khoáng sản)
Thứ tự các cổ phiếutheo độ lớn của chỉ số P/E.

(*) Kết quả hoạt động kinh doanh từ 10/02/1012 đến 30/09/2012 của DHM.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty khoáng sản so sánh được thể hiện rõ ràng nhất ở tỷ lệ trả cổ tức. Các công ty như HGM, BMC, LCM luôn chia cổ tức ở mức cao như HGM là 80%, BMC là 50% và LCM là 25%. Nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc so với các ngành khác, thì mức chia cổ tức trên quả là đáng mơ ước của nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh như hiện nay.

Trong các cổ phiếu trên, LCM, BGM, DHM và BMC là những cổ phiếu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Điều này được thể hiển thông qua khối lượng giao dịch của các cổ phiếu trên. Trong thời gian gần đây, LCM là cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 600.000 cổ phiếu/phiên. Khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu này cũng tăng dần kể từ tháng 6 trở lại đây. Ngoài LCM, BGM cũng có thanh khoản tốt với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 340.000 cổ phiếu/phiên. Khối lượng giao dịch bình quân của DHM và BMC cũng đều hơn 200.000 cổ phiếu/phiên.

Sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản có thể xuất phát từ những lợi thế riêng của các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan thường là những doanh nghiệp có nhà máy chế biến sâu, cùng với nhiều mỏ lớn và giá trị.

Cổ phiếu khoáng sản luôn thu hút dòng tiền đầu cơ, tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân tích, lựa chọn những cổ phiếu có cơ bản tốt, hoạt động ổn định, tránh đầu tư theo phong trào và bị tâm lý đám đông chi phối, nhằm đem lại mức lợi nhuận khả quan và hạn chế rủi ro.