Phiên sáng 12/4: Giao dịch ảm đạm

Theo T.Thuý/tinnhanhchungkhoan.vn

Trong khi nhóm cổ phiếu bluechip gây sức ép khiến VN-Index đảo chiều giảm, thậm chí có thời điểm lùi về mốc 980 điểm, thì cổ phiếu CTD trở lại khá ấn tượng sau những phiên liên tiếp giảm mạnh. Tâm lý nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến dòng tiền tiếp tục tham gia nhỏ giọt trong phiên sáng 12/4.

Mặc dù dòng tiền tham gia khá hạn chế nhưng nhóm cổ phiếu bluechip đã làm nhiệm vụ tốt dẫn dắt thị trường đi lên và tiến sát mốc 1.000 điểm trong phiên đầu tuần (8/4). Tuy nhiên, ngay khi tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh này, áp lực bán đã gia tăng mạnh khiến VN-Index rung lắc và liên tiếp đón nhận những phiên điều chỉnh.

Trong phiên hôm qua (11/4), dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến thị trường tiếp tục giao dịch lình xình. Tuy nhiên, niềm vui đã trở lại trong phiên chiều khi “đại gia” bất động sản VIC tăng vọt đã kéo thẳng đứng VN-Index, giúp chỉ số này lấy lại mốc 985 điểm.

Sự “đơn phương độc mã” của VIC đã khiến đà tăng kém bền vững, thị trường đã nhanh chóng trở lại giao dịch trong sắc đỏ khi bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 12/4.

Áp lực bán gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến nhóm VN30 không còn mã nào khởi sắc, thậm chí điểm tựa trong phiên hôm qua là VIC cũng chịu sức ép và đảo chiều giảm, đã kéo VN-Index về mốc 980 điểm chỉ sau hơn 20 phút giao dịch.

Trong khi hầu hết các mã bluechip vẫn chủ yếu giảm điểm hoặc đứng giá thì CTD lại trở thành điểm nhấn sau hơn 1 tuần liền giảm điểm bởi thông tin không mấy tích cực khi ĐHCĐ thường niên đã bác bỏ tời trình sáp nhật Ricons. Chỉ tính trong 7 phiên vừa qua, cổ phiếu CTD đã giảm gần 14,6%.

Phiên sáng nay, CTD được kéo lên cao và sau gần 50 phút giao dịch, CTD đang tạm đứng tại mức giá 126.400 đồng/CP, tăng 3,86% với khối lượng khớp lệnh đạt 62.270 đơn vị.

Tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thị trường giao dịch khá buồn tẻ. Qua hơn 40 phút giao dịch, trên 2 sàn chính, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có 2 mã FLC và AAA có khối lượng khớp trên dưới 1,5 triệu đơn vị.

Mặc dù dòng tiền tham gia khá hạn chế nhưng nhóm cổ phiếu bluechip đã làm nhiệm vụ tốt dẫn dắt thị trường đi lên và tiến sát mốc 1.000 điểm trong phiên đầu tuần (8/4). Tuy nhiên, ngay khi tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh này, áp lực bán đã gia tăng mạnh khiến VN-Index rung lắc và liên tiếp đón nhận những phiên điều chỉnh.

Trong phiên hôm qua (11/4), dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến thị trường tiếp tục giao dịch lình xình. Tuy nhiên, niềm vui đã trở lại trong phiên chiều khi “đại gia” bất động sản VIC tăng vọt đã kéo thẳng đứng VN-Index, giúp chỉ số này lấy lại mốc 985 điểm.

Sự “đơn phương độc mã” của VIC đã khiến đà tăng kém bền vững, thị trường đã nhanh chóng trở lại giao dịch trong sắc đỏ khi bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 12/4.

Áp lực bán gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến nhóm VN30 không còn mã nào khởi sắc, thậm chí điểm tựa trong phiên hôm qua là VIC cũng chịu sức ép và đảo chiều giảm, đã kéo VN-Index về mốc 980 điểm chỉ sau hơn 20 phút giao dịch.

Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 3,71 điểm (-0,38%), xuống 982,24 điểm xuống 109 mã tăng và 156 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 77,3 triệu đơn vị, giá trị 1.586,85 tỷ đồng, tăng 20,8% về lượng và 34,7% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 20 triệu đơn vị, giá trị 456,72 tỷ đồng.

Sau khi giúp VN-Index tăng điểm phiên chiều qua, VIC đã quay đầu điều chỉnh 1,04% trong phiên sáng nay, xuống 113.800 đồng. VHM cũng giảm 0,64% xuống 92.900 đồng. Ngoài ra, các mã lớn khác cũng đa số chìm trong sắc đỏ, như VCB giảm 1,02% xuống 67.800 đồng, VNM giảm 0,22% xuống 135.300 đồng, GAS giảm 0,48% xuống 104.500 đồng, BID giảm 1,14% xuống 34.750 đồng, TCB giảm 0,8% xuống 24.900 đồng. Chỉ còn SAB và MSN tăng nhẹ, CTG đứng ở mức tham chiếu. Trong nhóm này không có mã nào khớp đến 1 triệu đơn vị, cao nhất là CTG và TCB với hơn 700.000 đơn vị.

Các mã khác trong Top 30 mã vốn hóa lớn nhất trên sàn cũng chỉ dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản không cao.

ROS tiếp tục là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 4,33 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 2,7% xuống 30.600 đồng.  Cũng có thanh khoản tốt là AAA với 4,27 triệu đơn vị và đón cửa tăng 1,32% lên 19.150 đồng.

Các mã vừa vừa nhỏ khác đa số lình xình trong biên độ hẹp với thanh khoản không lớn. Trong khi đó, VHG tiếp tục có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 1.410 đồng và còn dư mua giá trần gần 3,3 triệu đơn vị.

Ngoài ra, TNI và TGG cũng có sắc tím và đều đang dư mua giá trần, trong đó TNI lên 11.200 đồng với 1,17 triệu đơn vị, TGG lên 4.370 đồng với 0,74 triệu đơn vị.

Trong khi hầu hết các mã bluechip vẫn chủ yếu giảm điểm hoặc đứng giá thì CTD lại trở thành điểm nhấn sau hơn 1 tuần liền giảm điểm bởi thông tin không mấy tích cực khi ĐHCĐ thường niên đã bác bỏ tời trình sáp nhật Ricons. Chỉ tính trong 7 phiên vừa qua, cổ phiếu CTD đã giảm gần 14,6%. Phiên sáng nay, CTD tăng 2,71% lên 125.000 đồng với 151.960 đơn vị được khớp.

Trên HNX, dù có lúc chớm xanh, nhưng HNX-Index cuối cùng cũng đóng cửa trong sắc đỏ với thanh khoản thấp.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,34 điểm (-0,32%), xuống 107,23 điểm với 56 mã tăng và 63 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,2 triệu đơn vị, giá trị 191 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,6 triệu đơn vị, giá trị 36 tỷ đồng.

Đa số các mã lớn trên sàn HNX đều giảm giá, như ACB giảm 0,66% xuống 30.100 đồng, VCG giảm 1,11% xuống 26.700 đồng, PVS giảm 0,88% xuống 22.600 đồng, SHB giảm 1,32% xuống 7.500 đồng. Chỉ có PVI tăng 0,77% lên 39.200 đồng, VGC tăng 0,51% lên 19.700 đồng. Trong đó, PVS là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 1,29 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, mã có thanh khoản tốt nhất sàn HNX sáng nay là ACM với 1,39 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 600 đồng.

TNG tiếp tục duy trì đà tăng 1,28% lên 23.800 đồng với thanh khoản tốt 1,2 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 3 sàn HNX.

Trong khi đó, UPCoM-Index lại may mắn có sắc xanh nhạt khi chốt phiên sáng nay. Cụ thể, chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%), lên 56,49 điểm với 52 mã tăng và 51 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5 triệu đơn vị, giá trị 101 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.

Trên thị trường này không có mã nào được giao dịch đến 1 triệu đơn vị, trong đó nhiều nhất là BSR gần 1 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1 bước giá. Tiếp theo là HVN với hơn 0,6 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa tăng 3,58% lên 40.500 đồng.