Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất khi mua trái phiếu?

Theo Thu Hằng/ndh.vn

Mức chênh lệch lãi suất giữa Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã khiến thị trường trái phiếu trở nên sôi động trong suốt 6 tháng đầu năm nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thị trường trái phiếu Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng. Riêng tháng 6, có 46 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ gần 42.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, tăng 57% so với tháng 5, tỷ lệ phát hành thành công gần 70%, tăng 5,5% so với tháng 5. Lũy kế 6 tháng, tổng giá trị trái phiếu phát hành đạt mức 168.328 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Thống kê cho thấy, nhà đầu tư cá nhân đang tham gia nhiều hơn vào thị trường trái phiếu. 6 tháng 2020, đối tượng này đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019. Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân cũng tham gia thứ cấp qua công ty chứng khoán và ngân hàng đang phân phối trái phiếu. 

Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất khi mua trái phiếu? - Ảnh 1

Trái phiếu “hút” dòng tiền từ kênh tiết kiệm 

Trong bối cảnh, lãi suất tiết kiệm liên tục giảm từ đầu năm, trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh đầu tư hấp dẫn khi xét về lợi suất. Theo Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI – SSI Research, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi, do cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định. Trong khi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất. 

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến toàn nền kinh tế và thị trường cổ phiếu, từ đó, dễ hiểu khi các nhà đầu tư chủ động tìm đến một kênh “trú ẩn” ổn định với lợi suất cố định hấp dẫn như trái phiếu.

Không chỉ làm thay đổi hành vi đầu tư, dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp tăng huy động vốn cho qua kênh trái phiếu khi các ngân hàng siết chặt yêu cầu cho vay bất động sản nói chung và ngành nghề khác nói riêng do lo ngại phát sinh nợ xấu. Đồng thời, quy định mới về phát hành trái phiếu cũng sẽ siết chặt hơn việc chào bán từ tháng 9 cũng là nguyên nhân các công ty đẩy mạnh thực hiện. Các ngân hàng cũng cũng tiếp tục phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn cấp bảo toàn nguồn vốn. 

Cẩn trọng với “bẫy” lãi suất cao

Dù lãi suất là một yếu tố quan trọng khi đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cũng cần quan tâm các vấn đề khác nhằm hạn chế rủi ro. Bộ Tài chính vừa qua khuyến nghị nhà đầu tư cẩn trọng với đầu tư trái phiếu, không nên chỉ dựa vào lãi suất cao. 

Lãi suất là yếu tố quan trọng nhất khi mua trái phiếu? - Ảnh 2

Một trong số rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư trái phiếu có thể đối mặt là doanh nghiệp chậm trả hoặc không thanh toán gốc, tiền lãi. Hiện nay, việc công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu chưa được thực hiện nghiệm túc. Do đó, nhà đầu tư khó kiểm soát và tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. 

Không ít trường hợp công ty huy động nghìn tỷ trái phiếu nhưng không công bố báo cáo tài chính, bản cáo bạch. Điều này tiềm ẩn rủi ro về năng lực tài chính khiến nhà đầu tư có thể mất toàn bộ vốn và lãi nếu doanh nghiệp phá sản. 

Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân, phải tìm hiểu thông tin về tình hình huy động vốn, đặc điểm trái phiếu, quyền lợi, cam kết... để cân nhắc trước khi ra quyết định.

Mặt khác, thanh khoản trái phiếu cũng là điều nhà đầu tư cần quan tâm. Trái phiếu là sản phẩm đầu tư dài hạn, thời hạn tất toán trung bình 2-3 năm hoặc dài hơn. Vì vậy, nhà đầu tư cần tính đến trường hợp khi cần thu hồi vốn. Một số trái phiếu sau khi phát hành khó có thể giao dịch, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chưa có sàn giao dịch trái phiếu tập trung. 

Còn nhiều yếu tố cần cân nhắc khi mua trái phiếu

Các vấn đề bất cập trên có thể được giải quyết khi các NĐT lựa chọn các công ty chứng khoán, đơn vị phân phối trái phiếu lớn và uy tín trên thị trường. Ở chiều ngược lại, bản thân các trái phiếu tốt, an toàn, được kiểm định và phân phối bởi các đơn vị uy tín cũng tạo ra được sức hút không nhỏ với các NĐT.

Ông Phan Tùng Lâm – Trưởng phòng cao cấp Kinh doanh sản phẩm tài chính – CTCP Chứng khoán SSI – đơn vị đang phân phối 400 tỷ đồng trái phiếu S-Bond Gelex 2020 và 100 tỷ đồng trái phiếu S-Bond Taseco 2020 cho biết, mức độ quan tâm của các NĐT đến sản phẩm là rất lớn. Mỗi ngày có hàng trăm lượt nhà đầu tư đăng ký để được tư vấn qua các kênh trực tuyến, qua tổng đài công ty cũng như trực tiếp qua kênh môi giới. 

Chứng khoán SSI đang phân phối nhiều loại trái phiếu trong danh mục S-Bond. Ảnh: SSI.
Chứng khoán SSI đang phân phối nhiều loại trái phiếu trong danh mục S-Bond. Ảnh: SSI.

 

Lý giải cho tính hấp dẫn của sản phẩm, ông Lâm nhấn mạnh, không chỉ yếu tố lãi suất, lợi suất hấp dẫn, các trái phiếu trong danh mục S-Bond còn được Chứng khoán SSI cân nhắc và đánh giá rủi ro rất kỹ càng trước khi đưa tới nhà đầu tư. “Các Doanh nghiệp muốn SSI đứng ra phân phối trái phiếu cần đáp ứng các bộ tiêu chí liên quan đến chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, hoạt động kinh doanh “.

Theo đại diện Chứng khoán SSI, tất cả các chỉ tiêu như uy tín doanh nghiệp, khả năng chi trả nợ gốc và lãi trái phiếu của tổ chức phát hành, tài sản đảm bảo có giá trị, tính thanh khoản… đều được đánh giá kỹ. Chỉ khi doanh nghiệp phát hành đảm bảo được các tiêu chuẩn này Chứng khoán SSI mới đưa trái phiếu vào danh mục S-Bond để phục vụ nhu cầu đầu tư an toàn của NĐT.

Yếu tố thanh khoản cũng được giải quyết bằng việc nhà đầu tư có thể giao dịch mua/bán trái phiếu cho Chứng khoán SSI hoặc các nhà đầu tư khác theo giá niêm yết hàng ngày được công bố trên website. 

Hiện nay, số ít các đơn vị phân phối khác cũng cam kết sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi nhà đầu tư có nhu cầu thoái vốn. Các kỳ hạn nắm giữ có thể chia nhỏ đến từng tháng với mức lãi suất ghi trên hợp đồng cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn từ 1-3%/năm.