Triển vọng giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc?

Theo Giá vàng

Hiện nay, Trung Quốc đang mua vàng nhiều hơn cả phương Tây. Liệu điều đó có đúng với bình luận của một số chuyên gia khi cho rằng triển vọng của giá vàng sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc?

Triển vọng giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Một khi nền kinh tế này suy yếu, hạ cánh cứng hoặc suy thoái sẽ khiến vàng giảm tốc? Chẳng có nghi ngờ gì về việc diễn biến của giá vàng những năm gần đây có liên quan tới nhu cầu vàng của các thị trường mới nổi và các ngân hàng trung ương. Trên thực tế, ngân hàng trung ương khối BRIC đã khá minh bạch trong việc nắm giữ vàng cũng như lý do để nắm giữ chúng.

Ông Zhang Jianhua làm việc tại Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho biết: “Chẳng có tài sản nào là an toàn tại thời điểm này. Sự lựa chọn duy nhất để phòng ngừa rủi ro là nắm giữ đồng tiền cứng – đó chính là vàng".

Xu hướng này cũng được Evans-Pritchard tại Telegraph ủng hộ. Họ tuyên bố rằng thế giới đang trên con đường tìm đến “một tiêu chuẩn vàng mới" - một hệ thống dự trữ tiền tệ bộ ba bao gồm vàng, USD và Euro.

gold_demand_china_wgc

Chắc chắn một trong số các bạn đã đọc qua Khảo sát vàng GFMS năm 2012 với thông tin về việc các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua rất nhiều vàng với số lượng lớn nhất trong gần nửa thế kỷ qua. Họ đã bổ sung thêm 536 tấn vàng trong năm ngoái với mục tiêu đa dạng hóa kho dự trữ bên cạnh 4 đồng tiền mạnh là USD, Bảng Anh và yen Nhật.

Có thể thấy, nhiều quốc gia đang đẩy mạnh vai trò là đồng tiền dự trữ của vàng bằng cách tích trữ thật nhiều kim loại này, các quốc gia chủ nợ có tài sản định giá bằng dollar đã chịu ảnh hưởng xấu về mức tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt thập kỷ qua. Ý nghĩ về việc vàng tăng giá tốt trong thời kỳ tỷ lệ lãi suất thấp hoặc suy giảm thậm chí đã hình thành trước khi nợ kho bạc Mỹ được toàn cầu hóa.

(Đường màu xanh là lãi suất thực của trái phiếu 10 năm, đường màu đỏ là biến động giá vàng một năm trước đây).

DGS10

Mối quan hệ lịch sử giữa tỷ lệ lãi suất thực và giá vàng cho thấy Trung Quốc có thể không phải là lý do khiến giá vàng biến động mạnh bằng việc các chủ nợ và các quốc gia chủ nợ nói chung- những người đã và đang thất vọng về môi trường lãi suất thấp đối với các tài sản định giá bằng đồng USD. Một sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc (hoặc khối BRICs nói chung) thì giá vàng vẫn được duy trì.
Trong khi giả định rằng một sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu vàng, cũng khá chính đáng để tin điều ngược lại là đúng. Ví dụ, một cuộc khủng hoảng lạm phát tại Trung Quốc có thể kích thích người dân và các tổ chức tài chính trong nước tăng cường mua vàng để chống lại nguy cơ tỷ lệ lãi suất suy giảm.

Tất nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố. Không có quy tắc cứng nhắc nào về những gì sẽ thúc đẩy thị trường, đặc biệt là các thị trường giống như thị trường vàng- nơi có nhiều người tham gia với nhiều nhiều động cơ khác nhau- một số coi vàng là hàng rào phòng ngừa lạm phát, một số (như PBOC) coi vàng như hàng rào chống lại rủi ro đối tác và khả năng lây lan toàn cầu, một số lại cho rằng vàng là một chiếc đệm êm ái để chống lại lãi suất thực âm trong khi số còn lại coi vàng như một hình thức hữu hình của sự giàu có,vvv…

Và với một hệ thống tiền tệ toàn cầu trong trạng thái luôn luôn thay đổi, với nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương về việc giao dịch bằng những đồng tiền không phải là đô la, ngân hàng tại các thị trường mới nổi nhận thấy kim loại vàng giống như một chính sách bảo hiểm chống lại những thay đổi không thể đoán trước cũng như một cách để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tiền tệ toàn cầu.

Vì vậy, trong khi các thị trường mới nổi và đặc biệt là Trung Quốc chắc chắn đang tác động tới thị trường vàng, trong khi tỷ lệ lãi suất thực của Mỹ vẫn còn ở mức rất thấp và trong khi hệ thống tiền tệ toàn cầu vẫn còn trong trạng thái biến đổi không ngừng, các quốc gia này có thể sẽ tiếp tục đẩy giá vàng đi lên.