Lãi sut gim và bài toán tín dng

Theo NHNN Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2013, dư nợ tín dụng tăng 2,98% so với cuối năm 2012. Trong đó, tín dụng bằng tiền đồng tăng 5,48%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 8,41%, góp phần quan trọng giảm bớt tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Đánh giá về kết quả này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, đến nay mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm từ 2 - 4%/năm so với đầu năm 2013. Lãi suất của các khoản cho vay mới đã giảm mạnh về mức lãi suất của giai đoạn 2005- 2006 và thấp hơn năm 2007. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng giảm mạnh.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế như trên là đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sức cầu yếu, khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế. Điều này phản ánh nỗ lực của NHNN và hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mới đây, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng 6 tháng cuối năm 2013, bà Nguyễn Thị Mai Sương - Giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội cho biết, hệ thống các TCTD trên địa bàn Hà Nội đã giảm từ 75% - 80% khoản vay cũ về mức lãi suất 13% và dưới 13%/năm theo chỉ đạo của NHNN.

Lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi tín dụng chưa tăng cao đã cho thấy lãi suất không còn là nhân tố ảnh hưởng tới lưu thông dòng vốn tín dụng và chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Việc giảm nhanh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, trong đó lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động đã khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống ngân hàng giảm mạnh.

“Hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 3,03%; nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33%/năm tại thời điểm cuối năm 2012. Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của các TCTD sụt giảm mạnh trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013”, bà Sương phân tích.

Lc quan 6 tháng cui năm

Theo NHNN, nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng vẫn còn thấp so với mục tiêu 12% đề ra từ đầu năm 2013 chủ yếu là do hàng tồn kho lớn, sức mua yếu, tổng cầu giảm mạnh, nợ xấu cao, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, tình hình tài chính của DN rất khó khăn và không lành mạnh. Đáng chú ý, một số DN hiện nay hoạt động cầm chừng không dám vay vốn ngân hàng để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mặc dù lãi suất giảm phù hợp với điều kiện của DN. Điều này khiến sức hấp thụ vốn tín dụng của các DN giảm sút.

Trên thực tế một số DN đã ngừng hoạt động, không còn điều kiện khắc phục, nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng chỉ nhằm kéo dài quá trình phá sản; một số DN khác mặc dù có đưa ra phương án vay vốn ngân hàng nhưng tình hình tài chính thiếu lành mạnh, tính khả thi của đề án không đảm bảo, rủi ro cao. Trong khi đó, nợ xấu cao cũng làm cho các TCTD thận trọng hơn trong việc ra quyết định cho vay, kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng, tránh làm gia tăng nợ xấu.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương cho rằng, với thực trạng DN còn khó khăn, với sức hấp thụ vốn như hiện nay thì để tín dụng tăng trưởng được phải phục thuộc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư. Đồng quan điểm này, TS. Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, dư địa của chính sách tiền tệ đã không còn, bởi thực tế hiện nay có những DN, ngân hàng cho vay với lãi suất 8 - 9%/năm mà DN không dám vay. Vì sản phẩm làm ra không bán đươc, DN không biết vay vốn để làm gì.

Để góp phần tăng cầu tín dụng trong thời gian tới, NHNN khẳng định, tiếp tục cần nhiều giải pháp đồng bộ để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phầm đầu ra của DN, qua đó tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng. Ngoài ra, để khơi thông dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế, bản thân các DN cũng phải tiến hành tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, các cơ chế hỗ trợ cho DN vay vốn như cơ chế bảo lãnh tín dụng cần phải được triển khai quyết liệt hơn, tình trạng nợ đọng ngân sách cần phải được xử lý.

Nợ xây dựng cơ bản đang trở thành nợ dây chuyền giữa DN này với DN khác và giữa DN với ngân hàng. Nếu giải quyết được khoảng 70% khoản nợ này sẽ giúp giải quyết được nợ xấu, tăng khả năng hấp thụ vốn và đẩy tín dụng tăng vào những tháng cuối năm 2013.

TS. Trần Du Lịch

Về phía các ngân hàng thương mại, phải tích cực hơn nữa trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng để đưa được tín dụng ra nền kinh tế. Phân tích của NHNN cho thấy, đã có những tín hiệu để đảm bảo cả năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 12% theo kế hoạch do tín dụng thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm. Minh chứng cho điều nói trên, 6 tháng đầu năm 2012 tín dụng tăng cũng rất thấp chỉ 0,76% so với cuối năm 2011, nhưng 6 tháng cuối năm 2012, tín dụng tăng gần 9%.

Như vậy, 2013 là năm có thể lạc quan về tăng trưởng tín dụng và đạt kế hoạch 12% trong bối cảnh mặt bằng lãi suất và thanh khoản của các TCTD đã tốt hơn nhiều so với năm 2012. Đặc biệt, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp, người làm công ăn lương mua nhà ở và cho các DN xây dựng nhà ở xã hội, cùng với đó là việc sớm đưa Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) vào hoạt động nhằm góp phần xử lý nợ xấu, khai thông tín dụng.

Ngoài ra, các giải pháp của chính sách tài khóa như hoãn, giảm các mức phí, thuế, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để xử lý nợ xấu mà trước tiên là nợ đọng xây dựng cơ bản của chính quyền địa phương (khoảng 95.000 tỷ đồng) cũng sẽ có tác dụng làm tăng trưởng tín dụng được “ấm lên”.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 6 - 2013

Lạc quan tăng trưởng tín dụng

ThS. NGUYỄN THANH NHÃ - Học viện Ngân hàng

(Tài chính) Sau những giải pháp điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được triển khai quyết liệt nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng, thị trường tiền tệ bắt đầu xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan.

Xem thêm

Video nổi bật