Giải pháp khơi thông nguồn vốn từ thị trường chứng khoán

PV.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trong nhưng năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, phát huy vai trò thu hút và cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới với các yêu cầu cao hơn, cạnh tranh gay gắt hơn của thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới để thị trường phát triển…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kết quả phát triển ban đầu

Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, đến nay thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Giá trị dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 22% GDP; mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng 32% GDP.

Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay, TTCK Việt Nam liên tục có sự phục hồi, phát triển hết sức khả quan. Cụ thể,  nếu như đầu năm 2013, hàng loạt chính sách vĩ mô được Chính phủ ban hành nhằm cải thiện tình hình kinh tế tác động không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư như nới room khối ngoại, tăng biên độ giao dịch hay gói kích thích 30.000 tỷ đồng. 

VN-Index có bước tăng nhanh hơn dự báo của giới chuyên gia khi xuất hiện nhiều giao dịch bùng nổ, có phiên khớp lệnh tới cả trăm triệu cổ phiếu. Điều này làm nền tảng cho giai đoạn từ năm 2014 đến nay, TTCK đã phục hồi khá ấn tượng với các chỉ số đều tăng. VN-Index luôn giữ tốc độ tăng trên 13%/năm. Cuối năm 2016, VN-Index đã ở mức 664,87 điểm, mức vốn hóa của thị trường giai đoạn này trung bình đạt trên 35% GDP.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, bên cạnh những kết quả trên, thực tiễn cũng cho thấy, TTCK Việt Nam vẫn chưa thực sự ổn định và vững chắc. Điều này có thể nhìn nhận ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tính thanh khoản của thị trường còn yếu dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu làm ảnh hưởng đến sự biến động thất thường của giá cả;

Thứ hai, sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ tích cực, nguồn vốn trên thị trường chưa được khơi thông do nhà đầu tư còn e ngại với trạng thái thiếu minh bạch tài chính của công ty niêm yết, môi trường đầu tư chưa ổn định…;

Thứ ba, hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế. Các CTCK có số lượng tăng nhanh nhưng hoạt động chưa hiệu quả;

Thứ tư, hệ thống thông tin thị trường còn quá mỏng, chất lượng của thông tin chưa đảm bảo, tình trạng thông tin bất cân xứng luôn tiềm ẩn;

Thứ năm, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập.

Giải pháp khơi dòng vốn từ thị trường chứng khoán

Để phát triển thị trường chứng khoán bền vững, phát huy tốt vai trò là kênh huy động vốn của nền kinh tế cần quan tâm đếm một số vấn đề sau:

Hai là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho TTCK chuyên sâu hoạt động. Hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra trên các lĩnh vực, đặc biệt có tính lan tỏa nhanh chóng là thị trường chứng khoán.

Với các sản phẩm tài chính đa dạng, phong phú như các chứng khoán phái sinh, chứng khoán hóa tài sản và công nợ… đang tồn tại trên thị trường chứng khoán phái sinh hay thị trường phi tập trung (OTC) thì cần sớm có khung pháp lý hoàn thiện để quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường này phát triển;

Ba là, tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thông tin; Thành lập công ty định mức tín nhiệm; Nâng cao hiệu quả hệ thống kế toán, kiểm toán; Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường; Tăng cường pháp chế tài chính đối với vi phạm về thông tin.

Bốn là, tăng tính thanh khoản của thị trường thông qua kết hợp cung  - cầu chứng khoán. Theo đó, cần phân khúc cho các bộ phận thị trường phù hợp, không chỉ tăng về số lượng mà còn phải quan tâm đến chất lượng của chứng khoán đó. Tiếp đến cần có các chính sách khuyến khích về thuế, phí, và quan trọng là tạo môi trường đầu tư an toàn, ổn định để các doanh nghiệp tham gia niêm yết, tăng cung hàng hóa cho thị trường.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp sau kích cầu chứng khoán bằn việc tạp lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn; tuyên truyền quảng bá thị trường để khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng.

Năm là, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc các công ty chứng khoán (CTCK). Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần phải tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy định cụ thể về việc sát nhập, giải thể và đình chỉ hoạt động các công ty vi phạm pháp luật.

Mặt khác, các CTCK trong nước phải chú trọng việc nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ môi giới chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng tài chính là thực sự cần thiết.