Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

ThS. Mai Thị Phương Thùy, ThS. Bùi Thị Điệp - Khoa Tài chính – Kế toán (Đại học Văn Lang)

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Để giảm thiểu rủi ro, đa số các ngân hàng thương mại đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản.

Để giảm thiểu rủi ro, đa số các ngân hàng thương mại đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản. Nguồn: Internet
Để giảm thiểu rủi ro, đa số các ngân hàng thương mại đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản. Nguồn: Internet

Ở Việt Nam, hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi thực hiện quá trình cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro nói riêng và đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. 

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề thanh khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng bỏ qua trong quá khứ.

Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, những ngân hàng dựa nhiều vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng trên, đa số các ngân hàng thương mại (NHTM) đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì nó chính là vấn đề sống còn của các ngân hàng.

Trên thế giới, có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005) sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập theo quý, trong giai đoạn 1985-2003.

Kết quả nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn diện về những yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng ở Anh. Valla & Escorbiac (2006) phát triển từ nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005) cũng tập trung vào một số yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Anh. 

Trong khi đó, Bonfim & Kim (2011) đã đưa ra kết quả nghiên cứu của mình nhưng khác với các nghiên cứu trước là tập trung vào các ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ trong hai giai đoạn trước khủng khoảng và trong khủng hoảng (2002- 2009) để thấy rõ được tầm ảnh hưởng của các yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng này.

Kết quả nghiên cứu cho rằng, để đảm bảo khả năng quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất, đa số các ngân hàng thường bỏ qua yếu tố bên ngoài mà không biết rằng đó là những yếu tố hỗ trợ quan trọng cho khả năng thanh khoản.

Vì vậy, bên cạnh việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, nghiên cứu này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản.

Ở Việt Nam, hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách, các NHTM đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Điều này được chứng minh qua việc số lượng đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề thanh khoản chưa nhiều và còn hạn chế. Trong đó, nổi bật nhất là nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) đã sử dụng phương pháp định lượng FEM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của 35 NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan thuận; ngược lại, tỷ lệ cho vay trên huy động có mối tương quan nghịch với khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng đối với khả năng thanh khoản.

Bảng 1: Thống kê các biến

Biến

Quan sát

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

LIQ

310

0,5178

0,1548

0,9456

CAP

310

0,1487

0,0380

0,5157

ROE

310

0,1414

0,0089

0,4525

SIZE

310

17,1775

13,8744

19,9481

LDR

310

0,6743

0,2113

1,6953

NPL

310

0,0190

0,00007

0,1240

LLR

310

0,0120

0,0002

0,0590

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Kết quả cho thấy, sở hữu nước ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng thấp và ngược lại.

Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản năm trước có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của NHTM trong năm hiện tại. Kết quả của nghiên cứu có hàm ý quan trọng trong việc cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm chứng minh vai trò của cổ đông nước ngoài trong việc quản trị rủi ro thanh khoản và các hoạt động khác ở các NHTM Việt Nam.

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên mô hình và các nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008), Vodová (2011). Thông qua dữ liệu thuộc nội bộ các NHTM được thu thập thủ công từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của 31 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 từ cơ sở dữ liệu của Bankscope, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM cổ phần Việt Nam:

LIQit = a0 +a1*CAPit +a3*ROEit+ a4*SIZEit+ a5*LDRit + a6*NPLit + a7*LLRit + εit

Trong đó, CAPit là biến đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i ở năm t; ROEit là biến đo lường lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i ở năm t; SIZEit là biến đo lường quy mô tài sản của ngân hàng i ở năm t; LDRit là biến đo lường tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng i ở năm t; NPLit là biến đo lường tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i ở năm t; LLRit là biến đo lường tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i ở năm t và εit là sai số không quan sát được.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét tác động của cấu trúc sở hữu đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

Bảng 2: Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động

đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

BIẾN

POOLED

FEM

REM

FGLS

CAP

0.658**

0.209

0.658**

0.403**

ROE

0.0465***

0.0448***

0.0465***

0.0293***

SIZE

0.157

-0.0527

0.157

0.0948

LDR

-0.748

0.566

-0.748

-0.384*

NPL

0.825**

0.138

0.825**

0.557***

LLR

-0.0845

-0.341

-0.0845

-0.0495

Hệ số chặn

5.082**

-0.149

5.082**

3.579***

N

310

310

310

310

Hệ số xác định

0.9110***

0.7231***

0.9860***


Kiểm định Chow


11.79***



Kiểm định Hausman



0.429***


Kiểm định PSTĐ


103.85***



Kiểm định TTQ


21.464***



Bên cạnh đó, để lựa chọn giữa để lựa chọn giữa Pooled, FEM và REM, tác giả sử dụng các kiểm định sau: Kiểm định F và kiểm định Hausman. Tuy nhiên, kết quả thực hiện cho thấy, có sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn ba mô hình Pooled, FEM và REM. Do đó, tác giả chọn mô hình FEM là phù hợp nhất với mẫu số liệu được thu thập.

Mặc khác, tác giả sử dụng kiểm định Breush – Pagan cho thấy, có phương sai sai số và kiểm định Wooldridge để phát hiện tự tương quan của mô hình FEM không thuần nhất. Do vậy, ước lượng thu được từ FEM không hiệu quả. Để cải tiến tính hiệu quả của ước lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát GLS.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), Tỷ lệ lợi nhuận (ROE), Tỷ lệ nợ xấu (NPL). Nghiên cứu chỉ ra, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế sẽ có tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

Cụ thể là, nếu ngân hàng có thể duy trì ổn định nguồn vốn chủ sở hữu thì khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể được đảm bảo, mỗi sự suy giảm của nguồn vốn chủ sở hữu dù là ít chăng nữa cũng có thể gây nên hậu quả là ngân hàng thiếu thanh khoản và có thể dẫn đến sự đổ vỡ. Bên cạnh đó, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản.

Tiếp đó, sự so sánh giữa tổng cho vay và tổng huy động được trong ngắn hạn cũng cho thấy, có những ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản.

Nếu các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc cho vay nhiều mà không quan tâm đến nguồn huy động được thì chắc chắn trong một giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu hụt thanh khoản và từ đó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Điều đó cũng có nghĩa là nếu các ngân hàng có những biện pháp cân đối giữa nguồn huy động được và cho vay trong ngắn hạn thì có thể tháo gỡ được rất nhiều khó khăn liên quan đến khả năng thanh khoản.

Cuối cùng, nợ xấu cũng là vấn đề rất quan trọng khi nghiên cứu khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản, cũng có nghĩa là khi phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng mới thực sự quan tâm đến việc trung hòa nó bằng các tài sản thanh khoản.

Một số khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số vấn đề khuyến nghị đến Ngân hàng Nhà nước và các NHTM quan tâm.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách thanh khoản của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Thứ hai, cần kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Thứ ba, phải hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương và sự độc lập tương đối về điều hành, hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy NHNN; Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Đối với các ngân hàng thương mại

Thứ nhất, quản lý tốt các tài sản thanh khoản - tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp nhất. Những loại tài sản này có thể dễ dàng được mua bán trên thị trường thứ cấp hoặc được Chính phủ chiết khấu.

Thứ hai, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Định kỳ, các ngân hàng cần phải đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ cổ đông và huy động.

Việc xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn, hệ thống thanh toán) sẽ cung cấp một tấm đệm thanh khoản khi NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và hình thành nên một phần không thể thiếu trong chính sách quản lý thanh khoản.

Sự tập trung vào một số ít nguồn vốn làm tăng rủi ro thanh khoản. Do đó, để kiểm tra tính đa dạng đầy đủ của nguồn, cần phải kiểm tra mức độ phụ thuộc vào những nguồn vốn nhất định. Bộ phận nguồn vốn hoặc bộ phận cụ thể khác trong ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi lựa chọn các nguồn vốn khác nhau và các xu hướng hiện hành trong lựa chọn đó.

Thứ ba, xử lý tốt nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó, từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế.   

Tài liệu tham khảo:

1. Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquydity from a panel the bank’s Ukresident, Bank of England working paper;

2. Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquydity risk in banking: Is there herding?”, International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386. Đặng Quốc Phong (2012);

3. Praet, P. & Herzberg, V., (2008), “Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and the role of disclosure,” Financial Stability Review, Banque de France, issue 11, pages 95-109, February;

4. Valla, N. & Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M., (2006), “Bank liquidity and financial stability,” Financial Stability Review, Banque de France, issue 9, pages 89-104, December.