Tìm ca gii ngân

Mặc dù hiện nay thanh khoản của các ngân hàng hàng thương mại (NHTM) đã dồi dào hơn rất nhiều so với trước đây, song không ít ngân hàng thừa nhận không phải vì thế mà hạ tiêu chuẩn cho vay. Câu chuyện bắt đầu từ thực tế trong năm 2012, khá nhiều NHTM không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Bởi vậy giờ đây, các ngân hàng đang đẩy nhanh cuộc đua tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay. Trong bối cảnh, không ít doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh tuy đang vào mùa chuẩn bị hàng Tết nhưng khá e dè tiếp cận vốn ngân hàng vì vướng hàng tồn kho, sức mua yếu... thì cho vay tiêu dùng tỏ ra khả quan hơn cả.

Chẳng hạn, trong tháng 12, ABBank đã triển khai chương trình “Vay dễ dàng, nhận ưu đãi lớn”, dành cho các khách hàng vay tiêu dùng. Khách hàng sẽ được giảm ngay 2% lãi suất vay trong 3 tháng đầu tiên và cócơ hội nhận phiếu mua sắm nội thất trịgiá10 triệu đồng, hoặc thẻtín dụng với sốdư 1-3 triệu đồng. Tất cảcác dịch vụcánhân đi kèm như thẻtín dụng, online banking, SMS banking sẽđược miễn hoặc giảm phí. HDBank cũng vừa tung ra chương trình cho vay với tổng mức lên đến 1.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất tại HDBank cũng chỉ 8,6%/năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên.

Thống kê cho thấy, tổng số dư cho vay tiêu dùng tại việt nam hiện ở mức 3,2% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng và chỉ chiếm 3,7% GDP năm 2012. Điều này cho thấy dư địa phát triển của lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện còn rất nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là việc Eximbank công bố gói cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho khách mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Ngân hàng này dự kiến giải ngân 1.000 tỷ đồng trong tháng 12 năm nay, 4.000 tỷ đồng còn lại sẽ giải ngân đến hết tháng 6/2013. Điểm khác biệt của gói sản phẩm này là lãi suất cho vay rất ưu đãi, chỉ 12%/ năm và cố định trong 2 năm. Sau thời điểm trên, lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng +2,5%. Với cơ chế này, Eximbank kỳ vọng sẽ tạo đột phá so với các NHTM khác, bởi hầu hết gói ưu đãi tín dụng mua nhà hiện nay chỉ giảm lãi suất 3 tháng đầu tiên, những tháng còn lại tính lãi suất thả nổi theo thị trường. Việc Eximbank cố định lãi suất trong vòng 2 năm giúp khách hàng giảm bớt nỗi lo lãi suất thị trường có thể biến động tăng cao trong thời gian tới, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ.

Nhiều ngân hàng lớn khác như Vietcombank, Vietinbank, BIDV... cũng liên tiếp tung ra các gói cho vay tiêu dùng với những ưu đãi hấp dẫn. Theo đó, lãi suất chỉ xoay quanh mức 12% trong 3-6 tháng đầu tiên, sau đó sẽ thỏa thuận lại với khách hàng dựa trên lãi suất thị trường. Thậm chí, nhiều ngân hàng cho biết, họ đang nghiên cứu để nới lỏng thêm điều kiện cho vay, đồng thời đưa ra mức lãi suất ưu đãi và nhiều phần quà hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách hàng.

S bùng n tín dng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các NHTM bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nên được các ngân hàng (đặc biệt là các NHTM thiên về cung cấp dịch vụ tài chính) đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng. Việt Nam có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, thu nhập của người dân đang ngày càng cải thiện. Vì vậy, trong những năm tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn, sức cầu trong và ngoài nước suy yếu, hàng tồn kho của DN vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tình trạng tồn kho bất động sản khiến không chỉ nợ xấu của DN mà cả ngân hàng tăng cao. Việc các ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, trong đó đẩy mạnh việc cho người dân vay mua, sửa nhà cũng là cách để các DN bất động sản thoát được hàng và là cơ hội để ngân hàng tránh nợ xấu.

Trên một góc nhìn rộng hơn, xu hướng này đang phản ảnh một thực tế là tín dụng tiêu dùng sẽ trở thành cứu cánh cho nhiều NHTM trong thời gian tới. Điều này cũng vừa được StoxPlus khẳng định lại trong báo cáo nghiên cứu phát hành gần đây cho rằng, tín dụng tiêu dùng sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2-3 năm tới. Theo các chuyên gia của StoxPlus, những năm gần đây, trước thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày một khốc liệt, các ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ. Hầu hết các ngân hàng đều đã hoặc đang chuyển hướng chiến lược sang chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang đầu tư mạnh mẽ vào mảng dịch vụ này là do phải đối mặt với các khó khăn lớn từ các dịch vụ truyền thống trước đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia nước ngoài cảnh báo nếu các NHTM không quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro tín dụng, không đưa ra chiến lược hoạt động tín dụng phù hợp mà chạy theo nhu cầu thị trường thì lúc đó rủi ro sẽ rất lớn, nợ xấu sẽ tăng mạnh. Điều đáng lo là trong thời gian qua, ở nước ta vẫn có hiện tượng nhiều NHTM bị sức ép về chỉ tiêu lợi nhuận, về cổ tức của cổ phiếu, lợi ích của cổ đông... nên mở rộng cho vay đối với lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao để thu lãi suất cao.

Trong thời gian tới, các NHTM phải chủ động xây dựng và thực hiện chiến lược quản trị rủi ro, hoàn thiện các quy trình nội bộ, gia tăng các hàng rào phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức. Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đưa ra quy định về khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất (chủ yếu là dư nợ cho vay tiêu dùng); có quy định cụ thể hơn nữa tách bạch giữa dư nợ cho vay tiêu dùng nói chung với dư nợ đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán…

Bài đăng Tài chính & Đầu tư số 12-2012

Tín dụng tiêu dùng, rộng cửa cho vay

Hoàng Đức

(Tài chính) Trong bối cảnh cách doanh nghiệp (DN) e dè tiếp cận vốn vay do lo ngại hàng tồn kho, sức mua yếu, buộc các ngân hàng phải tìm hướng tiếp cận giải ngân vào tín dụng tiêu dùng...

Xem thêm

Video nổi bật