Sự phát triển của thị trường chứng khoán giúp cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam bền vững hơn

Trích ý kiến của ông Đỗ Ngọc Quỳnh- Tổng giám đốc CTCK VNDirect trong bài " Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản "/tinnhanhchungkhoan.vn

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán VNDirect.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán VNDirect.

Với sự phát triển thị trường chứng khoán, tôi có may mắn được tham gia từ ngày đầu tư với vai của ngân hàng thương mại, thị trường trái phiếu và công ty chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán giúp cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam bền vững hơn nhiều.

Khi nói đến thị trường tài chính, trước này chúng ta chỉ nói đến ngân hàng thương mại mà không có thị trường trái phiếu, cổ phiếu. Đến nay chúng ta có kênh thị trường cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp Chính phủ có nguồn vốn.

Các doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các tiêu chí nhất định để tham gia vào thị trường trái phiếu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Trước đây, vốn phụ thuộc vào ngân hàng thương mại, họ có thế mạnh trong cho vay vốn lưu động, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thực tiễn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có rủi ro về tính thanh khoản mong manh dễ vỡ, khủng hoảng. Cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, đến nay câu nói phụ thuộc vào ngân hàng thương mại sẽ hơi quá. Tổng dư nợ hiện nay vào khoảng 150% GDP trong đó dư nợ trung và dài hạn không quá 70% GDP.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay hơn 20% GDP, vốn trung hạn qua thị trường trái phiếu và cổ phiếu lớn hơn ngân hàng. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu giúp doanh nghiệp đa dạng kênh dẫn vốn. Mỗi loại hình vốn có tính chất đặc biệt phù hợp tính chất kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế tối ưu, an toàn hơn, phát triển kinh doanh tốt hơn.

Thời gian gần đây quá trình tái cấu trúc nền kinh tế từ 2011 với 3 chủ điểm: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và tái cấu trúc thị trường tài chính. Trong đó phát triển thị trường vốn làm cân bằng thị trường tài chính tạo chiều sâu cho thị trường tài chính với 3 chân kiềng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán đã giúp cho tái cấu trúc thị trường tài chính rất thành công. Tạo ra nền tảng nâng chất lượng hàng hoá trong đó có các ngân hàng thương mại niêm yết, đưa các ngân hàng lên sàn tạo nguồn cung chất lượng cao, tái cấu trúc đầu tư công cũng nâng chất lượng trên thị trường.

Về cầu trước đây phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hiện nay nhà đầu tư trong nước rất nhiều. Nhu cầu và tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán rất lớn. 100 triệu dân, 1% dân mới hoạt động thị trường, tiềm năng rất lớn trong khi quy mô thị trường 2 tỷ USD/ngày, giao dịch 80% là nhà đầu tư cá nhân. Với hơn 1% dân số tham gia thị trường mà giao dịch 2 tỷ USD cho thấy tiềm năng ở trong dân rất lớn

Ngân hàng hiện nay có hơn 20 triệu tài khoản cá nhân, tiền gửi 5 triệu tỷ, nếu phát triển thị trường chứng khoán hoàn thiện, bước vào phát triển chiều sâu, nâng chất lượng của thị trường sẽ tạo ra sự phát triển bền vững. Còn nếu phát triển nóng mà không nâng chất sẽ tạo ra khủng hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam có sự trưởng thành rất mạnh, trong năm vừa qua VNDirect, lần đầu tiên một giao dịch mà phát hành thành công huy động 11.000 tỷ đồng, cho thấy sự lớn mạnh của doanh nghiệp, chất lượng hoạt động, uy tín hoạt động. Việc tìm ra những doanh nghiệp có năng lực quản trị năng lực kinh doanh tốt tham gia vào thị trường tài chính cũng đem đến cho nhà đầu tư có cơ hội, giúp dòng vốn luân chuyển hiệu quả, tích cực.