Thị phần quý III: Ai đứng đầu cả hai sàn?

Theo Đầu tư Chứng khoán

Tổng doanh thu môi giới của các CTCK ước đạt 188 - 503 tỷ đồng, riêng 13 CTCK dẫn đầu đã chiếm từ 110 - 294 tỷ đồng (chiếm khoảng 58,43%).

Bức tranh thị phần môi giới quý III/2012 của các CTCK được công bố trong bối cảnh nhiều CTCK xin rút nghiệp vụ môi giới cho thấy, thực trạng thị trường chưa lấy gì làm sáng sủa. Tuy nhiên, nhóm những CTCK dẫn đầu thị trường vẫn ghi nhận mức doanh thu tương đối từ hoạt động môi giới.

Top 10 chiếm già nửa thị trường

Cuối tuần qua, cả hai Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) đã công bố danh sách 10 CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới. Theo đó, tổng thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của 10 CTCK đứng đầu trên HNX đạt 56,11% và trên HOSE là 59,60%.

Trên HOSE, CTCK TP. HCM (HSC) tiếp tục dẫn đầu với thị phần đạt 12,48%, tăng 8,8% so với quý II. Đây là quý thứ 2 liên tiếp HSC xếp thứ nhất về thị phần môi giới tại sàn TP. HCM. CTCK Sài Gòn (SSI) về nhì với tỷ lệ 10,95%, tăng gần 36% so với quý II/2012. Đứng thứ ba là CTCK ACBS với 8,08%, cũng tăng 28,1% so với quý II vừa qua. CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) có thị phần đạt 5,14% trong quý III, giảm gần 10% so với quý II/2012 và xếp ở vị trí thứ tư, thay thế CTCK Phương Nam trong quý trước.

Thị phần quý III: Ai đứng đầu cả hai sàn? - Ảnh 1

Một số gương mặt mới vươn lên Top 10 thị phần môi giới tại HOSE quý III năm nay còn có CTCK Bản Việt (VCS) với 5,07%, CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) đạt 4,04% và CTCK Bảo Việt (BVSC) với 3,45%.

Trên HNX, đứng đầu Top 10 là CTCK VNDirect (VNDS). Công ty này từ vị trí thứ hai của quý II lên vị trí thứ nhất trong quý III với 8,677% thị phần. ACBS từ vị trí thứ sáu trong quý II vươn lên vị trí thứ hai trong quý III với 7,513% thị phần. HSC đứng vị trí thứ nhất trong quý II, sang quý III tụt xuống vị trí thứ ba với 7,233% thị phần. Đứng thứ tư là CTCK Navibank (NVS) với 7,111%. Tiếp đến là CTCK Golden Bridge Việt Nam (GBS) đạt 5,646%; MBKE đạt 4,668%; CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS) đạt 4,294%; CTCK FPTS đạt 3,7%; CTCK MB (MBS) đạt 3,638% và BVSC đạt 3,63%. (Xem đồ thị).

Thị phần quý III: Ai đứng đầu cả hai sàn? - Ảnh 2

Ai đứng đầu cả hai sàn?

Do hai Sở GDCK chỉ công bố danh sách thị phần riêng lẻ của từng sàn niêm yết, nên những con số này chưa nói lên “vị thế” rõ ràng của các CTCK trong bức tranh thị phần môi giới nói chung tại Việt Nam. Dựa trên giá trị giao dịch của cả hai sàn trong 3 quý đầu năm, Đầu tư Chứng khoán đã có một tổng kết nhỏ về danh sách những CTCK dẫn đầu thị phần toàn thị trường niêm yết (xem bảng trên).

Theo đó, HSC tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trong 3 quý liên tiếp. Trong khi đó, vị trí thứ hai và ba là cuộc ganh đua giữa ACBS và SSI. Cũng cần phải nói thêm là trong quý III/2012, việc ACBS được “tạm” xếp trên SSI là do SSI bất ngờ rơi khỏi Top 10 CTCK dẫn đầu trên HNX (do đó, thiếu số liệu giao dịch của SSI tại HNX).

Hai CTCK là VNDS và MBKE đã có sự hoán đổi vị trí, với sự vươn lên của VNDS sau cú bứt phá đáng kinh ngạc trên sàn HNX trong quý III này.

Ở nhóm giữa, ba CTCK là MBS, FPTS và BVSC có sự bám đuổi khá sát nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của BVSC khi công ty này có sự tăng trưởng vượt bậc về thị phần từ 1,55% trong quý II lên 3,51% trong quý III.

Ở nhóm sau, bất ngờ nhất là sự xuất hiện lần đầu tiên trong 3 quý của NVS khi đứng ở vị trí thứ 11. VCS và CTS cũng trở lại các vị trí thứ 9 và 10 sau khi vắng bóng trong quý II. Tiếp theo là hai CTCK GBS và DAS ở vị trí chót bảng.

Theo bảng tổng kết trên cả hai sàn, trong quý III, chúng ta có thể thấy sự vắng mặt của các CTCK như AGR, VDSC, PNS trong tốp đầu sau khi tạo được bất ngờ trong quý II, hay sự thụt lùi của VCBS, VPBS và SBSC khi 2 quý liên tiếp không lọt vào danh sách dẫn đầu. (Xem bảng).

Bảng 1: Thứ tự CTCK dẫn đầu thị phần môi giới trên 2 sàn 3 quý năm 2012

CTCK

Quý III/2012

Quý II/2012

Quý I/2012

TT

Thị phần

TT

Thị phần

TT

Thị phần

HSC

1

10,72%

1

10,44%

1

9,85%

ACBS

2

7,89%

3

5,75%

3

8,36%

SSI

3

7,28%

2

6,78%

2

9,02%

VNDS

4

5,05%

5

4,98%

6

4,09%

MBKE

5

4,98%

4

5,60%

4

5,06%

MBS

6

3,61%

7

4,05%

5

4,23%

FPTS

7

3,61%

8

3,70%

14

1,37%

BVSC

8

3,51%

12

1,55%



VCS

9

3,37%



7

2,84%

CTS

10

2,69%



11

2,06%

NVS

11

2,38%





GBS

12

1,89%

13

1,24%

13

1,38%

DAS

13

1,44%

11

1,66%



AGR



10

2,40%



VDSC



9

3,48%

8

2,70%

VCBS





10

2,23%

VPBS





12

2,05%

PNS



6

4,11%



SBSC





9

2,35%

(*) Số liệu tính toán dựa trên công bố của HOSE và HNX về thị phần môi giới.

Vị trí xếp hạng của một số CTCK có thể chưa chính xác do khuyết số liệu của 1 trong 2 sàn.

Doanh thu từ môi giới sụt giảm mạnh

Tính từ đầu năm đến cuối tuần qua (5/10), tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn niêm yết mới chỉ đạt hơn 282.087 tỷ đồng. Thống kê cho thấy, TTCK Việt Nam giao dịch sôi động nhất trong quý II/2012 và sụt giảm mạnh nhất trong quý III/2012. Cụ thể, nếu như tổng giá trị giao dịch quý I chỉ đạt hơn 89.387 tỷ đồng thì sang quý II, con số này đã tăng 42,84%, lên mức 127.682 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch quý III lại sụt giảm mạnh 50,7%, xuống còn 62.945 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới của các CTCK được tính trên giá trị giao dịch, nên chắc chắn bị ảnh hưởng nặng nề. Con số chính xác phải chờ đến lúc các công ty công bố báo cáo tài chính quý III/2012, nhưng dựa trên số liệu thị phần, chúng ta có thể ước tính được phần nào (Xem đồ thị 2).

Đồ thị 2

Thị phần quý III: Ai đứng đầu cả hai sàn? - Ảnh 3

(Nguồn: ĐTCK tổng hợp)

Hiện nay, các CTCK thu phí môi giới từ 0,15% đến 0,4% trên tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư. Do đó, ước tính doanh thu môi giới của tất cả các CTCK sẽ dao động trong khoảng 188 - 503 tỷ đồng, chia đều cho khoảng hơn 100 CTCK thì sẽ là rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng 13 CTCK dẫn đầu thị trường thì doanh thu này đã chiếm từ 110 - 294 tỷ đồng (khoảng 58,43% toàn thị trường). Ước tính, dẫn dầu thị trường là HSC với khoảng 20,25 - 54 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới. Tiếp theo là ACBS với khoảng 14,9 - 39,73 tỷ đồng, SSI với khoảng 13,76 - 36,68 tỷ đồng. Công ty đứng thứ 13 là DAS cũng cầm chắc khoảng 2,71 - 7,24 tỷ đồng.

Với doanh thu ước tính trên thị phần môi giới như trên, có thể thấy việc một số CTCK nhỏ tính chuyện xin rút nghiệp vụ môi giới là có lý. Bức tranh thị phần này sẽ rất khó thay đổi theo hướng khả quan với các công ty nhỏ và dự báo một cuộc đại phẫu khối DN này đang tới gần.