Đánh giá công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp niêm yết năm 2016

Theo HNX

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã cùng 06 nước Đông Nam Á tham gia vào chương trình Thẻ điểm ASEAN, một sáng kiến của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cùng với các tiến triển trong việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động quản trị công ty (QTCT) của Việt Nam, từ năm 2009 đến năm 2011, dự án Quản trị công ty của IFC tại Việt Nam đã tiến hành khảo sát và xây dựng thẻ điểm QTCT nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý và công ty Việt Nam tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về quản trị công ty. Tiếp đó, từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã cùng 06 nước Đông Nam Á tham gia vào chương trình Thẻ điểm ASEAN, một sáng kiến của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN.

Từ phía cơ quan tổ chức và giám sát thị trường, HNX tiếp tục triển khai chương trình chấm điểm chất lượng công bố thông tin và QTCT trong năm thứ tư liên tiếp. Chương trình năm nay tiếp tục sử dụng phương pháp thẻ điểm, đánh giá các thực hành QTCT của DNNY dựa theo các bằng chứng công bố thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đứng trên quan điểm của các nhà đầu tư, Sở GDCK Hà Nội chỉ tính đến các thông tin được công bố để đánh giá thẻ điểm. Trên TTCK, tính minh bạch và công bố thông tin của DNNY là những điều kiện căn bản giúp các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có thể tiếp cận và đánh giá tiềm năng đầu tư. Do vậy, kể cả khi công ty tự nguyện thực hiện các thông lệ tốt nhất về công bố thông tin và QTCT nhưng lại không công bố ra bên ngoài, kết quả đánh giá của công ty cũng có thể không cao.

Bộ tiêu chí đánh giá năm nay được thiết kế nhằm đánh giá đồng thời năng lực thực thi của DNNY với các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực QTCT. Vì vậy, Sở GDCK Hà Nội dựa vào hệ thống các quy định pháp luật trên TTCK về vấn đề công bố thông tin và QTCT để thiết lập các tiêu chí mang tính chất tuân thủ bắt buộc đối với các DNNY như Thông tư 121/2012/TT-BTC về QTCT cho công ty đại chúng, Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK, Luật doanh nghiệp 2014. Bộ tiêu chí đánh giá năm nay cũng tính đến các yếu tố khác biệt phát sinh từ ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để khích lệ các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các thông lệ tốt về QTCT cũng như công bố thông tin, HNX đã tham khảo các khuyến nghị trong bộ nguyên tắc về QTCT năm 2015 của OECD. Theo bộ nguyên tắc này, các nguyên tắc về Quyền cổ đông (A) và đối xử bình đẳng với cổ đông (B) được gộp thành một nội dung và bổ sung thêm các nguyên tắc mới về Nhà đầu tư có tổ chức, TTCK và các trung gian khác. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán của Thẻ điểm công bố thông tin và QTCT so với những năm trước, HNX giữ nguyên việc chia tách các khía cạnh về Quyền và Đối xử công bằng với cổ đông. Khía cạnh về Nhà đầu tư tổ chức không được đưa vào Thẻ điểm này do không thuộc phạm vi đánh giá.

Theo đó, bộ tiêu chí đánh giá của HNX bao gồm 102 câu hỏi, với tổng điểm là 150 điểm, chia thành 05 khía cạnh của QTCT với tỷ trọng như sau:

Khía cạnh

Tỷ trọng

A. Quyền của cổ đông

15%

B. Đối xử bình đẳng với cổ đông

20%

C. Vai trò của các bên liên quan

5%

D. Công bố thông tin và Minh bạch

30%

E. Trách nhiệm của HĐQT và BKS

30%


Trong số 102 câu hỏi có 68 câu hỏi về tuân thủ (với điểm tối đa đạt được là 103 điểm) và 34 câu hỏi về thông lệ quốc tế (với điểm tối đa đạt được là 47 điểm). Các câu hỏi được thiết kế với các câu trả lời 54 câu có điểm tối đa là 1 điểm (0:1) và 48 câu có điểm tối đa 2 điểm (0:1:2), tổng điểm tối đa mà một DNNY có thể đạt được là 150 điểm.

· Đối với tiêu chí tuân thủ: trong cấu trúc điểm 0:1:2, 0 điểm tương ứng với việc hoàn toàn không tuân thủ/ không tìm thấy bằng chứng tuân thủ, 1 điểm tương ứng với việc tuân thủ một phần và 2 điểm tương ứng với việc tuân thủ toàn phần. Trong cấu trúc điểm 0:1, 0 điểm tương ứng với việc không tuân thủ/ không tìm thấy bằng chứng tuân thủ và 1 điểm tương ứng với việc tuân thủ toàn phần.

· Đối với tiêu chí thông lệ: trong cấu trúc điểm 0:1:2, 0 điểm tương ứng với việc không quan sát thấy việc thực hiện thông lệ, 1 điểm tương ứng với việc quan sát thấy thực hiện một phần và 2 điểm tương ứng với việc quan sát thấy thực hiện toàn phần. Trong cấu trúc điểm 0:1, 0 điểm tương ứng với việc không quan sát thấy việc thực hiện thông lệ và 1 điểm tương ứng với việc tìm thấy bằng chứng thực hành thông lệ.

Trong số 102 câu hỏi, có 3 câu hỏi được chia theo ngành. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Sản xuất – Công nghiệp và nhóm ngành Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có sự khác biệt trong một số chỉ tiêu công bố thông tin. Vì vậy, các tiêu chí được thiết kế tương ứng với từng nhóm ngành của doanh nghiệp. Số lượng tiêu chí và số điểm tối đa dành cho mỗi nhóm ngành là như nhau.

Cấu trúc bộ tiêu chí của Chương trình Thẻ điểm công bố thông tin và Minh bạch 2016

Lĩnh vực

Số lượng tiêu chí

Tỷ trọng số tiêu chí

Tổng điểm

Tỷ trọng điểm

A

16

15,69%

24

16%

B

10

9,80%

13

8,67%

C

3

2,94%

4

2,67%

D

47

46,08%

75

50%

E

26

25,49%

34

22,67%

Tổng cộng

102

100%

150

100%

Tiêu chí tuân thủ

68

66,67%

103

68,67%

Tiêu chí thông lệ

34

33,33%

47

31,33%

Tổng cộng

102

100%

150

100%

Đánh giá công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp niêm yết năm 2016  - Ảnh 1