Thận trọng quá mức dẫn đến sai lầm trong đầu tư chứng khoán

Phương Thơ

Nhiều nhà đầu tư thận trọng thiết lập một mức "giá sàn" trên giá cổ phiếu để nếu nó giảm xuống dưới một mức nhất định, họ bán. Ngược lại, nếu nó tăng đến một mức trần, họ sẽ chốt lời sớm. Điều đó an toàn nhưng không có được lợi nhuận cao.

Hình họa kỹ thuật của cổ phiếuTesla Motors. Ảnh: Phương Thơ
Hình họa kỹ thuật của cổ phiếuTesla Motors. Ảnh: Phương Thơ

Muốn kiếm lời nhiều nhưng không muốn rủi ro thua lỗ

Một trong những sai lầm phổ biến các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán hiện nay là đang bán non một cổ phiếu đang trên đà giá tăng (prices rise). Kinh nghiệm thống kê cả cho thấy rằng, rất nhiều nhà đầu tư đều có tâm lý bán cổ phiếu với lợi nhuận đang đi lên, rồi sau đó đợi giá xuống và mua vào và ít có nhà đầu tư dám can đảm bán một cổ phiếu rơi vào pha xuống (bear market), tức là cắt lỗ "bán dưới giá trị thật của nó" (selling below its true value), vì tâm lý nếu bán ra sẽ lỗ và tin rằng đợi giá lên sẽ bán để kiếm lời.

Nhiều khả năng các nhà đầu tư cố gắng để có một lợi nhuận nhỏ hơn bán lỗ, đó sai lầm nguy hiểm. Nhiều nhà đầu tư thận trọng thiết lập một mức "giá sàn" (price floor) trên giá cổ phiếu để nếu nó giảm xuống dưới một mức nhất định, họ bán. Ngược lại, nếu nó tăng đến một mức trần, họ sẽ bán chốt lời sớm. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng không có được lợi nhuận nào đáng kể.

Thận trọng: Nếu một nhóm cổ phiếu bạn đang sở hữu trở thành tâm điểm của giới truyền thông và nhận được rất nhiều tin đồn tốt đẹp được đánh bóng quá trớn, nó có thể là thời gian để xem xét một lợi nhuận cho bạn. Nhưng khi người ta ào ạt săn lùng cổ phiếu của bạn, đó là các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã đẩy giá cổ phiếu bạn đang nắm giữ tăng giá, bạn nên dừng chiến thắng, tức là bán khi các nhà đầu tư khác đang say sưa chiến thắng nhảy vào mua.

Việc đảo chiều sụt giá nặng cổ phiếu của bạn chỉ là thời gian rất ngắn, kể cả sự sụp đổ của thị trường toàn sàn giao dịch chứng khoán nếu đó là cổ phiếu thuộc loại "blue-chip". Nếu không cẩn thận, bạn có thể mất hết lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Trò chơi "bắt đáy" của thị trường chứng khoán là công thức đơn giản đưa đến cháy tài khoản

Hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng sự đeo đuổi hoàn hảo của đầu tư chứng khoán là "mua thấp" (buy low), đó là cơ hội, và đợi giá tăng bán được giá cao, và thuật ngữ luôn được nhắc nhiều nhất của các nhà đầu tư chứng khoán mất ăn mất ngủ là làm thế nào để xác định đáy của thị trường chứng khoán mà chưa rơi vào thị trường con Gấu (bear market)

Thật không may, thị trường bắt đáy "bottom fishing" là rất nổi tiếng để gửi tín hiệu về việc bắt đáy sai, hoặc đáy giả. Nếu bạn nhảy vào mò đáy của thị trường (market bottom) tại một trong các phiên bắt đáy sai, bạn có thể sớm nhìn thấy giá trị đầu tư của bạn chìm dần xuống đáy luôn. Việc xác định mức đáy rất khó, vì thực tế nó luôn gửi tín hiệu về "đáy giả tạo làm giá" là không có đáy mà tùy vào "market sentiment" (tâm lý thị trường), và quan trọng nhất phải tìm hiểu cổ phiếu công ty đó như thế nào?

Chắc chắn, nếu cổ phiếu công ty đó "vốn ít nợ nhiều", đây là công thức đơn giản đưa bạn đến chỗ phá sản. Để hạn chế rủi ro, bạn phải chắc chắn rằng, cổ phiếu đó dù chưa chạm đáy hay còn rơi sâu hơn mức đáy, thường được thiết lập giá đáy cổ phiếu 52 tuần trở lại, hoặc ngắn hơn càng tốt, và công ty đó "vốn nhiều nợ ít", giá cổ phiếu đang rơi đó hoặc chỉ "gặp một tai nạn", và nó sẽ không tệ đến nỗi phá sản, nếu có "bắt con dao đang rơi" sai một chút cũng không đến nỗi phải "đứt tay".

Khi các nhà đầu tư quan sát đại diện đồ họa kỹ thuật thể hiện bằng khối lượng, số lượng cổ phiếu giao dịch cổ phiếu của một trong một khoảng thời gian, và mức giá đã xuyên thủng đi xuống đáy, hay kể cả bạn quan sát phát hiện ra một sự đảo chiều "reversal". Đơn giản chỉ cần đặt lệnh, một sự đảo ngược xảy ra khi một cổ phiếu thay đổi xu hướng và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại của hành động giá trước đó. Về mặt tâm lý, có thể đảo chiều vô cùng khó khăn cho cả các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất phản ứng để làm tăng lợi nhuận khi cổ phiếu lên xuống không đoán được.

Thực tế, có thể làm giàu nhanh, nếu bạn phân tích biết khi nào thị trường chứng khoán đang chạm đáy, bạn có thể chọn một vài nhóm cổ phiếu giá hời và thấp, để chờ giá tăng trước khi xu hướng đi lên làm tăng giá chứng khoán. Đó là khi hầu hết các nhà quan sát và chuyên gia phân tích sẽ nói với sự tự tin rằng thị trường chạm đáy, một vài nhóm cổ phiếu đã rơi xuống mức thấp và sự hồi phục thật sự chắc chắn đã bắt đầu. Đấy là lý tưởng trong đầu tư chứng khoán và làm giàu rất nhanh, nhưng lại không muốn rủi ro,

Thật không may, thị trường bắt đáy đầy những toan tính làm giá, nó không dành cho người thiếu kinh nghiệm, bởi lẽ, nếu biết trước như vậy thì ai cũng là tỷ phú Dollar khi đầu tư chứng khoán. Nhưng câu hỏi đặt ra, nếu bạn bắt đáy sai thì sao? Khi sự phục hồi giá trị cổ phiếu mà bạn đầu tư là rất khó khăn, nếu hết 6 tháng mà giá chưa qua được giá đã bắt đáy, thì một sự đảo chiều rơi thẳng đứng nhóm cổ phiếu mua lúc giá thấp xẩy ra là chắc chắn khi tâm lý chán nản của nhà đầu tư, họ sẽ giải ngân bán bằng mọi giá, điều này có thể khiến giá cổ phiếu của bạn rơi xuống vực và nó nằm trong “lãnh thổ con Gấu” nhiều năm.

Cho nên, khi đầu tư cổ phiếu, bạn đừng cố gắng để quá nhiều thời gian bắt đáy của thị trường. Đó là một trò chơi đoán mò đầy may rủi như chơi xổ số, nó không phải là một cách tốt nhất của bạn để đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán. Bởi thực tế, việc xác định đáy của thị trường chứng khoán thì phiên giao dịch nào cũng có đáy để xác định cả, mà còn ít bị nhiều "con cáo tài chính" soi vào trước để gây ra nhóm cổ phiếu của bạn bị làm giá.

Tuy nhiên, kinh nghiệm xác định đáy của thị trường chứng khoán là chiến lược của bạn tốt nhất là để đầu tư trong thời kỳ bong bóng cổ phiếu bị xì, đi kèm sự suy thoái về kinh tế, nhóm cổ phiếu đã rơi vào “lãnh thổ con Gấu” một thời gian dài, và nó đang tiến vào chu kỳ kinh doanh đang tới gần mà nhóm cổ phiếu đó có thế mạnh về lĩnh vực đó, đây cách mà bạn không thể bỏ lỡ đáy của thị trường và lợi ích tiếp theo theo xu hướng đi lên của sự hồi phục kinh tế kéo đà phục thị trường chứng khoán rất mạnh.

Nếu bạn muốn biết chính xác ngày thị trường chứng khoán đã chạm đáy và bắt đầu hồi phục thực sự trong một “thị trường con Gấu”. Đây là điều lý tưởng kỳ diệu vì cổ phiếu thường tăng đáng kể ra khỏi thị trường giảm trước đây và tăng tỷ lệ phần trăm lớn nhất thường xảy ra vào ngày đầu trong sự phục hồi thị trường chứng khoán. Sự hồi phục thường không tương ứng với một gia tăng trong nền kinh tế, nhưng thị trường chứng khoán thường phục hồi đi trước nền kinh tế.

Và đó cũng là khó khăn để bạn xem lại các giá trị của danh mục đầu tư của bạn chấp nhận bị giảm lợi nhuận khi thị trường đi xuống mà bạn bắt đáy, với một danh mục đầu tư cân bằng tốt là chiến lược tốt nhất khi hy sinh một phần lợi nhuận hay chịu lỗ một khoản đầu tư để nhận một khoản lợi nhuận kếch xù khi thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục từ đáy leo lên xác lập đỉnh mới.

Mặt bằng P / E có thực sự cuốn hút người mua hay không?

Chúng ta hay nghe các nhà phân tích hoặc chuyên gia chứng khoán hay nói về giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán đó là đang "quá đắt" hay "quá rẻ", chúng thường được đề cập đến như thế nào giá trên mỗi cổ phiếu liên quan đến thu nhập.

Câu thần chú kinh điển là: P / E cao, nó cho thấy cổ phiếu đang đắt đỏ không nên mua. Còn nếu P / E thấp, nó cho thấy giá cổ phiếu đang quá rẻ nên mua. Một số nhà đầu tư có thể xem xét một công ty với một P / E đang cao quá giá thật của nó và họ có thể đúng. Bởi lẽ thường thường một P / E cao có thể là một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã đẩy giá cổ phiếu vượt mức mọi sự tăng trưởng trong ngắn hạn.

Nghe thật đơn giản, nếu như vậy thì bất cứ ai khi đầu tư ở thị trường chứng khoán cũng thành triệu phú USD hết. Bởi vì, nếu bạn là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, bạn có thể phân tích và thấy rằng, đối với một thị trường chứng khoán không minh bạch, một P / E của một công ty hay một cá nhân có thể bị sai lệch bởi những bất thường kế toán, chẳng hạn như khai man sổ sách, trong đó thường tạm thời thổi phồng lợi nhuận. Nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam, hay của Trung Quốc,...các công ty có P / E thấp đều dẫn đến chỗ phá sản thua lỗ, vì các công ty này vốn ít nợ nhiều. Các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm hoặc đã bỏ qua nhóm cổ phiếu đó, và sớm muộn sẽ tàn lụi theo chứng khoán, hoặc công ty đó quá yếu để vượt qua chính họ.

Tuy nhiên, một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, họ không đánh giá P / E cao là điều đó có nghĩa là sẽ có rủi ro. Tức là, nhiều nhà đầu tư vẫn tự tin rằng công ty đó vẫn có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, thì có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn như dự đoán. Nếu bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp toàn cầu, bạn có thể theo dõi một số công ty niêm yết giá tại sàn NASDAQ, Dow Jones, Nikkei 225, các P / E của các mã chứng khoán tại các sàn giao dịch này ở mức cao nhưng lại tăng trưởng rất ấn tượng hơn nhiều mã chứng khoán có tỷ số P / E thấp nhưng lại không hấp dẫn giới đầu tư.

Chẳng hạn như thị trường chứng khoán tính từ đầu năm đến nay thì VN-Index Việt Nam (chỉ tăng được 3,1%, mặc dù giá cổ phiếu thị trường này siêu rẻ), Sensex - BSE30 của Ấn Độ (giảm -2.5%), Brazil - IBOV (giảm -12,4% từ đầu năm đến nay), ASE - Hy Lạp (giảm -22,7%), LSXC-Lào (giảm -13,1%), KNSMIDX - Kenya (giảm -26,1%), Nigeria - NGSEINDX (giảm -23,1%), Peru - COLCAP (giảm -25,1%),...

Các thị trường có P / E cao, khá bong bóng, Pháp - CAC (tăng +18,3%), Đức - DAX (tăng +19,0%), Ý - FTSEMIB (tăng +16,9%), South Korea - KOSPI (tăng +3,6%), hay cả EURO STOXX 50 là chỉ số thị trường chứng khoán lớn mà theo dõi hiệu suất của 50 công ty Blue-chip của 12 quốc gia khu vực đồng Euro: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (tăng +12,6%, dù rất bong bóng),...

Cuối cùng ta nhắc lại tỷ phú Warren Buffett nổi tiếng với chia sẻ một quan điểm trái ngược trong tháng 10/2008, giải thích rằng nguyên tắc đầu tư cá nhân của mình là "sợ hãi khi người khác tham lam, và hãy tham lam khi người khác sợ hãi" (be fearful when others are greedy, and be greedy when others are fearful).

Thực tế, nó không bao giờ đúng cho những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tiền ít mà muốn lời nhiều. Bởi tỷ phú Warren Buffett dưới bóng ông ta có đến hàng tá chiến lược gia phân tích tài chính và chứng khoán siêu giỏi, họ có quỹ đầu tư và dòng tiền lớn, và do đó, họ có thể hạn chế rủi ro bằng cách tung tiền mua vào chính nhóm cổ phiếu của họ đang rơi nhằm thu hút sự bắt đáy của giới đầu tư để chặn đà bán tháo khi giá rớt, khi chỉ cần cổ phiếu tăng lại một chút là họ hoàn toàn có thể kiểm soát được giá chứng khoán của họ không bị sụt giảm nữa.