Lường trước "sóng gió" tỷ giá 2016

Theo Baodautu.vn

Việc đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc được đưa vào giỏ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 10/2016 và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào giữa tháng 12/2015 được dự báo sẽ tác động đến tỷ giá VND/USD.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo Đầu tư trích đăng ý kiến của một số chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ngân hàng về vấn đề này.

Trung Quốc đang trong quá trình tiến tới thả nổi CNY để chuẩn bị đưa vào "rổ" tiền tệ thế giới. Do đó, từ nay đến tháng 10/2016, CNY sẽ tiếp tục bị phá giá. Mức độ phá giá bao nhiêu khó dự báo, nhưng tôi ước đoán khoảng 3%.

Nếu CNY tiếp tục phá giá trong khi tỷ giá VND tiếp tục được neo giữ so với USD, thì chúng ta sẽ bị bất lợi trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đồng thời sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng Trung Quốc, dẫn đến nhập siêu tăng và tạo thêm áp lực đối với tỷ giá, có thể buộc NHNN điều chỉnh tỷ giá VND/USD. Mức điều chỉnh ít nhất cũng tương tự mức độ phá giá của CNY.

Ngoài CNY, tỷ giá VND/USD cũng sẽ chịu tác động mạnh bởi việc Fed tăng lãi suất. Khả năng, Fed sẽ tăng lãi suất 0,25% vào ngày 15/12 và sẽ không chỉ tăng một lần, nên diễn biến USD thời gian tới rất khó dự đoán.

Thời gian gần đây, NHNN bán mạnh ngoại tệ can thiệp thị trường, nên cơn sốt USD đã lắng dịu, song điều đó không có nghĩa là thị trường ổn định hơn. Nếu NHNN không can thiệp, tỷ giá chắc đã tăng mạnh thời gian qua. Vấn đề là, nếu NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp thị trường thì chi phí bỏ ra rất lớn. Tôi cho rằng, NHNN ở trong tình thế khá căng thẳng và khó tránh khả năng điều chỉnh tỷ giá trong năm 2016.

Một khi CNY được vào rổ tiền tệ của IMF thì CNY sẽ biến động hơn trước. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và chúng ta đang thâm hụt thương mại lớn từ Trung Quốc, nên việc CNY biến động mạnh chắc chắn tác động nhất định đến VND.

Trong khi đó, khả năng Fed sẽ tăng lãi suất USD cuối năm nay. Tuy nhiên, Fed cũng không chắc chắn về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nên sẽ rất thận trọng khi tăng lãi suất các đợt tiếp theo.

Theo tôi, cả hai yếu tố trên đều đã được phản ánh trong biến động tỷ giá trên thị trường và không phải là yếu tố bất ngờ để gây ra biến động mạnh thời gian tới. Do vậy, CNY vào giỏ SDR và Fed điều chỉnh lãi suất đều không tác động nhiều đến tỷ giá VND/USD. Khoảng nửa tháng nay, tỷ giá có nhích lên, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu cuối năm tăng mạnh.

Tôi nghĩ, năm 2016, NHNN vẫn nhắm vào mục tiêu ổn định tỷ giá ở mức 2 - 3% trong bối cảnh thị trường thế giới diễn ra bình thường. Nhưng nếu có biến động mạnh của CNY hoặc bất ổn tại các nước đang phát triển thì tỷ giá VND/USD có thể sẽ phải được điều chỉnh linh hoạt theo cung - cầu thị trường.

Khó có thể dự đoán chính xác, song khả năng thời gian tới, CNY sẽ giảm giá tương ứng với mức độ giảm GDP của nền kinh tế Trung Quốc.

Với Việt Nam, 3 năm qua, chúng ta đã duy trì cơ chế tỷ giá khá ổn định. Sự ổn định đó nhờ nhiều yếu tố tình cờ.

Thứ nhất, trước đây, chúng ta đã phá giá VND rất mạnh, khiến tỷ giá 3 năm gần đây có độ an toàn nhất định.

Thứ hai, mấy năm qua, kinh tế rơi vào khủng hoảng khiến nhu cầu ngoại tệ giảm.

Thứ ba, lãi suất USD của Mỹ duy trì ở mức thấp đã làm tăng sức hấp dẫn của VND, nên giảm áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, tất cả nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra đã chỉ ra rằng, khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở càng lớn, tổng giá trị xuất nhập khẩu/GDP càng lớn thì việc duy trì tỷ giá cố định là rất mạo hiểm, khó khăn và luôn tạo ra nguy cơ về cú sốc cho những yếu tố vĩ mô khác của nền kinh tế như lạm phát, tăng trưởng… Tới đây, khi CNY được đưa vào rổ tiền tệ của IMF, chính sách tỷ giá càng cần linh hoạt hơn.

Theo tôi, năm 2016, với xu hướng nền kinh tế hồi phục, nhu cầu ngoại tệ tăng lên cộng với khả năng Fed tăng lãi suất và những yếu tố “tình cờ” không còn, NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, có thể thay đổi tỷ giá liên ngân hàng bình quân theo ngày.