Thị trường tài chính Việt Nam: VND ổn định ngay cả khi đồng NDT tiếp tục mất giá

Theo Minh Long/congthuong.vn

Trong tháng 10/2018, thị trường tài chính tiền tệ trong nước đã có nhiều biến động trước ảnh hưởng của kinh tế thế giới.

thị trường tài chính tiền tệ trong nước đã có nhiều biến động trước ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Nguồn: Internet
thị trường tài chính tiền tệ trong nước đã có nhiều biến động trước ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Nguồn: Internet

VND ổn định ngay cả khi đồng NDT tiếp tục mất giá

Theo báo cáo Tài chính tiền tệ tháng 10/2018 vừa được Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) công bố, các chuyên gia SSI cho biết, VND ổn định ngay cả khi đồng CNY tiếp tục mất giá. Cụ thể, đồng NDT đã mất giá tới -2,1% chỉ trong vòng 2 tháng gần đây trong khi đồng VND mới giảm -0,24%. Tỷ giá USD/NDT tăng lên mức 6.975,8 vào ngày cuối tháng 10, mức cao nhất từ đầu năm 2017 khi PBoC giảm tỷ giá tham chiếu xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ (6.957,4). Nếu USD/NDT giảm về mốc 7 sẽ làm gia tăng các kỳ vọng vào sự mất giá sâu hơn của Nhân dân tệ, gia tăng áp lực thoái vốn, gây bất ổn cho thị trường tài chính Trung Quốc.

Nhiều tổ chức tài chính dự báo ngưỡng 7 là ngưỡng rất quan trọng và khó có thể phá vỡ trong năm nay của tỷ giá USD/NDT.

Thị trường tài chính Việt Nam: VND ổn định ngay cả khi đồng NDT tiếp tục mất giá - Ảnh 1

Trong tháng 10, tỷ giá trung tâm đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng thêm 12 điểm (từ 22.714 lên 22.726/USD), tương ứng với tỷ giá trần là 23.408 đồng. Mặc dù vậy, tỷ giá ngân hàng vẫn được duy trì ổn định ở mức 23.300/23.390/USD, tỷ giá tự do giao động nhẹ quanh ngưỡng 23.450/23.470/USD, thấp hơi chút ít so với cuối tháng 9. Chênh lệch lãi suất USD - VND nới rộng và NHNN có những động thái kịp thời hỗ trợ tỷ giá là những yếu tố chính giúp ổn định đồng Việt Nam trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động.

Nguồn thu ngoại tệ vẫn khả quan khi cán cân thương mại nửa đầu tháng 10 thặng dư 40 triệu USD sau khi đạt thặng dư lớn 3,6 tỷ USD chỉ trong 2 tháng 8 và 9. Lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 10, cán cân thương mại đang thặng dư 6,33 tỷ USD. Vốn FDI giải ngân trong tháng 10 đạt 1,85 tỷ USD, tổng vốn FDI đã giải ngân trong 10 tháng đầu năm 2018 là 15,1 tỷ USD, tăng 6,34% YoY. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đang ở khoảng 60 tỷ USD (tương đương 13 tuần nhập khẩu).

Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh

Theo các nhà phân tích SSI, VNIndex tháng 10 giảm mạnh do tác động từ yếu tố ngoại, phái sinh lại gia tăng thanh khoản. Cụ thể, sau giai đoạn tăng điểm ổn định từ giữa tháng 7 đến hết quý III, thị trường chứng khoán bắt đầu xu hướng điều chỉnh sâu từ đầu tháng 10. Đóng cửa ngày 31/10, VN Index giảm -11,19% MoM, rơi về ngưỡng 914.76 điểm. Đáng chú ý, phiên 11/10 là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số kể từ đầu năm 2018, với mức điều chỉnh là -4,84%.

Thị trường tài chính Việt Nam: VND ổn định ngay cả khi đồng NDT tiếp tục mất giá - Ảnh 2

Nguyên nhân khiến cho VN Index sụt giảm là những tác động từ thị trường thế giới, xuất phát chủ yếu từ Mỹ và Trung Quốc. Kỳ vọng lạm phát khiến lợi tức trái phiếu Mỹ tăng và kéo chỉ số S&P 500 giảm -7,26% trong tháng 10. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những biểu hiện “thấm mệt” đầu tiên của Trung Quốc cũng khiến Shanghai Composite mất -6,6%.

Thanh khoản của thị trường cơ sở duy trì ở mức thấp khi diễn biến của các chỉ số không thuận lợi. Giá trị giao dịch bình quân của HOSE đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến tại MSN và VIC (phiên 2/10 và 5/10) thì thanh khoản bình quân chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (giảm -3,5% MoM). Tính trên cả 2 sàn HOSE và HNX, tổng giá trị giao dịch đạt mức 5,2 nghìn tỷ đồng (-4,21% MoM).

Ở chiều ngược lại, thị trường phái sinh thu hút dòng tiền sau khi giao dịch kém sôi động trong phần lớn quý III. Khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 10 đạt 110,938 HĐ/phiên, tăng tới +35,3% MoM, tương ứng với mức tăng +14% so với trung bình quý III. Giá trị giao dịch cũng tăng tương ứng +29,6% và +12,33%, lên ngưỡng 10,2 nghìn tỷ đồng/phiên. Như vậy, trong tháng 10, thanh khoản của thị trường phái sinh cao gần gấp đôi so với thị trường cơ sở.

Kết quả kinh doanh quý III là lý do khiến nhiều cổ phiếu thiếu động lực?

Theo các chuyên gia, quay lại thời điểm 3 tháng trước, các doanh nghiệp niêm yết công bố lợi nhuận sau thuế quý II tăng trưởng cao, tạo động lực hỗ trợ cho VN Index từ đáy đi lên. Giá cổ phiếu của nhiều công ty trong nhóm VN30 vận động đồng pha với mức tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế.

Thị trường tài chính Việt Nam: VND ổn định ngay cả khi đồng NDT tiếp tục mất giá - Ảnh 3

Tuy nhiên bước sang tháng đầu quý III, nhiều doanh nghiệp trong rổ VN30 dù công bố kết quả kinh doanh tích cực nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm. VJC, VIC, GAS, MBB, PNJ đều ghi nhận tăng trưởng LNST với tỷ lệ từ +40% trở lên tuy nhiên giá các cổ phiếu trên đều giảm từ -5% đến -14% MoM.

Đối với các doanh nghiệp VN30 bị giảm lợi nhuận, việc giảm giá là điều khó tránh khỏi. lợi nhuận sau thuế quý III của VPB, MSN, PLX giảm lần lượt -26,1%, -3,2% và -0,4% trong khi giá cổ phiếu giảm -21,2%, -10% và -3,63%.

Tính đến hết ngày 02/11 đã có 617/748 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt gần 24% YoY, giảm đáng kể so với quý II (27% YoY) và quý I (32% YoY).