Dự trữ ngoại hối lập kỷ lục 68 tỷ USD - Chuyên gia nhận định thế nào?
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lượng ngoại tệ được mua vào trong các 6 tháng qua thậm chí còn lớn hơn nhiều tổng lượng ngoại tệ được NHNN mua vào trong cả năm 2018 (lượng ngoại tệ được NHNN mua vào trong năm 2018 nhằm bổ sung ngoại hối nhà nước đạt khoảng 6 tỷ USD).
Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, trong 6 tháng đầu năm 2019, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Theo nhận định của một số thành viên lớn tham gia thị trường liên ngân hàng, với việc NHNN liên tục mua vào ngoại tệ trong thời gian qua đã đưa mức dự trữ ngoại hối tạo kỷ lục mới ở mức 68 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng rất lớn của dự trữ ngoại hối nhà nước chỉ sau một thời gian ngắn.
NHNN đã mua được lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, góp phần củng cố an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và tăng khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết.
Nếu cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp với tỷ giá bán phù hợp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô..."
Thống đốc Lê Minh Hưng.
Tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết "Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã mua vào lượng ngoại tệ lớn đưa tổng mức dự trữ lên cao nhất từ trước đến nay. NHNN có đầy đủ dự trữ ngoại hối và công cụ bảo đảm các cân đối chung của nền kinh tế".
Một tổ chức đầu tư cũng đưa nhận định: "Chúng tôi hy vọng rằng với lượng dự trữ ngoại hối dồi dào tích lũy trong thời gian vừa qua sẽ giúp NHNN đủ sức vượt qua tác động từ bên ngoài và ổn định thị trường tiền tệ của Việt Nam trong thời gian tới".
Báo cáo kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh vừa được công bố mới đây cho thấy, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm là nguồn cung quan trọng trong tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tạo kỷ lục mới ở mức 68 tỷ USD vào cuối tháng 6/2019. Lượng dự trữ này tương đương khoảng 13,4 tuần nhập khẩu.
Dự trữ ngoại hối tăng mạnh nhưng tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn được kiểm soát cho thấy, NHNN đã điều hành ổn định tỷ giá. So với cuối tháng 12/2018, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng chỉ ở mức 6,54% và 7,33%. Do đó áp lực lạm phát đã không xuất hiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Hoạt động xuất khẩu Việt Nam ngay lập tức hứng chịu cú sốc này, tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm chỉ còn 7,3%, thấp hơn nhiều so với con số 17,8% đạt được ở tháng 6/2018. Hệ quả là thâm hụt thương mại đã quay trở lại ở mức 37 triệu USD trong khi một năm trước đó thặng dư cao ở mức 4,12 tỉ USD.
Mặc dù vậy, báo cáo cũng dự báo các thách thức trong thời gian tới mà Việt Nam phải đối mặt, đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang căng thẳng và diễn biến khó lường, điều này đã tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế toàn cầu. Điều này đã phần nào bộc lộ rõ điểm yếu của những nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khu vực kinh tế nước ngoài.
Dự trữ ngoại hối được sử dụng để dự phòng cho các khoản nợ ngoại tệ của quốc gia.
Những tài sản này phục vụ nhiều mục đích, nhưng mục đích chính xưa nay không thay đổi là để đảm bảo cơ quan chính phủ trung ương có tiền dự phòng nếu đồng tiền của quốc gia bị mất giá nhanh chóng hoặc trở nên mất khả năng thanh toán."
TS. Nguyễn Trí Hiếu.
Sau 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% không đủ để kéo tăng trưởng xuất khẩu toàn nền kinh tế do xuất khẩu khu vực FDI chỉ tăng 5,9%. Đáng nói hơn, thặng dư thương mại từ khu vực FDI đã đóng vai trò quan trọng để bù đắp thâm hụt thương mại từ khu vực kinh tế trong nước trong nhiều năm qua.
Mới đây, tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2019, Chính phủ giao NHNN tiếp tục triển khai các nhiệm vụ: Chủ động theo dõi, đánh giá tác động thị trường tài chính tiền tệ thế giới, triển khai các công cụ của chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ; phối hợp hài hòa với các chính sách tài khóa, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ; xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá hạn chế tác động tiêu cực của những biến động kinh tế, tài chính thế giới; chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.