Bàn về các phương pháp định giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp

TS. Hoàng Khánh Vân, ThS. Ninh Thị Thúy Ngân, ThS. Nguyễn Thị Thu Lệ - Khoa Kế toán (Đại học Lao động Xã hội)

Giá chuyển nhượng không chỉ là công cụ hạch toán mà còn là công cụ giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, góp phần thống nhất mục tiêu hoạt động giữa tổng công ty hay tập đoàn và các đơn vị thành viên và đo lường hiệu quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận. Không có một phương pháp định giá chuyển nhượng nào là tốt nhất cho mọi hoàn cảnh, vì phương pháp định giá chuyển nhượng tốt nhất cho một doanh nghiệp phụ thộc vào các đặc điểm và mục đích chuyển nhượng nội bộ của công ty đó.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khái niệm giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ

Theo Eccles, R.G. (1985), giá chuyển nhượng là giá được áp lên hàng hoá, dịch vụ và tài sản chuyển giao trong nội bộ các công ty, khi chúng di chuyển từ một thực thể tổ chức (một bộ phận, đơn vị) đến một thực thể khác trong doanh nghiệp (DN).

Vì thế, nếu như vai trò của giá bán ra ngoài là để phân bổ hiệu quả nguồn lực trên thị trường, thì vai trò của giá chuyển nhượng là để phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong công ty.

Theo Vaysam Igor (1996), trong các tổ chức có sự phân quyền, hàng hóa và dịch vụ được chuyển nhượng giữa các bộ phận.

Khi sản phẩm được sản xuất bởi một bộ phận của DN được chuyển nhượng cho bộ phận khác, những giao dịch này thường được ghi trong sổ kế toán của các bộ phận có liên quan; các bộ phận sản xuất thường ghi lại một doanh thu nội bộ; các bộ phận mua hàng ghi nhận một chi phí nội bộ, giá chuyển nhượng được đề cập đến là số tiền của các giao dịch nội bộ.

Giá giao dịch nội bộ được gọi là giá chuyển nhượng nội bộ. Do đó, khi các nhà quản lý được đánh giá trên cơ sở thu nhập kế toán của các đơn vị của họ, giá chuyển nhượng ảnh hưởng đến các quyết định quản lý của họ.

Theo Benke, R.L.,J và cộng sự (1982) giá chuyển nhượng như là một phần của hệ thống kiểm soát quản lý của DN với hai mục tiêu chính: Thống nhất mục tiêu hoạt động giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo rằng các nhà quản lý bộ phận đưa ra hành động là hướng đến lợi ích tổng thể của DN và Cung cấp một hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh phù hợp. 

Các phương pháp định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ

Các DN thường chọn 1 trong 3 phương pháp để định giá sản phẩm chuyển nhượng nội bộ (Bảng 1).

Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường

Hirshleifer (1956) là người đầu tiên đã công thức hóa vấn đề giá chuyển nhượng trong kinh tế khi cho rằng giá thị trường là giá chuyển nhượng đúng chỉ khi hàng hóa chuyển giao được sản xuất trong thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo.

Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường là cơ sở thích hợp nhất cho việc định giá sản phẩm hoặc dịch vụ chuyển giao giữa các bộ phận (trung tâm trách nhiệm).

Giá thị trường đưa ra một cách đánh giá độc lập đối với sản phẩm, dịch vụ chuyển giao cũng như mỗi trung tâm lợi nhuận đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của toàn công ty nhận được từ các giao dịch. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn gặp phải khi sử dụng giá thị trường là thị trường dường như không mang tính cạnh tranh hoàn hảo.

...

Định giá sản phẩm chuyển nhượng trên cơ sở chi phí

Theo phương pháp này, giá chuyển nhượng có thể được tính bằng phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thông thường, phương pháp chi phí tiêu chuẩn, chi phí biến đổi, chi phí đầy đủ hay chi phí đầy đủ và phần lợi  nhuận cộng thêm.

Phần lợi nhuận cộng thêm được xác định vì các đơn vị thành viên trong DN đều được xem là các trung tâm lợi nhuận, do đó hiếm có trường hợp các đơn vị này chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ với giá chuyển nhượng bằng hay thấp hơn chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra.

Hirshleifer (1956) kết luận rằng, giá chuyển nhượng dựa vào chi phí biên có thể tạo động lực cho nhà quản lý của cả bộ phận bán và bộ phận mua sản xuất ra mức sản lượng làm tối đa hóa tổng lợi nhuận của toàn DN.

...

Định giá sản phẩm chuyển nhượng thông qua thương lượng

Nếu các bộ phận được phép thương lượng tự do với nhau, họ sẽ thường đưa ra quyết định làm tối đa hóa tổng lợi nhuận của toàn DN. Để thương lượng đạt được hiệu quả, điều quan trọng là các nhà quản lý bộ phận phải có quyền thương lượng ngang nhau.

Tuy nhiên, một tình huống có thể xảy ra là khi nhà quản lý các bộ phận không thể thống nhất một mức giá chuyển nhượng chung làm thỏa mãn tất cả các bên, hoặc khi một bộ phận từ chối giao dịch với một bộ phận khác.

Vậy nhà quản lý cấp cao có thể phải có sự hỗ trợ và tham gia thường xuyên để hòa giải những bất đồng có lúc không thể giải quyết hoặc để kịp thời can thiệp khi nhìn thấy quá trình thương lượng đang đi tới những quyết định gần mức tối ưu.

Ưu điểm của việc tính giá chuyển nhượng theo thỏa thuận là tạo ra sự công bằng trong suy nghĩ của các nhà quản lý tham gia đàm phán về giá chuyển nhượng.

Chuyển nhượng theo giá thương lượng tạo cơ hội cho việc thỏa mãn các tiêu chuẩn: Thống nhất mục tiêu của bộ phận cũng như toàn công ty, sự tự chủ, và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận một cách xác đáng. Nếu việc thỏa thuận giúp bảo đảm thống nhất mục tiêu, sự can thiệp của lãnh đạo DN với giá chuyển nhượng sẽ giảm đi đáng kể.

...

Mâu thuẫn trong chuyển nhượng

Nếu thị trường ngoài cho sản phẩm trung gian không phải là thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo, những chuyển nhượng ở mức chi phí biên sẽ thúc đẩy đưa ra các quyết định tối ưu nhìn từ quan điểm lợi nhuận cho toàn DN.

Tuy nhiên, chuyển nhượng ở chi phí biên ngắn hạn sẽ không phù hợp với việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các bộ phận bởi những chuyển nhượng này không khuyến khích bộ phận cung cấp chuyển nhượng hàng hóa và dịch vụ nội bộ.

Vì các chuyển nhượng này không bao gồm một mức lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí sản xuất cho bộ phận cung cấp. Sự can thiệp của quản lý cấp cao cũng rất cần thiết nhưng tính tự chủ của các thành viên sẽ bị suy yếu.

Giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí và phần lợi nhuận cộng thêm sẽ tạo ra mâu thuẫn trái ngược. Ở đây, giá chuyển nhượng sẽ đáp ứng được yêu cầu về đánh giá hiệu quả kinh doanh nhưng sẽ không giúp quản lý đưa ra được những quyết định tối ưu. Để giải quyết những mâu thuẫn trên, các phương pháp định giá chuyển nhượng sau được khuyên dùng:

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.