Chy nưc rút…

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hạn cuối vào ngày 30/6/2013, tất cả các tổ chức tín dụng phải chấm dứt huy động, cho vay vàng để chuyển sang quan hệ mua bán. Để đảm bảo đúng tiến độ, song song với việc giải quyết các hợp đồng huy động, cho vay vàng, các ngân hàng hiện đang tích cực mua vàng lại, dù có thể lỗ để đóng trạng thái cho kịp thời hạn.

Theo số liệu báo cáo mới đây của NHNN, các tổ chức tín dụng đã tất toán trên 80% số dư huy động vốn bằng vàng, tương đương hơn 100 tấn. Nếu như đầu năm nay, có hơn 10 ngân hàng còn dư nợ vàng thì đến tháng 6/2013, chỉ còn 5 - 6 ngân hàng.

Phần lớn số vàng các ngân hàng mua để tất toán thời gian qua đều được thực hiện thông qua đấu thầu của NHNN. Tính đến ngày 11/6/2013 sau 29 lần đấu thầu, NHNN đã bán ra 735.700 lượng vàng (tương đương hơn 28 tấn vàng). Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, lượng vàng mua vào của các NHTM để cân đối trạng thái được ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP. Hồ Chí Minh xác nhận là về cơ bản đã đủ để chi trả cho người dân trước thời hạn đóng trạng thái. Tuy nhiên, điển hình có Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vẫn còn âm trạng thái vàng lớn.

Trên thực tế, trong thời gian qua, SCB đã thực hiện chủ trương mua vàng vật chất để giảm bớt trạng thái âm nguồn vàng, giúp giảm thiểu rủi ro từ biến động giá và tiết kiệm chi phí trên cơ sở cân đối nguồn tiền. Song, đến thời điểm này, SCB vẫn còn âm trạng thái vàng khoảng 100.000 lượng (tương đương gần 4 tấn). Trước đó, theo báo cáo tài chính của SCB, thời điểm cuối năm 2012, tổng trạng thái âm nguồn vàng của ngân hàng là 247.031 lượng vàng (tương đương 9,5 tấn vàng).

Theo ông Minh, SCB là một trường hợp đặc biệt, vì ngân hàng này đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu. Sở dĩ SCB âm trạng thái vàng lớn là do trong năm 2011, ngân hàng này rơi vào tình trạng mất thanh khoản tiền đồng, nên huy động được bao nhiêu vàng, ngân hàng này phải bán hết để chuyển sang tiền đồng giải quyết thanh khoản. Vì thế, với đề án tái cơ cấu đang được SCB đẩy mạnh thì việc còn âm trạng thái nguồn vàng có thể cần cơ chế xử lý riêng.

Đau đu chuyn thu hi

Việc đóng trạng thái này của các ngân hàng hiện nay không phải quá khó khi NHNN liên tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng. Theo thống kê, trong năm 2012, các ngân hàng cũng đã mua được 100 tấn vàng trên thị trường để trả người dân. Tuy nhiên, vấn đề của các NHTM đang vướng là nguồn vàng đã cho khách hàng vay với thời hạn 1 đến 10 năm chưa thể giải quyết dứt điểm.

Việc thu hồi nợ vay bằng vàng của các ngân hàng như Southern Bank, ACB… không phải là dễ, nhất là khi nhiều hợp đồng cho vay vàng đã ký trước đây có thời hạn 5-10 năm. Vì vậy, lãnh đạo nhiều ngân hàng đã đề nghị NHNN sớm có hướng dẫn để các NHTM thực hiện việc thu hồi nợ bằng vàng còn tồn sau ngày 30/6.

Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, ông Phan Huy Khang cho biết, dư nợ bằng vàng tại Ngân hàng hiện còn khoảng 30.000 lượng (tương đương khoảng 1 tấn vàng). Trong số này, có một phần vốn bằng vàng được ngân hàng này cho vay trong thời hạn khoảng 3 - 5 năm. Để giải quyết dư nợ bằng vàng, Sacombank đang vận động khách hàng chuyển sang dư nợ tiền đồng với lãi suất ưu đãi. Vì trước đây, khi vay vốn bằng vàng, khách hàng chịu lãi suất thấp hơn vay bằng tiền đồng.

Tuy nhiên, ông Khang cũng thừa nhận, khi khách hàng vay vàng, giá vàng thấp hơn nhiều so với giá vàng hiện nay, nên để trả nợ vay bằng vàng cũng là vấn đề không đơn giản đối với khách hàng. Hiện một số khách vay vàng đã chuyển sang trả nợ bằng tiền đồng, song với nhiều khoản vay trung, dài hạn, Ngân hàng chưa thể thu hồi.

Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) không thực hiện việc chuyển đổi vàng qua tiền đồng nên không bị âm trạng thái (vì vậy, ngân hàng này không có nhu cầu mua vàng để đóng trạng thái) nhưng việc thu hồi nợ vay bằng vàng cũng không phải là dễ. Dư nợ cho vay bằng vàng đến cuối năm 2012 tại ngân hàng này là 118.000 lượng và Southern Bank đang từng bước đàm phán với khách hàng để chuyển khoản vay sang tiền đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng ACB đã tất toán xong trạng thái vàng nhưng dư nợ cho vay bằng vàng (khoảng 100.000 lượng) cũng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều hợp đồng cho vay vàng đã ký trước đây có thời hạn 5-10 năm. Vì vậy, lãnh đạo Ngân hàng này cũng đề nghị NHNN sớm có hướng dẫn để các NHTM thực hiện việc thu hồi nợ bằng vàng còn tồn sau 30/6. Trước mắt, ACB vẫn tiếp tục đàm phán với người vay để chuyển sang trả bằng tiền đồng.

Giá vàng s ra sao?

Thời hạn các ngân hàng phải đóng trạng thái vàng đã đến gần. Nhiều nguồn tin cho biết, hiện một số ngân hàng chưa thực hiện xong việc tất toán trạng thái vàng đang có hướng đề xuất NHNN cho vay vàng để giải quyết việc tất toán trạng thái. Các ngân hàng hiện còn nhiều hợp đồng cho vay vàng chưa đến kỳ thu hồi nợ, hoặc chưa thu hồi được và nguồn vàng trả nợ NHNN chính là số dư nợ bằng vàng mà các ngân hàng thu hồi trong tương lai.

Theo nhiều chuyên gia, khả năng thị trường sẽ có sự chuyển biến tích cực sau ngày 30/6. Cung vàng trên thị trường được bổ sung nhưng áp lực về cầu giảm sẽ tác động tích cực lên giá và thị trường kỳ vọng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới có thể sẽ được kéo lại sát hơn.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 6 – 2013

Giờ G sắp điểm...

HUY HIẾU

(Tài chính) Ngày 30/6/2013 – ngày các ngân hàng thương mại (NHTM) phải tất toán trạng thái vàng đang cận kề. Theo nhiều nguồn tin, lượng vàng huy động của nhiều ngân hàng nói chung đã gần đủ để trả cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn ngân hàng chưa đủ nguồn vàng để hoàn tất trước giờ G.

Xem thêm

Video nổi bật