Vấn đề trên cho thấy, giữa quy định của Thông tư 179/2012/TT-BTC với chế độ kế toán cơ bản đã có quan điểm xử lý giống nhau. Điều này sẽ dẫn đến thuận lợi cho những đối tượng quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) có các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm cần trao đổi, đó là:

Thứ nhất là thống nhất và chỉ rõ mục sử dụng tỷ giá hối đoái (TGHĐ):

- Trên Cổng thông điện tử của Bộ Tài chính có công bố tỷ giá hạch toán ngoại tệ hàng tháng do Kho bạc Nhà nước công bố vào đầu mỗi tháng. Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN)bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ; quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước.

- Trên website của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hàng ngày công bố các tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, tỷ giá Sở Giao dịch của NHNN, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là tỷ giá được NHNN công bố nhằm mục đích là cơ sở để các NHTM đưa ra tỷ giá giao dịch sau khi cộng/trừ biên độ giao động (+/-%); Tỷ giá Sở Giao dịch của NHNN là tỷ giá được NHNN xác định các giao dịch ngoại hối giữa NHNN và các NHTM; Tỷ giá của các NHTM là tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số NHTM để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của NHTM có tính thêm phí dịch vụ; Tỷ giá thực tế/tỷ giá chợ đen là tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân. Từ việc xuất hiện nhiều TGHĐ quy định nói trên với mục tiêu phục vụ nhiều mục đích khác nhau sẽ dẫn đến các DN không biết áp dụng TGHĐ nào để đảm bảo mức độ cung cấp thông tin được trung thực, hợp lý. Do đó, theo ý kiến tác giả là cần xác định chỉ rõ, cụ thể từng TGHĐ sẽ được sử dụng trong hạch toán của DN cả dưới góc độ kế toán và tài chính.

- Sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng: để hạch toán ghi nhận nghiệp vụ tại thời điểm phát sinh và đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.

- Sử dụng tỷ giá thực tế: tỷ giá giao dịch của các NHTM và có thể là tỷ giá giao dịch thực tế/tỷ giá chợ đen.

- Sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán: tỷ giá xuất quỹ, tỷ giá lúc nhận nợ, cho nợ; tỷ giá lúc mua ngoại tệ để nhập quỹ hoặc thanh toán.

Từ việc quy định các loại TGHĐ này sẽ dễ dàng trong việc xác định hạch toán các nghiệp vụ phát sinh chênh lệch TGHĐ. Tức là: ghi tăng tài sản – theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng/ giá thực tế; Ghi giảm nợ phải trả - theo tỷ giá ghi sổ/tỷ giá lúc nhận nợ/tỷ giá lúc cho nợ; Ghi giảm tài khoản ngoại tệ - Tỷ giá ghi sổ kế toán/ tỷ giá thực tế.

Mối liên hệ giữa xử lý chênh lệch tỷ giá và chi trợ cấp mất việc - Ảnh 1

Thứ hai là, “DN không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ”- (Điều 8 Mục 2 Thông tư 179/2012/TT-BTC).

Như vậy, kết quả doanh động kinh doanh của DN theo quy định hiện nay sẽ bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh (gồm hoạt động SXKD và HĐTC) và kết quả từ hoạt động khác, tổng kết quả này sẽ là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập DN (TNDN) (dưới góc độ kế toán). Điều này có nghĩa khi thực hiện tính chi phí thuế TNDN (hiện hành và hoãn lại) thì cả dưới góc độ kế toán, tài chính đều ghi nhận kết quả hoạt động tài chính, nhưng khi phân chia lợi nhuận từ lợi nhuận sau thuế TNDN thì phải loại trừ khoản lãi chênh lệch TGHĐ. Chưa kể đến trường hợp đối với các DN có hoạt động liên quan đến ngoại tệ sẽ phát sinh lãi/lỗ nhiều từ hoạt động này và ảnh hưởng đáng kể đến chi phí thuế TNDN.

Mối liên hệ giữa xử lý chênh lệch tỷ giá và chi trợ cấp mất việc - Ảnh 2

Hiện nay, tại các DN vẫn còn tồn tại hai loại quỹ là quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (mục đích để chi trợ cấp mất việc làm của DN, được hạch toán vào chi phí quản lý DN khi trích lập và bảo hiểm thất nghiệp (phản ánh tình hình trích và đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, được hạch toán tăng chi phí của các bộ phận có sử dụng người lao động). Có thể xem xét:

Việc tồn tại hai loại quỹ trong DN đó là quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và bảo hiểm thất nghiệp này có sự chồng chéo hay không đều ghi nhận vào chi phí hợp lý của DN có làm phát sinh trùng hay không. Bên cạnh đó, bản thân cách xác định và ghi nhận quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cuối kỳ kế toán của Thông tư 180/2012/ TT-BTC và chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC cũng có sự khác biệt.

Như vậy, theo quy định của Thông tư 180/2012/ TT-BTC thì từ năm 2013 (sau khi xử lý số dư năm 2012-nếu có) khi nào phát sinh khoản trợ cấp mất việc làm sẽ được hạch toán ngay vào chi phí QLDN, coi như là chi phí hợp lý thời kỳ để xác định thu nhập tính thuế, còn theo quy định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì sẽ tính trước khoản chi phí này theo số dự phòng. Thực tế vấn đề phát sinh này chỉ xảy ra làm tăng khoản chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế mà thôi. Mặt khác, cũng cần xem xét sự mục đích của quỹ bảo hiểm thất nghiệp với quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để có quy định phù hợp

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 3 - 2013

Mối liên hệ giữa xử lý chênh lệch tỷ giá và chi trợ cấp mất việc

TS. Chúc Anh Tú

(Tài chính) Ngày 24/10/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp và Thông tư số 180/2012/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp. Ảnh hưởng của các quy định này đối với các doanh nghiệp như thế nào? Những quy định này có mối quan hệ với các quy định của chế độ kế toán ra sao? Bài viết phân tích vấn đề trên.

Xem thêm

Video nổi bật