Kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực

Theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài chính

Ngày 13/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012. Nghị quyết nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực

Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đang tiếp tục phát huy hiệu quả. lãi suất giảm, dư nợ tín dụng có bước tăng trưởng với sự chuyển dịch cơ cấu tích cực; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với chỉ tiêu đề ra. sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, đạt kết quả tốt; sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ, chỉ số tồn kho giảm dần; khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khá, hoạt động du lịch diễn ra sôi động, lượng khách nội địa và khách quốc tế tăng cao. đầu tư phát triển đạt kết quả khá; tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách  nhà nước, trái phiếu chính phủ được đẩy nhanh; vốn oda giải ngân tăng cao hơn so với cùng kỳ; vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp fdi đạt khá.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra; tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa giảm mạnh; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại; nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm. khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp còn thấp và tăng chậm; sức mua của thị trường trong nước còn yếu, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao. thu ngân sách thấp so với kế hoạch và cùng kỳ.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung khẩn trương khắc phục những khó khăn, thách thức, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo nghị quyết của đảng, quốc hội và chính phủ, nhất là nghị quyết số 01/nq-cp, nghị quyết số 13/nq-cp, các nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ và sự chỉ đạo, điều hành của chính phủ, thủ tướng chính phủ.

Cũng theo nghị quyết, ngân hàng nhà nước việt nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hỗ trợ vốn kịp thời cho các tổ chức tín dụng để bảo đảm thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh toán và mở rộng tín dụng có hiệu quả trong những tháng cuối năm nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; giám sát chặt chẽ việc các tổ chức tín dụng thực hiện quy định về lãi suất; thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo đúng lộ trình đã được duyệt, xử lý nhanh chóng và quyết liệt các ngân hàng yếu kém. ngân hàng nhà nước chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, xem xét tiếp tục cho vay mới đối với doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khả thi; áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay và thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp; điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở tiết kiệm chi phí hoạt động và lãi suất huy động.

Chính phủ cũng yêu cầu bộ tài chính và các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chỉ thị số 22/ct-ttg ngày 5/9/2012 của thủ tướng chính phủ về điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2012; tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán thu, giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch. các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành tài chính trong thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, có biện pháp chủ động cân đối thu chi phù hợp với khả năng thu ngân sách của địa phương; trường hợp hụt thu phải thực hiện tiết giảm chi tiêu, giãn tiến độ chi các nội dung chưa cần thiết.

Đồng thời, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính và cơ quan, địa phương đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân đối với số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia đã bố trí cho các dự án và số vốn được phép ứng trước kế hoạch năm 2013; tăng cường thu hút và giải ngân vốn oda, fdi, trong đó chú trọng thu hút đầu tư mới, quy mô lớn, công nghệ cao; kiến nghị chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp fdi hoạt động hiệu quả.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, giải quyết hàng tồn kho; phát triển thị trường trong nước, thực hiện sâu rộng và hiệu quả cuộc vận động “người việt nam dùng hàng việt nam”; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin thị trường để duy trì tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là hàng hoá tạm nhập tái xuất; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu, nhất là hàng hoá kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai hiệu quả chính sách cấp bách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, chống buôn lậu gia súc, gia cầm qua biên giới; bảo đảm cung ứng thực phẩm phục vụ nhu cầu dịp tết nguyên đán; xây dựng phương thức hỗ trợ thu mua nông sản, thủy sản bảo đảm lợi ích của người sản xuất; đẩy mạnh việc phát triển kho dự trữ lúa gạo tại đồng bằng sông cửu long để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, điều tiết thị trường; đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống lụt bão; chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà chính phủ đề ra là: tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại; bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng; tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của việt nam trên trường quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Chính phủ định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2013 như sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10 - 12%; tỷ lệ nhập siêu ở mức 8 - 10% so với kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ bội chi ngân sách so với gdp 4,8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 34,5% gdp; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng không quá 7%; tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; phấn đấu giảm 1,5 - 2% tỷ lệ hộ nghèo cả nước, giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo đối với các huyện nghèo so với cuối năm 2012; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn là 75%...

Về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính phủ thống nhất phạm vi đề án cần tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiện nghị quyết trung ương 3 (khóa ix) và các nghị quyết của đảng, kết luận của bộ chính trị về doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua; vị trí, vai trò, hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp nhà nước trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh; nêu rõ những thành công và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. về quan điểm, bám sát tinh thần nghị quyết đại hội xi của đảng tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước vừa giữ vai trò là lực lượng vật chất để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vừa có vai trò hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu. từ đó, xác định mục tiêu, giải pháp cụ thể cho giai đoạn đến năm 2015 và 2020 gắn với tái cơ cấu nền kinh tế.

Về đề án huy động nguồn lực thực hiện các đột phá chiến lược, việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện các đột phá chiến lược nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba chiến lược từ nay đến năm 2020 theo nghị quyết đại hội xi của đảng; cần mở rộng, khuyến khích và đẩy mạnh thu hút sự thamg ia của xã hội, các thành phần kinh tế, gắn lợi ích của nhà nước với lợi ích của các lực lượng tham gia trong quá trình thực hiện...